Thứ Năm, 2024-04-25, 5:18 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 25 » Đại biểu Quốc Hội Việt Nam chỉ là “ông bưu điện”
3:32 PM
Đại biểu Quốc Hội Việt Nam chỉ là “ông bưu điện”
Nguoi-Viet.com


medium_VN_73031559_bieutinh.jpg

Khoảng 150 nông dân Hà Tây kéo về biểu tình ăn vạ trước tòa nhà Văn phòng quốc hội hồi Tháng Giêng 2007.

*80% các vụ khiếu kiện là đất đai

HÀ NỘI 24-8 (TH).- “Hiện nay, đại biểu Quốc hội chỉ là ông bưu điện, bởi chỉ nhận đơn khiếu kiện của người dân rồi chuyển đến các cơ quan nhà nước yêu cầu trả lời. Mà đại biểu quốc hội nhận nhiều đơn quá không chuyển kịp là dân người ta kiện chuyện sao ông nhận đơn mà không chuyển.”

Lê Quang Bình, đại biểu quốc hội, chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng-An Ninh của quốc hội CSVN, thú nhận như vậy về khả năng của các đại biểu quốc hội.

Hiến pháp CSVN điều 83 viết: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nứơc cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp... Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”.

Nhưng thực tế cho thấy ngược hẳn lại qua lời nói kể trên của Lê Quang Bình.

Hàng ngày, hàng trăm người từ khắp các miền đất nước tụ tập về thủ đô Nội, chạy đến các cơ quan đầu não của đảng, nhà nước và quốc hội CSVN để kêu ca cầu cứu. Người thì bị lấy mất nhà cửa điền sản, kẻ bị tù oan. Rất nhiều người theo đuổi khiếu kiện hàng chục năm mà không thấy được giải quyết. Một số người đã tự thiêu ngay ở cơ quan tiếp dân của Ðảng và nhà nước CSVN.

Trong một lần nói với ký giả báo Người Việt, nhiều người dân tỉnh Bắc Giang cho hay, cơ quan thanh tra tại địa phương chỉ tiếp dân một tháng một lần. Mỗi lần như vậy chỉ tiếp được khoảng 10 người và có hàng trăm người chầu chực đưa đơn. Hơn thế, các kết quả thường chỉ là những lời hứa hẹn suông hoặc không có. Bởi vậy, dân chúng các tỉnh lân cận Hà Nội thường chạy đi chạy về khiếu kiện quanh năm cả tại địa phương và trung ương.

Qua sự nhận định của Lê Quang Bình, luật lệ thì có nhưng sự áp dụng tùy tiện ở cả mọi cấp nên dân chúng vẫn cứ tiếp tục khiếu kiện trong vô vọng, và khả năng của “đại biểu nhân dân” thì chỉ làm cái thùng chuyển thư.

“Việc giám sát của quốc hội, đại biểu quốc hội, HÐND trong thực hiện luật khiếu nại, tố cáo cũng có gì đó không ổn. Giám sát trùng trùng điệp điệp nhưng hiệu quả không cao,” Lê Quang Bình nói như vậy qua bản tường thuật trên báo Tiền Phong ngày Thứ Bảy 23/8/2008 về cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN” ngày 22/8, khi “thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo (KNTC) trong 3 năm qua”.

Bản tin này tường thuật “3 nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại tố cáo” và giới hạn hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo là “Thứ nhất, pháp luật (nhất là Luật Ðất Ðai) còn bất cập, nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế, tính khả thi thấp; Thứ hai, công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn nhiều yếu kém, nhất là trong lĩnh vực đất đai; Thứ ba, việc chấp hành kỷ luật hành chính trong giải quyết KNTC chưa được coi trọng, giải quyết KNTC chưa đảm bảo công khai, dân chủ...”

Ðó là chưa kể đến yếu tố thứ tư là “tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu.”

Hai năm trước, khi đưa các đoàn công tác cấp bộ đến các tỉnh thị trên toàn quốc để kiểm tra thi hành luật đất đai, hàng chục ngàn người khắp nơi đã tràn ngập các đoàn này với đơn thư nhưng phần lớn đã không được giải quyết.

“Tình hình diễn biến khiếu nại tố cáo ngày càng phức tạp,” báo Tiền Phong lập lại lời Lê Quang Bình ám chỉ cho thấy các kế hoạch cướp nhà cướp đất của dân chúng khắp nơi ngày càng gây thêm phẫn uất.

Bản tin trên tờ Tiền Phong nhìn nhận, “Theo báo cáo giám sát, 3 năm qua, các cơ quan hành chính nhận được 43,207 đơn tố cáo về 35,164 vụ việc. Qua kết quả giải quyết đơn tố cáo cho thấy, tố cáo của công dân có nội dung đúng và đúng một phần chiếm tỷ lệ khá cao. Theo tổng hợp từ 48 tỉnh và 5 bộ thì tỷ lệ này là 62.75%.”

Báo chí CSVN thường rập khuôn che giấu sự thật khi đưa ra các con số hay tỉ lệ thống kê ảnh hưởng đến tuyên truyền cho uy tín của nhà nước. Tờ báo này một phần nào nhìn nhận “Việc xử lý người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật nhìn chung chưa thật sự nghiêm minh. Ðáng lưu ý, chuyện nhắc nhở, rút kinh nghiệm nội bộ mà không kiên quyết xử lý theo pháp luật với lý do ‘giữ gìn đoàn kết nội bộ, giữ uy tín, thành tích của cơ quan, địa phương, ngành” vẫn còn xảy ra nhiều.’”

Tờ Tiền Phong cho hay 80% các đơn thư khiếu kiện liên quan đến đất đai bị giải tỏa đền bù bất công. “Có địa phương chiếm đến 90% các vụ khiếu kiện”, tờ báo viết.

Views: 1186 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0