Thứ Năm, 2024-03-28, 9:19 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 17 » CU-BA: Thiên đường XHCN !?! ?! ?!?!?!
9:07 AM
CU-BA: Thiên đường XHCN !?! ?! ?!?!?!
BT: tôi có một người bạn trước đây có tham gia bảo vệ Fidel khi ông ta sang thăm VN, anh kể đám cận vệ trung thành của Fidel có người vẫn phải mặt áo rách vá lại bằng tay (tự vá lấy). Thương quá nhỉ, tôi nghe mà nữa tin nữa ngờ? Tôi vẫn nhớ những vần thơ ngọt ngào (và bốc đồng, bốc phét,... ) của Tố Hữu:
Anh viết cho em, tự đảo này
Cu-ba, hòn đảo Lửa, đảo Say
Ở đây say thật, say trời đất
Sóng biển say cùng rượu mật, say...
Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây
Anh đến Cu-ba một sáng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đào tươi một dải lụa đào bay.
*
Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương.
Anh mải mê nhìn, anh mải nghe
Mía reo theo gió những thân kè
Tóc xanh xõa bóng, hàng chân trắng
Có phải tiên nga dự hội hè?...
Mừng bạn ngày vui, chén rượu đầy
Hết buồn, chưa hết nhớ chua cay
Em ơi, mía ngọt từng khi mặn
Máu trộn bùn vun gốc mía này.
Ngày xưa... bạn hỡi, mới dăm năm
Roi vọt trên lưng, thịt tím bầm
Như mía... Ngày xưa bao thận cháy
Đã bùng như mía, lửa hờn căm!
Đêm đã qua rồi. Những buổi mai
Anh đi quanh phố, dọc đường dài
Biển xanh trước mặt, bao la biển
Gió lộng triều vui dội pháo đài
Lởn vởn ngoài khơi những bóng ma
Hai con tàu Mỹ ngó dòm ta
Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!
Chẳng thấy Cu-ba đứng đấy à?
Cho lũ bay rình, giương mắt trông:
Cu ba đây, chói ngọn cờ hồng
u-ba đạp sóng trùng dương tiến
Oai hùng như chiến hạm Rạng Đông!
Mặc ai sợ, mặc ai run
Ai đi, đèo núi, bước không chùn
Nghĩa quân, một chiếc thuyền xưa ấy
Há chẳng tung hoành, dậy nước non?
Chào cô em gái, nữ dân quân
Súng vác ngang vai, đẹp tuyệt trần
Lóng lánh mắt đen nhìn biển biếc
Trưa hè đứng gác, giữ ngày xuân
Trông em mà tưởng ở quê nhà
Cô gái Hòn Gai canh biển xa
Nhớ chị miền Nam từng đuổi giặc
Giữa Lau đồng Tháp, mía Tuy Hòa
*
Ở đây với bạn, mỗi ngày qua
Anh nhớ vô cùng đất nước ta!
Mai mốt, em ơi, rời xứ bạn
Anh về, e lại nhớ Cu-ba...
Tố Hữu (8-1964)

Cộng Hòa Cuba, thuộc về Trung Mỹ Châu, nằm trong vùng biển Ca - Ri - Bê ( Caribbean Sea ), cách tiểu bang Florida của Hoa Kỳ bằng cái eo biển. Dân số ước chừng 11 triệu 200.000 người, gồm 66% là người da trắng gốc Tây Ban Nha, 22% người da đen gốc là những người nô lê Phi Châu, số còn lại là người lai. Thủ đô là La Havana. Đồng tiền quốc gia là Peso Cuba. Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo : theo đại đa số là Thiên Chúa Giáo. Chính trị : Chủ Nghĩa Xã Hội.

Cái nhìn của đảng CS VN về người anh em xã hội chủ nghĩa Cuba :

"Chúng tôi đã học được ở Việt Nam rất nhiều" Nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Cuba (1/1/1959 - 1/1/2007), đồng chí Jesús Aise Sotolongo, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Cuba tại Việt Nam đã trả lời phỏng vấn Báo CAND.

TNGT ở Cuba thấp nhất thế giới Theo Đại tá Francisco Bruzón, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Nội vụ Cuba, thì số người chết vì tai nạn giao thông ở Cuba trong một năm, chỉ bằng ở Việt Nam trong... 3 ngày.

