Thứ Bảy, 2024-04-20, 8:25 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 16 » Trung Quốc hướng dẫn dư luận mạng
6:41 PM
Trung Quốc hướng dẫn dư luận mạng
 
 
 Internet
Trung Quốc muốn thiết kế nghị trình cho các đề tài thảo luận trên Internet
Một nghiên cứu ở Hong Kong cho hay Trung Quốc tuyển tới 280 nghìn người để xâm nhập mạng Internet nhằm canh chừng bất đồng chính kiến và tải các bình luận về Đảng.

Bài của nhà nghiên cứu David Bandurski trên tờ Far Eastern Economic Review tháng 7 và 8/2008 nói rằng Trung Quốc chuyển từ kiểm soát Internet sang chủ động phản công.

Bài “Cuộc chiến tranh du kích để chiếm web của Trung Quốc” cho rằng các sinh viên được tuyển làm việc bán phần nhằm theo dõi các diễn đàn và chatroom ở Trung Quốc.

Từ một sáng kiến của chi bộ đảng ở Đại học Nam Kinh, nay chiến dịch này, được các cấp lãnh đạo cao nhất chuẩn thuận năm 2005, đã lan ra cả nước.

Chừng 280 nghìn người được nhà nước trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản.

Người ta gọi họ là “Đảng 50 xu” (wumaodang) vì họ được trả 50 mao (đơn vị xu của đồng Nhân dân tệ) cho một lần đăng bài trên các diễn đàn.

Những người này, theo tác giả Bandurski còn theo dõi các ý tưởng dễ gây ra vấn đề trong giới sinh viên, học sinh và dân vào mạng.

Hoạt động của họ hỗ trợ cho công việc vẫn có của công an mạng.

 Mục tiêu của chính quyền là tạo sự ồn ào và lấn át những tiếng nói tiến bộ hay khác biệt trên mạng
 
Issac Mao

Theo bài báo, nay đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng không thể nào ngăn chặn bằng tường lửa toàn bộ các trang Internet ở Trung Quốc.

Nay, họ chủ động giao nhiệm vụ cho ngành thông tin phải cho người vào tác động, hướng dẫn dư luận.

Vai trò của truyền thông

Quan trọng hơn, đảng cầm quyền nhận định rằng “truyền thông hiện đại đã chiếm vị trí của các đảng phái chính trị” trong các cuộc Cách mạng Màu ở vùng Đông Âu và Liên Xô cũ.

Như thế, hướng dẫn và phản công trên mạng là hết sức quan trọng.

Chính sách của ông Hồ Cẩm Đào nay là kiểm soát và dùng mạng Internet.

Bản thân ông Hồ Cẩm Đào ngày 20/06 vừa qua đã tham gia thảo luận mạng trực tuyến với người dùng Internet.

Khi được một người với nickname tiếng Trung là “Danh lam thắng cảnh của tổ quốc” hỏi ông có hay vào các diễn đàn không, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói ông thường đọc Diễn đàn của tờ Nhân dân Nhật báo.

Điều này cho thấy sự chuyển hướng trong cách nhìn nhận vai trò của Internet ở chính cấp cao nhất trong ban lãnh đạo Trung Quốc.

Hơn nữa, các “bình luận viên trên mạng” của Trung Quốc còn lấn ra cả nước ngoài.

Bài báo nêu vụ việc họ vận động dư luận chống lại đài CNN của Mỹ vì nhà bình luận Jack Cafferty gọi người Trung Quốc là “côn đồ” nhân chuyện Tây Tạng hồi tháng 3/2008.

Mặt khác, theo bình luận của Issac Mao, một chuyên gia về Internet được trích lời, “Mục tiêu của chính quyền là tạo sự ồn ào và lấn át những tiếng nói tiến bộ hay khác biệt trên mạng ở Trung Quốc.”

Thậm chí, họ còn tìm cách thiết kế nghị trình cho các đề tài thảo luận trên Internet.

Tuy thế, theo David Bandurski, việc dùng các tiếng nói ủng hộ mình để tràn ngập Internet có thể chỉ làm cho người dùng web có cảm tưởng là các lãnh đạo đảng lại nói chuyện với chính mình.

Bạn có ý kiến gì về đề tài này xin chia sẻ với Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk

Category: Quốc Tế | Views: 957 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0