Thứ Năm, 2024-03-28, 5:07 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 21 » Tìm hiểu cuốn Ngục Trung Nhật Ký
8:30 AM
Tìm hiểu cuốn Ngục Trung Nhật Ký

 
Bản gốc bút tích ghi ngày tháng là 29.8.1932 và 10.9.1933
Cuốn Nhật ký trong tù đã được ca ngợi từ nhiều năm qua là một tác phẩm rất có giá trị văn học và lịch sử.

Không chỉ các tác giả Việt Nam và Phương Tây mà chính các nhân vật của Trung Quốc như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.

Một trong số 60 bài về Nhật ký trong tù đăng trong cuốn sách là của tác giả Trần Dân Tiên giới thiệu về 'cụ Hồ thời gian ở tù bên Trung Quốc'.

Ngoài việc được coi như một chứng tích quan trọng về giai đoạn cố chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, tập Nhật ký trong tù, hơn một trăm bài thơ viết bằng chữ Hán, còn được nhìn nhận về giá trị trữ tình, tính cách mạng và tính con người của tác giả.

Nhưng nhà phê bình Đặng Tiến hiện sống tại Pháp nói tác phẩm này không có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng.

Viết khi nào?

Tuy nhiên, khi đọc cuốn Nhật ký trong tù do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 thì người đọc có thể thấy một vài chi tiết gây chú ý.

Đó là bản gốc bút tích (ảnh chụp trang một hay tạm gọi là bìa) ghi rõ bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký và ở dưới có hai dòng về ngày tháng là 29.8.1932 và 10.9.1933.

Trong khi đó, toàn bộ các tài liệu in trong cuốn sách này nhằm giới thiệu về Nhật ký trong tù và các bài bình luận, ca ngợi của nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài đều nói rằng thời gian ông Hồ Chí Minh bị bắt giam là trong các năm 1942-1943.

Sách dẫn lời nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định hơn một trăm bài thơ trong tập sách được Hồ Chủ tịch làm 'chỉ trong bốn tháng'.
Giáo sư Đặng Thai Mai nói con số đúng ra là 1942-1943

Nói chung trừ Nguyễn Đình Thi viết năm 1950 (tài liệu của Nha Thông Tin Việt Bắc) rằng 'Rồi hoạt động ở Tàu 1941-1942, Cụ bị bắt đi trong 62 ngày', còn các nhà nghiên cứu khác đều đồng ý về thời gian ông Hồ bị quân Tưởng giam là 29/08/1942 đến 10/09/1943. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi bị ghi trong phần chú thích là sai.

Viết trên báo Nhân dân ngày 13-9-1955, Phan Quang viết: "chúng tôi được xem cuốn sổ tay Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch ghi từ ngày 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở ra nước ngoài hoạt động và bị đế quốc giam giữ hơn một năm.'

Lời nói đầu của bản in Nhật ký trong tù, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1960, cũng ghi đây là "cuốn sổ tay của Hồ Chủ tịch, gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.'

Chỉ tập trung vào bản gốc bằng chữ Hán thì phần thơ được viết từ trang đầu đến trang 53. Tại trang này thì có hai ngày tháng khác là 29-8-1942 nằm ở trên và 10-9-1943 nằm ở dưới. Cả hai dòng ngày tháng nằm trên chữ 'Hoàn' bằng Hán tự.

Giải thích

Vào năm 2004, trên báo Lao Động chạy một sêri bài tìm hiểu về nguyên tác "Ngục trung nhật ký", trong đó giải thích về chi tiết ngày tháng này.

Tác giả Hoàng Quảng Uyên viết: "Về sự "nhầm lẫn" này, Giáo sư Đặng Thai Mai, Viện trưởng Viện Văn học đã cho biết: "Cuốn sổ tay của Bác hiện còn được lưu trữ, có ghi trên bìa hai con số 1932-1933."

"Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản dịch Ngục trung nhật ký, chúng tôi đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này, qua Ban Tuyên giáo. Và đã được trả lời, hai con số trên đây là sai, đúng ra là 1942-1943" (Đặng Thai Mai: Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB KHXH -1979)."

Ông Hoàng Quảng Uyên nói thêm: "Để thêm chắc chắn, tôi đã tìm hiểu ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trong Hồ sơ văn vật Ngục trung nhật ký, mục Niên đại văn vật ghi rõ: 1942-1943. Và bằng chứng chắc chắn nhất là ở trang 53, bản thảo gốc cũng có ghi 1942-1943, dưới đó là chữ hoàn (hết)."

