Thứ Sáu, 2024-04-19, 4:19 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 17 » "Kiểu làm không giống ai là cách tụt hậu nhanh nhất"
10:24 PM
"Kiểu làm không giống ai là cách tụt hậu nhanh nhất"

Chỉ có thể cải tiến được công tác biên soạn và xuất bản SGK khi thay đổi tư duy, làm theo cách khác. Tốt nhất là học tập kinh nghiệm của các nước.
"Không có nước nào làm như kiểu Việt Nam. Vậy thì chỉ có thể hoặc người ta dốt hơn mình hoặc mình như thế nào đấy". GS Hoàng Tụy

Nhiều năm gần đây, vấn đề chương trình SGK luôn là vấn đề được "đặt lên bàn nghị sự" khi nói đến sự đổi mới của giáo dục. Từ năm 2002 đến nay, SGK cuốn chiếu chưa đi hết vòng (năm nay thay sách lớp 12) nhưng đã nhiều lần phải chỉnh sửa vào sách tái bản. Đặc biệt, năm nay có đợt chỉnh sửa khi sách đã đến tay HS.
Trao đổi với chúng tôi, GS Hoàng Tụy đưa ra quan điểm về vấn đề này:
Không dùng từ độc quyền thì dùng "ôm hết!"
Chất lượng SGK là vấn đề kinh niên nhiều năm nay rồi và năm nào cũng có chuyện. Đi liền với vấn đề này mà người ta cho là không đúng, đó là sự độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục (NXB GD). Không những độc quyền xuất bản sách mà còn độc quyền biên soạn.
Bộ GD-ĐT cử ra một số người chịu trách nhiệm biên soạn và đưa ra NXB để in. Nếu tránh dùng chữ độc quyền thì là Bộ GD-ĐT ôm hết. Vì ôm hết nên nhất định không xuể, ôm quá nhiều mà sức người có hạn. Tôi cho rằng, dù mấy ông trong hội đồng biên soạn có giỏi bao nhiêu đi chăng nữa, NXB GD có kinh doanh tài giỏi đến mấy thì với cách làm này cũng không thể tránh được sai lầm.
Như vậy là, mầm mống sai lầm là sai ngay từ trong cách tổ chức làm việc. Vì vậy, chỉ có thể cải tiến được công tác biên soạn và xuất bản SGK khi thay đổi tư duy, làm cách khác. Tốt nhất là học tập kinh nghiệm của các nước. Không có nước nào làm như kiểu Việt Nam. Vậy thì chỉ có thể hoặc người ta dốt hơn mình hoặc mình tách hẳn ra như thế nào đấy.
Do đó, chỉ có cách học kinh nghiệm, nhìn những nước văn minh xem họ làm như thế nào. Dĩ nhiên khi vận dụng vào thì không phải máy móc, nhưng tư duy cơ bản của họ thì mình phải hiểu vì sao họ làm như vậy. Còn kiểu làm cái gì cũng không giống ai và viện cớ là làm theo cách của Việt Nam thì cũng rất khó và đó là cách tụt hậu nhanh nhất.
Tôi không đi vào cụ thể, nhưng một vấn đề mà tồn tại đến hàng chục năm và mãi đến bây giờ vẫn nhiều chuyện như thế thì rõ ràng là cách làm của ta không đúng. Trong khi đó ở nước ngoài người ta làm khác, vậy phải xem mình sai ở chỗ nào mà sửa.
Dạy theo chương trình, không nên dạy chỉ theo SGK
Cách làm trước đây khoảng 50 năm, năm 1955-1956, miền Bắc mới giải phóng, lúc đó xuất hiện tình trạng ở vùng giải phóng trước là hệ phổ thông 9 năm và vùng mới tiếp quản lại học hệ 12 năm. Như vậy đặt vấn đề cải cách giáo dục là xây dựng chương trình, biên soạn SGK.
Lúc đó, tôi là một trong những người được tham dự việc này và chương trình, SGK về cơ bản nó được giữ đến mấy chục năm sau, ít bị kêu ca. Hồi đó làm được như vậy là Bộ mời một số giáo sư giỏi về tập trung cùng làm. Tuy nhiên, lúc đó tình hình khác, quy mô của nền kinh tế cũng khác và trình độ cũng khác, cho nên, làm như thế được. Bây giờ làm như thế thì sai quá (!)
Ta khác thế giới thế nào, các nước làm là xây dựng chương trình trước. Bộ GD-ĐT cử ra một hội đồng xây dựng, quy định chương trình. Sau đó các nhà khoa học, nhà giáo, ai có kinh nghiệm, điều kiện muốn viết SGK thì viết.
Những sách đó nhiều nước cứ in ra bán, các trường dạy theo chương trình, không theo sách. Sách chỉ là để tham khảo làm tài liệu, không bắt buộc phải theo sách nào cả. Do đó, có thầy dùng sách này, thầy dùng sách kia hoặc kết hợp mỗi chỗ một ít. Cái người ta kiểm tra là dạy cho đúng chương trình, đạt được chất lượng đòi hỏi. Sách là một công cụ để tham khảo cho giáo viên và HS.
Qua một quá trình thực tế, sách nào tốt sẽ tồn tại, không tốt thì không ai mua nên sau đó mỗi nước chỉ tồn tại 2-3 bộ tốt và phổ biến.
Có những nước quản lý chặt chẽ hơn, Bộ có hội đồng thẩm định và cho phép dùng được ở các trường học, được ghi vào cuốn sách là được Bộ chấp nhận. Những sách không tham gia thẩm định thì vẫn có thể in nhưng thiếu nhãn của Bộ GD thì người ta sẽ không mua.
Tôi không biết đúng đến mức nào nhưng sách của mình soạn xong sau đó mới dựa vào đó để xây dựng chương trình. Có một số người họ biết và phê bình rất mạnh chuyện này. Và nếu có như thế thì quá sai. Hơn nữa, SGK lại tập trung tất cả vào một cơ quan và làm, không có cơ chế cạnh tranh, sàng lọc. Chỉ chủ quan là Bộ GD-ĐT duyệt và thấy được là tốt, thế thôi. Còn của người ta sách in ra, làm kém sẽ bị đào thải ngay. Thứ nữa, sai trong sách không bị phổ cập, tràn hết cả các trường học.
Cách của ta là dạy bám theo sách, không bám theo chương trình. Vì người ta cho rằng sách là theo chương trình rồi. Mà chương trình làm sao theo sách được. Nên hễ sai trong sách là hàng loạt các trường trên cả nước sai hết cả.
Tóm lại, phải thay đổi cách làm, còn giữ cách làm như hiện nay thì không có cách nào cải tiến được.
Về vấn đề đính chính SGK gần đây, tôi hoan nghênh việc làm đó dù nhiều người phê bình rất nặng. Tất nhiên, việc đính chính như vậy là việc rất tai hại và tỏ ra là sách sai nhiều, làm nhiều người băn khoăn, lo lắng. Nhưng tôi hoan nghênh ở chỗ, sở dĩ làm được đính chính là do vừa qua đã có cuộc đánh giá, rà soát hỏi ý kiến của các giáo viên, nhà khoa học. Họ đã phát hiện và chỉ ra các cái sai để có được bản đính chính này. Chứng tỏ, thôi đừng làm theo cách này nữa, không thì lại phải đính chính suốt.
Theo Bảo Anh
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1151 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0