Học sinh Việt Nam ở Cuba SV Việt Nam tại Cuba luôn dư thừa thời gian ngồi uống trà, uống rượu, tán phét, dư thừa thời gian đi thâu đêm suốt sáng, dư thừa thời gian chơi đôminô và cả đánh chắn nữa... nhưng luôn thiếu thời gian dọn dẹp nhà cửa?

Cuba - những điều mắt thấy tai nghe Hơn 11 triệu dân Cuba được Nhà nước bao cấp gần như hoàn toàn tiền điện, tiền nước, tiền nhà. Người dân Cuba được chăm sóc y tế tốt nhất thế giới mà không phải trả tiền. Học sinh Cuba được đi học hết đại học không phải đóng học phí và được nuôi ăn, được cung cấp đầy đủ thiết bị học tập.

Ngày sinh của Fidel và con số định mệnh Cụ Lina sinh con trai vào lúc 2h sáng ngày 13/8/1926 và lấy tên Fidel đặt cho con là để ghi nhớ công ơn của ông Fidel Pino Santos. Fidel, tiếng Latinh, cũng như tiếng Anh (fidelity), tiếng Pháp (fidèle)... đều có nghĩa là trung thành, chung thủy, sự đúng đắn. Có lẽ ý nghĩa của cái tên đã “vận” vào con người Fidel những tính cách như vậy.

Chuyện mới ghi ở Cuba Khi sang Cuba lập nghiệp, cụ thân sinh ra Fidel, cụ Angel Castro Arjiz, đã có hai việc làm vĩ đại vào ngày ấy, đó là cho thành lập một trường tiểu học dành cho con em những người lao động trong trang trại, và tiến hành chia đất cho các gia đình.

http://www.cand.com.vn/News/EventList.aspx?EventID=585

Cuba có phải là thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa như đảng CS VN viết trên báo đảng không ?

1 - Kinh tế - Xã hội.

Nền kinh tế của Cuba hiện nay vẫn là nền kinh tế bao cấp XHCN, đời sống của dân Cuba bây giờ gần gần như đời sống của dân VN thời bao cấp. Cuba với Triều Tiên là 2 nước trên Thế giới không công bố thu nhập bình quân đầu người ở nước mình, tuy nhiên theo sự tính toán của nhiều nguồn uy tín, thu nhập bình quân đầu người (năm 2005) ở Cuba vào khoảng $213 / năm, thu nhập bình quân của nhân viên nhà nước là $362/ năm (thu nhập bình quân đầu người năm 2006 của VN là $680 / năm).

Nền kinh tế Cuba chủ yêu dựa vào sản xuất mía đường, xì gà (tớ hút rồi ngon tuyệt vì phụ nữ ở trần vấn-ngạt ngào hương trinh nữ - Cái này do BTmơ tưởng tượng) và công nghiệp du lịch.

Loại xe bus Camel được sản xuất đầu thập kỉ 90 là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu ở đây, sức chứa hơn 200 người.

Đường xá ở Cuba rất ít phương tiện giao thông, chủ yếu là xe đạp hoặc các loại xe ô tô của Liên Xô sản xuất ở thập kỉ 70 như Lada.

Vì nền kinh tế của Cuba phụ thuộc khá nhiều vào du lịch nên ở đây có rất nhiều resorts, hotels sang trọng cho khách du lịch, tuy nhiên những nơi này lại không cho phép người dân Cuba vào.

Trái ngược với những nơi dành cho khách du lịch, nhà ở của người dân Cuba đang ở tình trạng báo động, những ngôi nhà xây dựng cách đây cả trăm năm đang xuống cấp trầm trọng.

Xã hội Cuba gồm 2 thành phần chính, Black Cuban với White Cuban. Như mọi nơi, người da đen thường nghèo khổ hơn người da trắng.

Ở Cuba, người da đen thường bị đối xử xấu hơn người da trắng, có lẽ đó là tâm lý chung. Như Che Guevara đã từng nhận xét về người da đen " Người da đen thường lười biếng và có trình độ thấp kém, trong khi người châu Âu luôn cầu tiến và làm việc chăm chỉ "(Foxnews )

Photo chụp tháng 2-2007, trên một con phố của thủ đô La Havana. Phương tiện chuyên chở công cộng thiếu trầm trọng, nhà nước Cuba phải điều động một số xe quân đội để chở người dân trong sinh hoạt hằng ngày.

