Thứ Bảy, 2024-04-20, 4:30 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 14 » BỘ DA CỦA LOÀI THÚ
8:16 AM
BỘ DA CỦA LOÀI THÚ
Đỗ Thái Nhiên

Đề cập tới mối quan hệ giữa con người với con người, Karl Marx cho rằng: “Tất nhiên, chỉ có loài thú mới có thể quay lưng lại với nổi đau của loài người, để chỉ lo chăm sóc riêng cho bộ da của nó”. (Hết lời dẫn) Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu xem: Sau nhiều thập niên làm đệ tử trung thành của Marx, phải chăng CSVN đã quay lưng lại với nổi đau của người dân để chỉ lo chăm sóc riêng cho bộ da của chế độ Hà Nội? Câu trả lời nằm trong sông nước mênh mông ngay giữa thủ đô Hà Nội vào các ngày từ 31/10/08 đến ngày 02/11/08.

Ngày 29/05/08, tại diễn đàn của quốc hội Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN đã hiên ngang dùng văn phong của thầy địa lý để tuyên bố rằng: “Tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn, hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông, dựa núi, tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam”. (Hết lời dẫn) Thế rồi chỉ năm tháng sau đó, ngày 31/10/2008 và hai ngày kế tiếp, không cần phải tựa núi Ba Vì mới có thể nhìn thấy sông Hồng, người Hà Nội đã tận mắt chứng kiến sông Hồng bò vào tận sân trước, sân sau, nhà bếp, tầng trệt của mỗi nhà. Đó là trận “đại hồng thủy” 2008 mà Hà Nội phải hứng chịu. Trận đại hồng thủy này làm toàn bộ hệ thống giao thông bị tê liệt. Trường học, công tư sở, chợ búa trở nên bất động trong 72 giờ đồng hồ. Qua đó, hai mươi hai người Hà Nội tử nạn. Thiệt hại vật chất sơ khởi là 3 ngàn tỷ đồng Việt Nam. Dĩ nhiên trong thực tế mực độ thiệt hại của quần chúng to lớn hơn gấp nhiều lần. Đối diện với tai trời, ách nước to lớn kia đảng CSVN đã làm gì để cứu dân?

Về phía lãnh đạo đảng CSVN.

Ngày 01/11/08 (ngày thứ hai của đại hồng thủy), Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội, cho biết cấp lãnh đạo vẫn an nhiên bận họp “tổng kết vấn đề tôn giáo”

Ngày 02/11/08, tức là ngày thứ ba của trận lụt, nhân một chuyên đi thăm dân cho biết sự tình, ông Phạm Quang Nghị, một trong 14 ủy viên bộ chính trị CSVN nói với báo điện tử ViệtNamnet rằng: “Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại nhà nước lắm.Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hổ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.” (Hết lờI dẫn) Dư luận cho rằng ông Nghị là người vô cảm trước nổi đau của người dân. Dư luận khác lại đặt câu hỏi: phải chăng đảng CSVN chỉ chuyên lo giữ đất đai, tiền thuế của toàn dân, lo chia hoa hồng với tư bản ngoại quốc, lo xuất khẩu tài nguyên quốc gia để làm giàu riêng. Còn người dân phải lo tự cứu trước mọi loai thiên tai?

Ngày 04/11/08 ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đưa ra nhận xét: “Hà Nội chậm chạp trong giúp dân.”

Theo VN Express (Báo của CSVN), sau ba ngày nước lụt đã ra khỏi Hà Nội, chiều ngày 06/11 , lãnh đạo Hà Nội mới huy động 1000 binh sĩ tiến vào thủ đô để “tìm kiếm cứu nạn”. Cùng ngày 06/11, tiến sĩ Đặng Nguyên Anh thuộc viện khoa học xã hội Việt Nam cho đài Á Châu Tự Do biết: “Người dân bây giờ cũng lo tự cứu mình thôi chứ không có một lực lượng chủ lực để mà thực hiện việc này cho người dân”.(Hết lời dẫn)

