Thứ Sáu, 2024-03-29, 10:47 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 7 » Sinh viên Việt Nam kêu gọi tập họp để cùng biểu tình vào ngày 14 tháng 9
11:07 PM
Sinh viên Việt Nam kêu gọi tập họp để cùng biểu tình vào ngày 14 tháng 9
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=83798&z=2

Hà Nội (NV) - Theo tin của “Nhóm phóng viên Vì nhân quyền tại Hà Nội”, hôm qua, 5 Tháng Chín, trong khuôn viên nhiều đại học ở Hà Nội như: Ðại Học Quốc Gia, Ðại Học Bách Khoa, Ðại Học Kinh Tế, Ðại Học Kiến Trúc, Ðại Học Xây Dựng, Ðại Học Giao Thông, Ðại Học Mỏ-Ðịa Chất... áp phích và truyền đơn đã được dán và rải khắp nơi (sân, vườn, cầu thang, nhà để xe, nhà vệ sinh...) Nội dung các áp phích và truyền đơn kêu gọi sinh viện tập hợp để biểu tình trước Ðại Sứ Quán Trung Quốc ở Việt Nam (số 46 đường Hoàng Diệu, Hà Nội) vào lúc 9 giờ sáng ngày 14 Tháng Chín.

Ðược biết vào ngày giờ kể trên, Ðại Sứ Quán Trung Quốc sẽ họp báo để tuyên bố công hàm do ông Phạm Văn Ðồng ký ngày 14 Tháng Chín năm 2008, xác định Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Trung Quốc.

Nội dung áp phích và truyền đơn xác định: Thời điểm đó, hai quần đảo này không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (quốc hiệu nhà nước CSVN ở miền Bắc trước Tháng Tư năm 1975) mà là lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.

Áp phích và truyền đơn còn kêu gọi chống độc tài, lật tẩy và vô hiệu hóa “bọn nô tài làm gián điệp cho Trung Quốc”.

Trên áp phích và truyền đơn còn có biểu tượng của một tổ chức có tên “Sinh viên cận vệ” cũng như biểu tượng của các đảng đang bị chính quyền CSVN đàn áp và lời kêu gọi cầu cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Thái Hà đang đòi lại tài sản ở số 178 Nguyễn Lương Bằng. Năm ngoái, sau khi quốc vụ viện Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thông qua một nghị quyết về việc thành lập thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào ngày 2 Tháng Mười Hai, trong ngày 9 Tháng Mười Hai, hàng ngàn thanh niên, sinh viên trong nước đã kéo đến Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Sài Gòn để phản đối nghị quyết này.

Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc tái lập quan hệ ngoại giao (đầu thập niên 1990), đây là lần đầu tiên tại Việt Nam xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Cuộc biểu tình kể trên cùng với các tuyên bố của Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (yêu cầu chính quyền CSVN phải ngăn chặn biểu tình chống Trung Quốc) đã đẩy chính quyền CSVN vào thế “lưỡng đầu thọ... địch”. Cuối cùng, họ chọn giải pháp ngăn chặn, trấn áp những thanh niên, sinh viên chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.

Công an, chính quyền các địa phương, lãnh đạo nhiều trường học ở Việt Nam đã liên tục cảnh cáo giới trẻ, khuyên họ không nên tham dự những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong vụ Trường Sa và Hoàng Sa. Những ai tham dự xuống đường có thể bị kích động bởi “thế lực thù địch” và “vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, cuộc biểu tình lần hai vào ngày 16 Tháng Mười Hai vẫn diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn trong vòng vây của cảnh sát, an ninh cùng với nhiều lực lượng hỗ trợ khác.

Thái độ của thanh niên, sinh viên và phản ứng của chính quyền đã gây sự xúc động trong nhiều giới. Một số văn nghệ sĩ, trí thức trong nước đã chính thức lên tiếng ủng hộ thanh niên, sinh viên, phê phán nhà cầm quyền. Tại hải ngoại, cộng đồng người Việt đang cư trú ở nhiều quốc gia khác nhau cũng đã biểu tình trước các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Mỹ, Anh, Pháp, Ðức, Úc...