Photo chụp tháng 2-2007. Không tìm thấy một ô tô đời mới trên đường phố La Havana. Các ô tô của Mỹ sản xuất trong thập niên 40 và 50 được tân trang, sơn phết lại ... để hành nghề Taxi " chui ".

Photo chụp tháng 2-2007. Rất nhiều xe ô tô cũ như vậy đậu ì trên các đường phố của thủ đô La Havana. Xe trong tình trạng không tìm đâu ra phụ tùng linh kiện để tân trang xe mà chạy. Cảnh sát Cuba không buồn kéo những xe này đi, vì đường phố Cuba có bao nhiêu ô tô đâu để làm cản trở lưu thông. Chiếc ô tô này mặc nhiên đậu trên chục năm nay, vì không làm phiền hà ai cả. Một số hộ dân được quét vôi lại để làm phòng trọ cho các ông " Tây Ba Lô " qua du lịch. Hiện nay các nhà trọ loại này đang là nguồn thu nhập thêm, ngoài phần lương ít ỏi hằng tháng, ước chừng khoảng 14 dollars Canada / tháng.

Người chủ gia đình này có sáng kiến cải biến đống sắt vụn thành chiếc ô tô " đạp " bằng 2 chân, để chở 5 cô bé con của ông ta đi dạo phố La Havana. Bên kia đường, một số ô tô đời mới của các vị quan của triều đình La Havana. Chắc chắn người dân không được tiêu chuẩn phân phối loại ô tô mới này rồi.

Các chung cư cổ đại từ đầu thế kỷ 19 khá nhiều tại La Havana. Nhưng đáng tiếc, nhà nước không đủ tiền trùng tu và cải tạo, nên cấp cho ... quan chức triều đình làm nhà ở. Chung cư trong tình trạng vôi rửa, gỗ mục ... nhưng cứ để mặc như vậy mà ở. Chỉ khi nào nơi này được quyết định để làm khách sạn hay nhà trọ ... thì mới quét vôi lại cho đẹp.

Trẻ em và người già chính là nạn nhân trực tiếp của nền kinh tế kém phát triển ở Cuba.

Khi tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nông Đức Mạnh sang thăm Cuba, trên đài truyền hình Cuba, Fidel Castro khen ngợi Việt Nam hết mình. Ông Fidel rất ngạc nhiên khi Việt Nam đã lắp ráp được xe máy, sản xuất được bóng điện... và rất vui sướng khi Việt Nam viện trợ 400 ngàn tấn gạo cho Cuba. (BBC)

Hình như, người Việt Nam nghĩ Cuba chính là thiên đường XHCN và người Cuba cũng nghĩ rằng Việt Nam cũng chính là thiên đường XHCN.

2. Y tế và giáo dục ở Cuba

Về Y tế, không thể phủ nhận những tiến bộ rất lớn của Cuba về Y tế. Người dân Cuba được hưởng chế độ Y tế miễn phí đối với những bệnh không nghiêm trọng, 100% trẻ em được tiêm chủng (hơn cả các nước như Mỹ, Úc...), Cuba cũng là nước sản xuất vaccin thuộc loại nhiều nhất thế giới.

(Ở Cuba, người già được chăm sóc và tôn trọng)

Nhưng thực tế, trong các bệnh viện ở Cuba, do nền kinh tế kém phát triển, điều kiện chăm sóc y tế ở đây cũng rất tệ hại.

Một người đàn ông đang đưa ba của mình vào bệnh viện, thật thú vị khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện bằng xe kút kít, điều đó dễ hiểu vì ở Cuba thiếu trầm trọng điện thoại với xe cứu thương.

báo Washitonpost đã có 1 bài phóng sự ảnh về điều kiện chăm sóc y tế ở Cuba, trong đó có những hình ảnh rất tội nghiệp về nền y tế ở Cuba.

Tại các bệnh viện ở Cuba, người ta vẫn dùng dụng cụ ở thế kỷ 18 như này để khám thai.

