Thứ Năm, 2024-04-18, 11:52 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 21 » “BẮT GẶP QUẢ TANG” VIETNAMNET CHO XEM ẢNH GIẢ NÈ!
12:47 PM
“BẮT GẶP QUẢ TANG” VIETNAMNET CHO XEM ẢNH GIẢ NÈ!

“BẮT GẶP QUẢ TANG” VIETNAMNET CHO XEM ẢNH GIẢ NÈ!

magnify

October 20, 2008

Hình này chụp lại từ báo điện tử Vietnamnet ngày 20/10/2008.

Trong hình cho thấy 5 người phụ nữ dân tộc thiểu số đang xem tiểu sử các vị ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc Quốc Hội gì đó. Họ mặc quần áo rất mới, đầu tóc búi cao gọn gàng. Thôi thì cứ cho là người dân sẳn dịp hội hè gì đó ăn mặc đẹp rồi ra xem danh sách luôn. Nhưng mấy tờ giấy in hình và tiểu sử các vị đại biểu mà dán trên khung tre giữa trời mênh mông rừng núi như thế, miếng giấy dính có chút xíu vào thanh tre ở phần trên đầu, phần dưới trống lỏng mà có thể ‘tồn tại lâu dài” thì quả là phi lý.

Thực tế chỉ có người thần kinh không bình thường mới dựng cái khung tre giữa trời rồi dán giấy phất phơ vô đó, nhìn giống y như người ta dán mả ngày Thanh Minh. Dán giấy kiểu đó bảo đảm 15 phút sau gió giật xuống hết chẳng còn một miếng nhỏ thì dân chúng lấy cái gì mà xem? Chưa kể những lúc trời mưa thì giấy nó rã ra té lé tè le.

Rõ ràng, các bố (láo) nhà ta dựng cái khung tre, dán mấy tờ giấy đó vô, mượn mấy chị em này giả vờ xem để “chụp hình một lần rồi bỏ” (giống như comdom “xài 1 lần rồi bỏ” vậy đó), cho nên cái sự người dân “nghiên kíu” để “sáng suốt chọn người có đức, có tài bầu vào…” chỉ là “bánh vẽ”.

Ặc ặc! Thời gian gần đây báo Ta bị “bắt quả tang” làm “đồ giả” bán cho “khách hàng” hơi bị nhiều à nha!

Tạ Phong Tần

Chủ tịch xã phải được trao quyền người đứng đầu

15:44' 20/10/2008 (GMT+7)

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/809332/

 

 - "Người đứng đầu phải được trao cho một quyền hạn nhất định và một vị trí với tiếng nói xứng đáng để đề xuất ý kiến, giới thiệu "anh" cấp phó cho tập thể tham khảo và quyết định", Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn tái khẳng định việc để xuất tăng thẩm quyền  cho chủ tịch xã do dân bầu trực tiếp nếu đề án thí điểm được Quốc hội thông qua lần này.

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn: Chủ tịch xã sẽ giới thiệu cấp phó cho tập thể tham khảo chứ không phải toàn quyền quyết định. Ảnh: XD

Trong tờ trình ra UBTVQH, ông đã đề xuất tăng thêm thẩm quyền cho Chủ tịch xã đó là quyền giới thiệu nhân sự cấp phó và khen thưởng kỷ luật hạ bậc lương công chức nhưng UBTVQH đã phản đối và cho rằng nên giữ nguyên như cũ. Lần này đưa ra thảo luận tại Quốc hội, ông có còn giữ ý kiến?

- Đề án thí điểm cho dân bầu chủ tịch xã mới đang là dự thảo nên khi trình ra sẽ có nhiều ý kiến khác nhau là bình thường.

Nhưng mục tiêu là làm thế nào trong cơ chế hoạt động phải theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa phát huy vai trò và ý kiến tập thể nhưng vẫn phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Vì thế người đứng đầu phải được trao cho một quyền hạn nhất định và một vị trí với tiếng nói xứng đáng để đề xuất ý kiến, giới thiệu "anh" cấp phó ra cho tập thể tham khảo và quyết định. Đây là một quy trình cần thiết chứ không có nghĩa chủ tịch xã sẽ quyết định luôn cấp phó.

Do đó, trong văn bản pháp luật chung có thể sẽ không nêu nhưng khi hướng dẫn tổ chức thực hiện thì chúng tôi vẫn nêu quy định này để khẳng định trách nhiệm và quyền hạn người đứng đầu.

Đề xuất mới này nếu được thực hiện có phải là bước đột phá cho công tác cán bộ?