Trong 72 giờ đồng hồ Hà Nội lâm nguy trên biển nước, đảng CSVN hoàn toàn vắng mặt, hoàn toàn im hơi lặng tiếng, nếu có lên tiếng chăng thì chỉ là lời vô cảm, lời trách cứ người dân chỉ biết ỷ lại nhà nước, không biết tự cứu. Ngày 03/11 nước lụt từ giả Hà Nội. Ngày 06/11 quân đội CSVN mớI vào Hà Nội để “cứu nạn”. Qua tới ngày 07/11 CSVN ra lệnh cho bô Nông Nghiệp / Phát Triển Nông Thôn cùng với Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Lụt Bảo Trung Ương phải vội vàng và ầm ỉ lên tiếng kêu gọi các tổ chức quốc tế hãy cứu giúp Việt Nam vượt thoát những khó khăn do bảo lụt. Sau bao nhiêu lần hoạn nạn người dân thừa biết tiền cứu trợ của quốc tế bao giờ cũng vào tay đảng viên, chứ không hề tới tay người dân.

Về phía truyền thông các loại.

Trước hết hãy nói về cơ quan dự báo thời tiết: vẫn theo tiến sĩ Đặng Nguyên Anh, công việc dự báo thời tiết không khó khăn, không tốn kém nhiều nhưng không hiểu tai sao cơ quan dự báo thời tiết của Hà Nội lại bất động trong cơn đại hồng thủy vừa qua. Như vậy công tác dự báo thời tiết bất thành còn báo chí thì sao? Báo chí có thông tin cho người Hà Nội biết tình trạng lụt lội ở thủ đô nông sâu như thế nào không? Tuyệt nhiên không! Có lẽ họ sợ sẽ vào tù theo Nguyễn Việt Chiến vì loan tin thất thiệt chăng? Đúng vậy, trong một bài viết trên BBC Luân Đôn ngày 03/11/08 có đoạn ghi nhận: báo An Ninh Thủ Đô của CSVN ngày 02/11/08 đã ân cần nhắc nhở báo chí ngắn gọn rằng: “Lãnh đạo thành phố đồng thời cũng yêu cầu các cơ quan báo chí không được đưa tin thất thiệt, gây dư luận không tốt ”.(Hết lờI dẫn) Từ đó toàn bộ báo chí đi vào thế giới của câm lặng. Kịp đến ngày 05/11/08 ông Phạm Quang Nghị thông qua báo điện tử VietNamNet ngõ ý xin lỗi công luận về việc ông Nghị trên VietNamNet ngày 02/11/08 đã trách cứ người dân quá “ỷ lại vào nhà nước”. Điều kỳ lạ là nhân dịp này báo VietNamNet cũng vội vàng góp lời xin lỗi bên cạnh ông Phạm Quang Nghị vì đã đăng tin thiếu xót! Rõ ràng trong vụ Phạm Quang Nghị, VietNamNet chẳng làm gì gọi là thiếu xót. Xin lỗi ở đây là xin lỗi giúp cho Phạm Quan Nghị bớt bị dư luận chiếu cố. Xin lỗi ở đây là xin lỗi để lấy lòng thượng cấp. Đó là bản chất của báo chí quốc doanh.

Về phía những cơ quan đặc trách phát triển đô thị.

Nhận định về cơn đại hồng thủy, ông Phạm Quang Nghị, ủy viên bộ chính trị cho rằng: “Thiên tai thì không tính trước được, chỉ dự phòng tới tần xuất trung bình thôi, còn với đỉnh lũ cao như thế này thì không dự phòng trước được.” (Hết lời dẫn)

Nhận định như vừa kể, ông Phạm Quang Nghị có ý muốn nói: CSVN hoàn toàn đứng ngoài mọi nguyên nhân gây ra những thiệt hai trong trận lụt ngày 31/10/2008. Tuy nhiên, báo Thanh Niên Online ngày 02/11/08 lại loan tin: khu phố cổ Hà Nội do người Pháp xây dựng trước đây có khả năng thoát nước rất nhanh . Từ khu phố cổ Hà Nội, chúng ta hãy nhìn vào trung tâm đô thị mới của Hà Nội gọi là khu Mỹ Đình. Nơi đây, đất rộng mênh mông, nhà cửa nguy nga với Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, với cao ốc Keangnam 70 tầng lầu . Mỹ Đình là một quần thể kiến trúc, có tầm vóc qui mô xứng hợp với một thủ đô lớn của thế giới. CSVN tôn xưng Mỹ Đình như một kiến trúc biểu tượng của nhà nước. Thế nhưng, tất cả công trình hoành tráng kia cộng với xe hơi các loại đã phải ngoi ngóp trong biển nước mênh mông. Nhìn vào thảm kịch Mỹ Đình, tiến sĩ Huỳnh Văn Hoàng, chủ tịch Hội Xây Dựng Thành Phố Saigon, nói về Hà Nội như sau: “Theo tôi, phải nghĩ lại cái khu cũ do Pháp xây, nó tính kỹ hơn. Còn những khu đô thị mới của Hà Nội nguyên trước kia là đầm rau muống được xây lên thành đô thị. Bây giờ nó ngập kinh khủng). (Hết lời dẫn)