Bàn mổ sản xuất năm 1961 ở Liên Xô vẫn được sử dụng ở các bệnh viện lớn. Ít nhất, chẳng mất tiền để được mổ.

Về giáo dục, 97% người dân Cuba biết chữ.Cũng như ở VN hay các nước XHCN khác, học sinh ở đây cũng đeo khăn quàng đỏ rất là oách.

Chương trình giảng dạy ở Cuba cũng gần gần như Việt Nam, cũng triết học Marx, CNXH, lịch sử Đảng Cộng Sản Cuba, được giáo dục phải tôn thờ lãnh tụ Fidel Castro, Che Guevara... Được giáo dục những cái như Chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, 1 ngày ở XHCN phát triển = 20 năm TBCN (ở VN bây giờ ko còn rao giảng thế nữa)...

Việc học tập ở Cuba cũng xét đến lí lịch và thành phần gia đình, những đứa con của các cán bộ nhà nước thường rất được ưu tiên, ngược lại những đứa con của những người chống lại chế độ ở Cuba luôn bị phân biệt đối xử (Việt Nam xứng là thầy CuBa ).

Dù sao đi chăng nữa, Y tế và giáo dục ở Cuba là miễn phí 100%. Tuy nhiên hình như quy luật của cuộc sống, của cho không là của chẳng ra gì !

3.Pháp luật, dân chủ tự do ở Cuba

Cuba cũng như Việt Nam, đều có những vấn đề về dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên khác với VN chủ yếu là được Mỹ quan tâm thì Cuba nhiều nước quan tâm hơn như Canada, Mỹ, Tây Ban Nha. Trong Bảng xếp hạng về tự do dân chủ năm vào tháng 5/2007, Cuba xếp hạng 141/150 nước. (VN hạng XXX China 126, Lào 131, Myanmar 150... Bắc Triều Tiên thì vô hạng) Báo cáo về nhân quyền của tổ chức Human Right Watch có rất nhiều điều nói về Cuba.

- Cuba thiếu trầm trọng các quyền của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do hội họp. Năm 2006, Cuba bỏ tù 316 người đấu tranh cho tự do dân chủ ở Cuba. Cuba là nước có số lượng nhà báo vào tù nhiều thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc), năm 2006 có 23 nhà báo bị bỏ tù vì đưa tin mà chưa được chính phủ đồng ý. Điện thoại di động, Internet ở Cuba bị kiểm soát, 1 số người sử dụng e-mail để gửi tin tức ở Cuba ra nước ngoài đều bị bắt giữ.

- Quyền tự do đi lại của dân Cuba bị xâm phạm nghiêm trọng. Chỉ có những người được lựa chọn kĩ lưỡng mới được quyền đi ra nước ngoài, tuy nhiên khi bố mẹ ra nước ngoài thì lại không được mang theo con cái. Vào tháng 5 năm 2006, bác sĩ Oswaldo Payá, 1 người đấu tranh dân chủ có tiếng ở Cuba được đại học Columbia ở New York phong tặng tiến sĩ danh dự về Luật, tuy nhiên chính quyền Cuba cấm ông này đến New York để nhận học hàm.

- Ở Cuba, đa số người dân theo Công Giáo, tuy nhiên chính quyền Cuba cấm tổ chức lễ Noel hàng năm, những người muốn tổ chức đều phải lén lút, nếu bị phát hiện có thể bị bỏ tù.

- Cuba kiểm soát thông tin, văn hoá đến từ nước ngoài. Người dân Cuba bị kiểm soát khi tiếp xúc với khách du lịch, khách du lịch đi đâu đó đều có người chăm sóc của chính phủ đi kèm. Các loại văn hoá như nhạc Rock, Rap... ở đây cũng bị kiểm soát gắt gao, các ban nhạc Rock có tư tưởng lớn như Deep Purple, Led Zeppelin.. bị cấm hoàn toàn.

- Chính quyền Cuba bỏ tù tất cả những ai có tư tưởng chống đối. Vì thế số lượng nhà tù ở Cuba tương đối là nhiều.