Thơ và sổ tay

Từ trang đó trở đi, nét chữ viết khá khác phần thơ. Theo những người biên soạn cuốn sách thì phần sau là phần tác giả dùng làm sổ tay, ghi chép các sự kiện chính trị quốc tế, khu vực và Việt Nam.

Đặc biệt hơn là trong phần sổ tay này có nhiều chữ tiếng Việt và tiếng Pháp viết lẫn vào với chữ Hán.

Về con số các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký cũng có một số điều chưa được thống nhất, ngay trong cuốn sách của NXB Chính trị Quốc gia.

Sách trích nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nói rằng 'Vũ Quần Phương khẳng định Bác Hồ là một nghệ sĩ đầy tài năng vì Người có khả năng sáng tác hơn 133 bài thơ trong có 14 tháng, mà là 14 tháng ở tù'.

Nguyễn Đăng Mạnh 'chỉnh Vũ Quần Phương' ở con số thời gian tác giả ở tù 'không phải trong 14 tháng, mà chủ yếu chỉ trong 4 tháng'. Xin chú ý con số bài thơ mà Vũ Quần Phương nêu là 133 và Nguyễn Đăng Mạnh cũng không sửa.

Nguyễn Đình Thi, vẫn trong phần viết nêu trên, thì đưa ra con số 150 bài. Còn Harrison S. Salisbury trong lời giới thiệu bản tiếng Anh in năm 1971 ở Mỹ lại nói đó là 115 bài.

............................................................................

Hoa Mai
Tôi đã từng nghiền đi ngẫm lại tập Nhật ký trong tù. Có một điều lạ là sau này trên báo người ta lại đăng thêm một số bài mới được dịch. Không lẽ bản dịch Hán văn đến chữ mới đủ khả năng dịch nó? Hay còn điêu gì khuất tất? Giọng thơ mà tôi cảm được ở Nhật ký trong tù nghe rất khác với giọng thơ của các bài sau này. Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng ngày tháng bị ghi lộn. Làm sao mà bạn có thể ghi lộn được cái ngày tháng quá nhiều ấn tượng lên cuốn sổ gọi là để đời?

Hoa Cỏ May, Hà Nội
Bác Tony cứ đùa. Ở Việt Nam làm gì có ai bị bắt vào tù vì chê Nhật ký trong tù. Bác thích thì cứ viết thoải mái, chỉ có điều không được xuất bản thành sách báo để đời thôi. Bác cứ tin mấy thằng bất mãn, mấy ông phản động làm gì?

Em thì em không tin Nhật ký Trong tù không phải là của ông Hồ. Về giá trị nghệ thuật, em thấy Nhật Ký trong tù có nhiều bài chỉ đơn giản là tả thực, không hay mấy. Nhưng có những bài thì đúng là thơ của thi nhân thiên tài. Ấy là em nhận xét quả bản dịch thôi. Cũng chẳng chen "tính Đảng", "tính giai cấp" tẹo nào đâu nhá.

Huy
Nếu trong bài thi của một thí sinh mà có hai nét chữ khác nhau (vần thơ và chữ trong sổ tay), trên bìa sách ngày,tháng trước khi thí sinh thi mười năm, quí vị có nghĩ là bài đó của chính thí sinh đi thi không? Ông Hồ chí Minh hay dùng những danh ngôn của người khác nói, những người tôn sùng ông đã "lập lờ" là "bác nói". Tôi nghĩ chuyện này cũng không ngoại lệ.

Leo Wong, Toronto, Canada
Ông Hồ có cái tính thích tự tôn sùng bản thân của mình, chả có ai đi viết thơ hay lấy tên khác viết báo để tự ca ngợi bản thân mình như ông Hồ cả. Chưa kể bản thân của ông chụp quá nhiều hình, quay quá nhiều phim mà bản thân ông lại đóng một vai chính như một người rất ư là cao cả, nếu như ông cao cả như người ta tôn sùng hẳn nhiên bản thân ông Hồ phải biết khiêm tốn, đằng này lại ngược lại. Hồi còn học cấp ba, tui cứ thắc mắc mãi tại sao người khác lại rõ đến từng chi tiếc rằng ông Hồ bị đày đi đâu và làm gì mà xuất khẩu thành thơ từ những nơi như thế nếu không nói trắng ra là tự ông Hồ nói ra hoặc CS tự bịa ra. Chưa kể, nhà tù của Tưởng là tù chính trị, không nằm ngoài khả năng thơ của ông Hồ là thơ của người tù chính trị khác !!!