Những trình bày ở trên cho thấy: CSVN không thiếu chuyên viên xây dựng đô thị. Sỡ dĩ xảy ra tệ trạng Mỹ Đình là vì chế độ Hà Nội mang bệnh “ăn thật làm dối”. Xây cất theo kiểu ăn bớt vật liệu. Khi cần, họ sẳn sàng dùng ciment cốt tre thay cho cốt sắt.

Nhìn ngắm và suy nghĩ về 72 giờ đại hồng thủy taị Hà Nội, giới quan sát nhận biết ngay rằng: dĩ nhiên, hồng thủy là thiên tai. Thế nhưng, thay vì ngập lụt chỉ thoáng qua như ở khu cỗ Hà Nội, khu Mỹ Đình lại bị úng nước nhiều ngày. Sự kiện này có nguyên nhân từ tội ác tham ô của CSVN trong kiến thiết đô thị. Đó là trách nhiệm không thể chối cãi được của chế độ Hà Nội thông qua tai họa hồng thủy. Mặc dầu vậy, CSVN vẫn thản nhiên ứng xử với người dân theo kiểu “ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Ăn cổ là lúc CSVN đứng lên kêu gọi quốc tế cứu trợ. Lội nước là 72 giờ đại hồng thủy.

Bây giờ hãy trở lại với câu chuyên “Bộ da thú” của Karl Marx. Con thú không có khả năng chăm sóc bộ da của nó bằng cách lột da của những con thú chung quanh. CSVN ác nghiệt hơn loài thú. Đảng đã chăm sóc bộ da của đảng bằng cách lột da của nhân dân nhằm bồi dưỡng cho bộ da của đảng. Lợi dụng công tác xây dựng “Hà Nội Mới” để tham ô công quỹ kiến thiết đô thị. Đó là lột da của nhân dân. Nhân danh nạn nhân bảo lụt để xin quốc tế cứu trợ, sau đó tiền cứu trợ lại vào túi riêng của đảng. Đó là lột da nhân dân. Thế nhưng khi sông Hồng đến thăm từng nhà, từng người thì từ người dân, nạn nhân bị lột da, cho đến giới lãnh đạo CS, chánh phạm của tội ác lột da, tất cả đều ngụp lặn trong biển nước. Hồng thủy 2008 đã dạy cho CSVN một bài học: mới đầu gậy ông đập lưng dân. Sau đó chính gậy ông lại đập lưng ông. “Gây ông đâp lưng ông” chẳng là gì khác hơn là câu chuyện: người nào vay, người đó phải trả. Có khi trả theo lệnh Trời. Có khi trả theo lệnh dân. Sự việc Mỹ Đình, Hà Nội mới, chỉ là một hồ sơ nợ. CSVN còn vô số hồ sơ nợ khác. Nợ dân oan. Nợ tự do tôn giáo. Nợ ước vọng tự do dân chủ. Nợ giáo dục ngu dân…Nợ ở đây là nợ đã lột da của muôn dân để bồi dưỡng cho bộ da của CS. Mỗi một lột da là một đau đớn ngút ngàn. Những đau đớn ngút ngàn kia không thể không dồn đọng lại thành một lực nổ long trời, lỡ đất. Chừng nào tiếng nổ kia đến ngay với triều đình Hà Nội? Câu trả lời nằm ở nổ lực kết hợp người Việt với người Việt. Trong đó, đoàn kết người Việt hải ngoại phải là một đoàn kết đi đầu và mẫu mực.

Đỗ Thái Nhiên
(http://www.vietvusa.com)
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 771 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0