Trước các diễn biến ngày càng bất lợi cả trên phương diện chính trị lẫn xã hội, nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu sử dụng nhiều biện pháp cứng rắn: Phong toả khu vực có trụ sở của Ðại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Sài Gòn. Từng cảnh sát, an ninh ngăn chặn, giải tán các nhóm thanh niên, sinh viên trước khi họ có thể kết thành một khối. Quản chế hoặc tạm giữ những cá nhân tỏ ra tích cực, có thể tác động đến đám đông trong các cuộc biểu tình. Thậm chí một nhà văn kiêm phóng viên báo Tiền Phong cũng bị tạm giữ dù cô gái này chỉ dán khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, lên mũ bảo hiểm những người có nhu cầu muốn mang khẩu hiệu đó. Cuộc biểu tình lần thứ ba, dự kiến vào ngày 23 Tháng Mười Hai đã không diễn ra như dự kiến.

Trong năm nay, những cuộc biểu tình có mục tiêu tương tự, dự kiến tổ chức vào Tháng Giêng và Tháng Tư cũng đã bị công an CSVN dập tắt trước khi bắt đầu. Hôm 21 Tháng Tư, một trong những người tham gia tổ chức biểu tình chống việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh ngang qua Sài Gòn vào ngày 28 Tháng Tư là ông Nguyễn Văn Hải (blogger “Ðiếu Cày”) đã bị bắt về tội... “trốn thuế”. Theo nhiều nguồn tin trong nước, tòa án quận 3 dự định đưa ông Hải ra xử vào ngày 10 Tháng Chín.

Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên đã khiến thanh niên, sinh viên cũng như nhiều người Việt ở trong nước có cơ hội để nhận ra, nhà cầm quyền đương thời không quan tâm đến cả tổ quốc lẫn dân tộc. Mọi hành động của họ đều chỉ nhắm vào mục tiêu duy nhất: Duy trì vai trò lãnh đạo có tính độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng vì vậy, hành động phản kháng của dân chúng nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng càng ngày càng nhiều và mạnh mẽ.

Vào sáng 28 Tháng Năm, tại Hà Nội, nhân dịp Việt Nam-Hoa Kỳ đối thoại về nhân quyền, một số thanh niên đã chia thành nhiều nhóm nhỏ, tổ chức thả những chùm bong bóng mang các biểu ngữ có nội dung: “Tự do cho nhân dân Việt Nam”, “Dân chủ cho Việt Nam” và “Nhân quyền cho Việt Nam”, bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt, tại hồ Hoàn Kiếm. Một số chùm bong bóng đã vướng lại trên các cành cây nên những biểu ngữ này đã nằm ở đó trong nhiều giờ. Dù những chùm bong bóng kể trên được thả giữa ban ngày, ngay tại trung tâm Hà Nội nhưng vì bất ngờ, công an CSVN không bắt được thanh niên nào trong các nhóm này.

Ðến sáng 28 Tháng Bảy, hai xe hai bánh gắn máy chở 4 người đã dừng lại trên cầu vượt Nam Thăng Long-Nội Bài (Hà Nội) rồi mở túi, lấy biểu ngữ có kích thước khoảng 5mx2m với nội dung “Tham nhũng là hút máu nhân dân. Lạm phát, giá cả tăng cao là giết dân. Mất đất, biển, đảo là có tội với tổ tiên. Yêu cầu đảng Cộng Sản thực hiện ngay dân chủ hóa đất nước, đa nguyên-đa đảng”. Làm xong, nhóm này giơ tay vẫy chào dân chúng đang dồn lại bên dưới để xem biểu ngữ trước khi biến mất.

Kế đó, sáng 16 Tháng Tám, một biểu ngữ có nội dung: “Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam! Dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam! Ða nguyên-đa đảng cho Việt Nam!” đã được treo trên thành cầu vượt Lạch Tray ở hướng đối diện nhà hát lớn của thành phố Hải Phòng. (G.Ð.)

Dưới dây là một số hình ảnh truyền đơn:


Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1665 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 1
1 Alo  
0
đm thang nao doi "da nguyen da đang". Đm thang nao viet bai` nay`, ngu an lon chet di, doi dan chu cai con cac, ko song duoc thi bien

Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0