Da Vàng, San Jose
Cũng chẳng có gì lạ, người ta sẽ còn mãi đưa ra những tin thế này. HCM không được mất đúng ngày (3/9/1969 thay vì ông đã qua đời từ ngày hôm trước, 2/9/ 1969), thì cuốn nhật ký lấy gì gọi là đúng ngày chứ. Mà phía quan thầy cũng thế thôi. Stalin cũng đâu được chết đúng ngày đâu mà.

Xét về ý nghĩa, lắm bài trong "Ngục Trung Nhật Ký" chỉ là copy ý tưởng. Ví dụ: Thơ nguyên văn của Trung Hoa: "Quân tại Tương Giang đầu Thiếp tại Tương Giang vỹ Tương giao bất tương thức Đồng ẩm Tương Giang thuỷ." Thì trong Nhật ký trong tù, lại có thơ: "Quân tại thiết song tiền. Thiếp tại ..." Mà được tạm dịch là: "Anh ở trong song sắt em ở ngoài song sắt gần nhau trong tấc gang mà biển trời cách mặt..." còn nhiều bài trong đó cũng vậy nữa.

Nguyễn Hùng, Hoa Kỳ
Ngục Trung Nhật Ký là một tập thơ vừa có giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng. Cho dù có ngững ý kiến phảm bác, hay không đồng ý. Thì càng làm cho tác phẩm có giá trị hơn, nổi tiếng hơn và vĩ đại hơn.

Trịnh Chương, Thanh Hóa
Cách mạng VN dựa vào dân là chính, nếu như lấy người làm của mình thì người dân VN sẽ nghĩ thế nào? Hơn nữa tài năng thơ phú của Bác Hồ đã thể hiện qua hàng loạt các bài thơ bác làm gửi tặng đồng bào chiến sĩ.

Cũng đừng quên Bác Hồ sáng lập khá nhiều tờ báo ở nước ngoài. Còn về nhân cách, Người chưa bao giờ nhận riêng công trạng về mình, một đời giản dị vì dân vì nước. Con người tài đức như thế thì làm sao không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký chứ? Nhiều bạn ở đây có khi chưa đọc hết một phần ba tập Nhật Ký đã vội ra ý kiến, như thế chả sai lầm sao. Còn giá trị nghệ thuật tác phẩm thì cứ để người có chuyên môn đánh giá mới thấy hết. Hồi cấp ba mới đọc vài bài thơ trong sách thì sao hiểu được giá trị của nó.

Tony, Canada
Nếu thật ông Hồ Chí Minh viết cuốn NKTT thì nó cũng chỉ có giá trị lịch sử. Riêng tôi đã từng được học trong chương trình phổ thông và thú thật chẳng thấy có giá trị gì về tính văn chương. Chỉ có thể gượng ép ca ngợi theo kiểu ông là nhà quân sự mà viết được như thế là khá lắm rồi,. Đem ra mà bình thơ của ông một cách tự do mà không bị bỏ tù tôi chắc là phát hiện ra khối vấn đề buồn cười.

Hậu Sinh
Hồi tôi vượt biên bị bắt ở trong trại tù thì cách vài tuần lại đột xuất khám xét tư trang, ngay cả vài mảnh giấy báo để dùng cho việc cá nhân cũng bị kiểm tra, thì hoá ra bên Tầu thời họ Tưởng tù chính trị chỉ bị giam thể xác, còn tinh thần thì tự do, được thoải mái làm thơ bất khuất?

Tôi cũng nghe có kẻ ganh ghét đoán già đoán non là Bác Hồ lượm được tập thơ này của một người tù khác đã chết bỏ lại trong tù (?) Vào những năm 1932 đến 1933 thì Bác ở những đâu ? Tôi không biết người ta có thể kiểm tra hai ghi chú ngày tháng trong tập thơ, cái nào trước cái nào sau, có phải do cùng một người viết,và tại sao lại như vậy?

Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 1663 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0