- Đây cũng là việc để thể hiện chủ trương của Đảng là làm rõ vai trò người đứng đầu và làm rõ vai trò cán bộ trong thực thi trách nhiệm. Đây cũng nằm trong nguyên tắc chung là mỗi cơ quan khi xảy ra vi phạm thì đều phải có trách nhiệm của người đứng đầu. Chúng tôi cho là sẽ phải xem xét trách nhiệm của người đứng đầu và của tập thể đến đâu.

Dân có quyền trực tiếp bầu chủ tịch xã thì họ có được trao quyền bãi nhiệm không nếu ông chủ tịch đó chưa làm tròn nhiệm vụ?

- Đề án cũng đã quy định chi tiết chủ tịch do dân bầu sẽ bị chính nhân dân bãi nhiệm nếu không hoàn thành nhiệm vụ và không còn được cử tri tín nhiệm. Trong trường hợp vi phạm pháp luật đã có quyết định của cấp trên thì việc bãi nhiệm sẽ thông qua HĐND.

Lấy phiếu tín nhiệm: Khó vì gây mất ổn định?

Người dân ở 385 xã sẽ thực hiện thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch xã. Ảnh: VNN

Để giám sát quyền lực của Chủ tịch xã, theo ông, có nên quy định lấy phiếu tín nhiệm định kỳ với chức danh này không?

- Làm như vậy rất khó, không làm được và gây mất ổn định ở xã.

Chỉ nên áp dụng hai hình thức. Thứ nhất là do bản thân chủ tịch xã tự cảm thấy điều kiện hoàn cảnh không đủ thì xin miễn nhiệm. Thứ hai là do chủ tịch xã có thể gặp khuyết điểm và bị buộc phải bãi nhiệm thì sẽ làm theo quy trình, để vừa phát huy vai trò dân chủ của người dân đồng thời cũng đồng thời bảo vệ anh chủ tịch.

Khi tiến hành bầu trưởng thôn đã nảy sinh nhiều cái vướng dẫn đến chuyện có địa phương hàng năm trời để trống ghế trưởng thôn. Vậy, ban soạn thảo đã lường hết trước những khó khăn phát sinh khi bầu chủ tịch xã chưa?

- Khi trình đề án, Ban soạn thảo cũng đã tính kỹ quy trình. Sẽ có hướng dẫn chi tiết để phát huy quyền làm chủ của dân nhưng cũng phải chọn được người xứng đáng để đại diện cho dân.

Bởi vì mục đích của việc tiến hành bầu trưởng thôn và bầu chủ tịch xã là nhằm để chọn người đại diện

Cách làm mới này xuất phát từ tổng kết kinh nghiệm của chính chúng ta trong việc bầu trưởng thôn lâu nay, từ việc đưa quy chế dân chủ về với cơ sở được dân đồng tình và nhiều việc khác đã được dân thống nhất cao.

Làm như vậy, sẽ góp phần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết ở nông thôn, mọi việc cũng dễ thống nhất hơn, công việc sẽ chạy hơn.

Đội ngũ làm việc ở cấp xã đang bị xem là quá cồng kềnh, nay Luật Cán bộ công chức lại đề xuất tăng thêm biên chế cho các chức danh như phó trưởng công an, phó chỉ huy quân sự... Tăng như vậy liệu có đảm bảo công việc sẽ chạy hơn hay bộ máy tiếp tục phình to và ngân sách thêm gánh nặng? 

- Vấn đề này QH cũng sẽ cho ý kiến và quyết định. Vì nếu có thêm 10 nghìn xã tăng thêm biên chế là thêm hàng vạn người, thì mỗi đợt cũng tăng hàng trăm tỷ đồng cho lương nên sẽ phải tính toán kỹ.

Nhưng có quan điểm là phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị để bố trí người chứ không câu nệ chuyện tiền. Phải xuất phát từ việc chỗ nào cần, không cần, để với bộ máy cán bộ hợp lý sẽ đảm bảo đội ngũ cán bộ phù hợp.

Về việc nếu cho thí điểm bỏ hội đồng nhân dân quận, huyện, phường sẽ dẫn đến tồn tại song song hai hệ thống chính quyền, Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nói:

"Hiện đang có hai ý kiến. Người thì nói HĐND đã có đóng góp nhất định nên bỏ đi thế nào cũng phải cân nhắc. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng giai đoạn trước họ đã phát huy tốt nhưng nay để đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính thì cũng phải cân nhắc bỏ.

Vì thế, thí điểm để xem tổ chức có hiệu quả hơn không, từ đó mới rút ra kết luận để làm đại trà".

Sau khi thảo luận ở Hội trường ngày 6/11, dự kiến, Nghị quyết thí điểm về vấn đề này sẽ được thông qua vào phiên bế mạc kỳ họp.

  • Lê Nhung ghi

 

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 879 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0