Thứ Năm, 2024-03-28, 5:26 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 3 » Thế nào là một nhà lãnh đạo mạnh?
8:47 AM
Thế nào là một nhà lãnh đạo mạnh?

02.10.2008 07:34

Xem hình

Tiếp theo những biến chuyển lớn lao vào cuối thế kỷ 20 với sự sụp đổ của thế giới cộng sản, sự chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh dai dẳng, sự bùng nổ của nền kỹ nghệ và văn minh tin học, sự hình thành những trật tự chính trị và kinh tế mới trong từng vùng và trên toàn cầu, nhân loại đã bắt đầu có những cái nhìn và đánh giá khác về những nhân vật lãnh đạo trên thế giới. Ngày hôm nay, tiêu chuẩn về một nhà lãnh đạo "mạnh" đã thay đổi rất nhiều so với nửa thế kỷ trước.

Nếu 50 năm trước một lãnh tụ mạnh được xem là người sẵn sàng sử dụng vũ khí, quân đội và các phương tiện bạo lực để đạt được điều mình mong muốn hoặc tiêu diệt điều mình không muốn, thì ngày hôm nay, nhân loại đã phân ra hai phạm vi hành xử tách bạch để đánh giá một nhà lãnh đạo: đó là đối ngoại và đối nội. Trong lãnh vực đối ngoại, các lãnh tụ mạnh là những người dám cưỡng lại các áp lực quốc tế khi quyền lợi quốc gia bị đe dọa và sẽ chống trả bằng biện pháp quân sự khi cần thiết. Ngược lại, trong việc đối nội, khi các lãnh tụ sẵn sàng sử dụng các phương tiện bạo lực hay thủ đoạn chính trị để đàn áp mọi thành phần đối lập hay quần chúng thì đều bị xem là chỉ dấu của yếu hèn chứ không phải là những người chỉ huy mạnh dạn hay can đảm. Thật vậy, thế giới ngày nay chỉ thấy sự khiếp nhược của cựu thủ tướng Mahathir của Mã Lai khi ông cho cảnh sát hành hạ và vu tội loạn dâm cho đối thủ chính trị; sự khiếp nhược của ban quân quản Miến Điện khi họ cho công an đàn áp và thực hiện những trò hạ cấp để cô lập lãnh tụ đối lập là bà Aung San Suu Kyi; sự khiếp nhược của cựu thủ tướng Lý Bằng ẩn núp đằng sau chiến xa và súng ống khi ra lệnh cho quân đội tàn sát hàng ngàn sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, v.v...

Một thí dụ ngược lại xảy ra vào tháng 6 năm 2004 khi tổng thống Eduard Shavanaze của nước Cộng Hòa Georgia, với quân lính và công an hoàn toàn nằm trong tay, vẫn quyết định từ chức khi dân chúng biểu tình phản đối kết quả bầu cử tái nhiệm ông. Từng là bộ trưởng ngoại giao của Liên Bang Sô Viết dưới thời tổng bí thư Gorbachev, ông Shavanaze biết rõ và dư thừa khả năng sử dụng bạo lực, nhưng thay vào đó, ông để lại một câu nói được cả thế giới kính phục: "Dù một giọt máu của người dân phải đổ ra chỉ vì cái ghế của tôi thì cũng là một giọt máu bị lãng phí".

Một lãnh tụ mạnh cũng phải là một lãnh tụ dám phục vụ nguyện vọng của nhân dân trong những trường hợp bị áp lực từ bên ngoài. Ông Đổng Kiến Hoa của Hồng Kông bị xem là loại thủ lãnh thừa thãi vì biết rất rõ ý dân nhưng không dám cãi lại những người bổ nhiệm ông từ Bắc Kinh. Ngược lại bà tổng thống Aroyo nhỏ bé của Philippines vẫn cương quyết rút đoàn quân 51 người của nước này ra khỏi Iraq bất kể những áp lực to lớn từ phía Hoa Kỳ và các nước trong Liên Quân. Lý do bà nhất định giữ quyết định này chỉ vì dân chúng tại Philippines muốn như vậy.

Một lãnh tụ mạnh cũng phải dám tiến hành các thay đổi cơ bản trong xã hội, sẵn sàng chấp nhận những giải pháp khó khăn nhưng đem lại lợi ích lâu dài cho dân tộc chứ không tuyên truyền và mị dân bằng những chính sách vá víu, nửa vời, qua loa để bám víu quyền lực. Như trường hợp của thủ tướng Megawati tại Indonesia. Cách đây vài năm bà được dân chúng ủng hộ hết lòng vì tin tưởng bà cũng theo bước thân phụ của bà và sẽ dám tạo nhiều thay đổi rộng lớn và mạnh bạo cho đất nước. Sau hai năm chờ đợi, dân chúng Indonesia đã kết luận bà không phải là một lãnh tụ mạnh mà chỉ là một chính khách sẵn sàng thỏa hiệp để giữ ghế cầm quyền.

Nói tóm lại, các lãnh tụ mạnh được nể phục trong thế giới ngày nay mang hai cách hành xử khá đối ngược. Đó là khi đối ngoại thì dám đương đầu với các áp lực quốc tế, nếu cần thì bằng quân sự; nhưng đối với quốc dân đồng bào, họ lại phải có lòng can đảm không núp sau các phương tiện bạo lực mà còn dựa vào nguyện vọng của đa số người dân để mạnh dạn tạo những thay đổi cơ bản cho đất nước. Người ta thấy hình ảnh những lãnh tụ này không những ở những nước thịnh vượng, giàu có mà cả ở những nước nghèo như Ấn Độ, Philippines, v.v...

Tại đất nước ta, tiếc thay, chúng ta chỉ thấy những cách hành xử ngược lại. Sức mạnh lãnh tụ không đến từ bản lãnh, khả năng và lòng yêu nước của cá nhân những người cầm quyền, không đến từ sự chọn lựa dân chủ và tín nhiệm của nhân dân, mà lại được bao che, bảo vệ bằng cách tự ghi thành điều 4 hiến pháp, bằng nhà tù và súng ống, bằng sự tự khẳng định vai trò độc tôn tuyệt đối của đảng trong "sứ mệnh" lèo lái con thuyền quốc gia bất chấp kiến năng tụt hậu, kém cỏi. Trong lãnh vực đối ngoại, không biết các áp suất từ Bắc Kinh là bao nhiêu, nhưng đủ ba đời tổng bí thư của đảng đã sẵn sàng dâng nhượng cho Trung Quốc liên tiếp hàng trăm cây số vuông lãnh thổ Việt Nam, rồi hàng chục ngàn cây số vuông lãnh hải Việt Nam, rồi quyền lợi đánh cá của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ. Chưa kể đến thái độ câm nín và hèn hạ trước sự kiện Tam Sa và rước đuốc Bắc Kinh. Trong lãnh vực đối nội, các lãnh đạo đảng lại tỏ ra cực kỳ cương quyết, sử dụng đủ loại biện pháp bạo lực và thẳng tay trừng trị mọi thành phần quần chúng tay không nhưng có ý kiến khác với đảng. Lãnh tụ của nước ta bao năm nay thực chất chỉ là các lãnh chúa của một nền phong kiến nối dài.

Hơn bao giờ hết, đất nước Việt Nam ta cần những người lãnh đạo "MẠNH", đúng nghĩa !

Lê Thanh

Category: Chính trị | Views: 883 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0