Ở Cuba, rất nhiều vụ người dân đấu tranh cho tự do dân chủ, tất nhiên là hiện tại, những người đó đều bị bắt giữ, tống giam vào tù. Được ghép vào tội phản động, chống phá chính quyền XHCN

Những người này sẽ bị tống vào những khu biệt giam cho tù nhân chính trị, tối tăm ẩm thấp với những buồng giam cao 1m5, rộng 1m5 dài 1m5.

Nói chung ở Cuba, kinh tế kém phát triển, y tế lạc hậu, không có tự do dân chủ nhân quyền. Người dân Cuba cũng như dân Việt Nam, nếu họ không có ý định đứng lên đấu tranh để chịu hậu quả là bị bỏ tù, họ sẽ tổ chức vượt biên. Điểm đến luôn là nước Mỹ giàu có.

Hình ảnh của Ernesto ( Che ) Guevara hiện diện khắp nơi trên toàn lãnh thổ Cuba. Che Guevara được xem như một anh hùnh của dân tộc Cuba. Hình ảnh của chủ tịch Fidel Castro còn ít hơn của Che Guevara. Hình được vẽ lên tường, được vẽ trên các tấm bảng lớn, được đúc thành tượng, được in lên áo thun, được in lên các đồ lưu niệm bán cho khách du lịch ... được in thành sách giáo khoa để toàn quốc học và noi gương theo Che Guevara và dĩ nhiên cả bác Fidel Castro nữa.

Nhưng anh hùng dân tộc Che Guevara và ngay cả vị lãnh tụ vĩ đại Fidel Castro, người cha già của dân tộc Cuba cũng không giữ chân người dân Cuba ở lại đất nước. Họ vượt biển qua eo biển để mong đến được bến bờ Tự Do phía bên kia, tiểu bang Florida của Hoa Kỳ.

Những xe ô tô, vận tải trong thập niên 40 và 50 được cải biến thành các con tàu vượt biển qua Florida ( Hoa Kỳ ).

Luôn cả cái săm lốp xe vận tải cũng được tận dụng làm phương tiện vượt biển qua Hoa Kỳ. Hành trang vượt hàng chục hải lý chỉ là một chai nước. Mặc, ở lại Cuba thì cũng như chết, thà liều một phen. Tay phải thủ con dao găm, vì sợ bị dân Cuba khác cướp cái xăm lốp xe, phương tiện vượt biển tìm tự do. Photo do một tàu tuần duyên của Hải quân Hoa kỳ chụp ảnh

Kể cả tạo ra chiếc tàu vượt sóng, vượt đại dương chỉ bằng vài tấm ván mục, vài thùng phuy, và tấm vải làm buồm. Photo do tàu tuần duyên Hải quân Hoa Kỳ chụp ảnh.

Đủ loại phương tiện để vượt biển qua Florida ( Hoa Kỳ ). Bao nhiêu người đã bỏ thây trong lòng biển cả, không ai biết được con số chính xác. Những người được tàu tuần duyên Hoa Kỳ chụp ảnh dĩ nhiên được Hải quân Hoa Kỳ vớt đưa qua trại Guantanamo ( cũng là nơi hiện đang giam giữ một số chiến binh Taliban bắt tại A Phú Hãn ) để chờ duyệt xét lý lịch cho vào định cư Hoa Kỳ. Nếu ai theo dõi tình hình đất nước Cuba, hẳn không quên chuyện thương tâm của một vụ cướp chiếc Phà biển của nhà nước Cuba để vượt biển. Sau đó bị Hải quân Cuba rượt đuổi theo và phóng loa kêu gọi quay trở về sẽ được khoan hồng. Số người vượt biển định tự tử chết trên Phà. Nhưng Hải Quân Cuba hứa hẹn đủ điều tốt đẹp. Cuối cùng người vượt biển bằng Phà cũng xiêu lòng. Về đến đất liền, tất cả bị đem đi xử bắn ngay mà không cần một phiên tòa nào cả.

Tuy nhiên, luật của Mỹ bây giờ là nếu dân Cuba đặt chân được vô lãnh hải của Mỹ tức là thành dân Mỹ. Còn nếu bị Hải Quân Cuba bắt lại thì đen thui, vô tù lãnh thưởng.

(Lượm lặt trên Internet- Theo But Thep)

Category: Quốc Tế | Views: 1356 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0