Thứ Sáu, 2024-03-29, 2:49 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 20 » Phỏng vấn TBT NĐM
12:32 PM
Phỏng vấn TBT NĐM

SV: Sinh Viên
TBT: Tổng Bí Thư



SV: Trước hết, xin ông một nhận định tổng quát về tình hình đất nước hiện nay trong bối cảnh phát triển của thế giới. Chính sách của nhà nước dựa vào nguyên tắc nào để phục hồi niềm tin của người dân, những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nào sẽ được áp dụng để phát triển đất nước trong các lãnh vực căn bản của xã hội như giáo dục, y tế ..v.v.

TBT: Tình hình đất nước còn khó khăn, tàn dư phản động còn nhiều mà mấy anh em Đông Âu lại đá cho chúng ta một cú trí mạng, làm chúng ta phải chuyển hướng, qúa độ đi lên chủ nghĩa tư bản. Cái gì mà qúa độ thì cũng lạng quạng, chao đảo chưa biết bám vào đâu để đi cho thẳng đường đây, chẳng hạn như anh nhậu qúa độ thì thế nào cũng say, phải không nào?. Trong nước, vì chưa tới 100 năm, người chưa trồng được, nên chi mười mấy năm nay, cây cối không mọc nổi, vì người đốn cây về chụm cũi hết.

Trên thế giới thì bọn bành trưóng bá quyền Bắc Kinh với chủ nghĩa sô vanh nước lớn vẫn lăm le đòi dạy chúng ta thêm một vài bài học, nhất là sau vụ chú Dũng đi Mỹ, đế quốc Mỹ bây giờ không còn là thực dân kiểu mới nữa mà là thực dân cực kỳ mới vì nó thống trị toàn bộ không gian, phi thuyền con thoi và mấy cái viễn vọng kính Spitzer, Hubble đi vòng vòng trên đầu làm sao đỡ nổi. Thú thật với anh, có ngày nhậu xĩn, tôi ra sân sau đi tè để tìm thú gió mát trăng thanh, bỗng giựt mình vì rũi như cái Hubble nó chụp một bô, rồi đưa lên mấy tờ báo lá cãi của nước Anh thì tiêu hết đời "giai" còn gì.

Nhưng anh khỏi phải lo, nhà nước quyết tâm dựa vào những lý thuyết "không bao giờ thất bại" sau đây để đưa đất nước đi lên :

1/ Vô chiêu thắng hữu chiêu của đại hiệp Độc Cô Cầu Bại.
2/ Muôn năm trường trị của Đông Phương Bất Bại, cần phải nghiên cứu Kim Dung mới biết tài năng của hai vị đại hiệp này.
3/ Đạo lý Khổng Mạnh.

SV: Thưa ông, cuộc cách mạng Pháp năm 1789, ảnh hưỏng tư tưởng của Rousseau, Voltaire, Diderot, mở đầu những nền cộng hòa với tam đầu chế, mưu cầu bình đảng và nhân quyền cho người dân. Người ta tin rằng, sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan luật pháp sẽ ngăn chặn sự lạm quyền, bảo vệ quyền sống của người dân, là viên đá đầu tiên xây dựng một xã hội công bằng, yếu tố sinh tử cho sự phát triển. Hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng mô hình này, ngay cả những nước Đông Âu sau khi họ từ bỏ chủ nghĩa CS.

Xin ông cho biết quan điểm của ông về thể chế này, khuyết điểm và ưu điểm, lý do về sự không phù hợp với tình hình VN và bao lâu nữa chúng ta mới có thể thay đổi.

TBT: Anh đúng là trẻ người non dạ, ai bảo anh VN không có tam đầu chế. Các nước tây phương tuy phát triển về kỹ thuật và khoa học hơn ta, nhưng về tư tưởng thì thua ta xa, cái tam đầu chế anh nói là hành pháp, tư pháp và lập pháp mà anh cho là nền tảng của dân chủ ???. Anh thấy có chữ DÂN nào trong cái đám pháp quyền ấy không? Trong khi tam đầu chế của ta: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, NHÂN DÂN làm chủ, rất rõ ràng khỏi phải cãi cọ lôi thôi.

Một điều tôi thấy buồn cười về cơ chế này của tây phương, đụng cái gì cũng từ chức, bộ trưởng đi tán gái mà thủ tướng lại từ chức, làm xáo trộn cơ quan công quyền, lãnh đạo mất đi bạn nhậu, đi ngược lại với điều Khổng Tử dạy ta là phải bảo vệ anh em, gia đình và bằng hữu. Làm sai thì phải cho sữa sai thì người làm mới học được bài học, chẳng hạn như Bác có lỡ giết vài trăm ngàn người trong cải cách ruộng đất, nhưng Bác đẵ sửa sai bằng cách chuyển đồng chí Trường Chinh từ tổng bí thư qua làm chủ tịch quốc hội, mọi người đều vui vẻ.

SV: Về giáo dục thưa ông, chắc ông không ngạc nhiên về nền giáo dục lý thuyết, không thực tế của VN từ bậc tiểu học cho đến hậu đại học. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia mất không biết bao nhiêu thời gian cho việc học mà xin lỗi ông, cái xe đạp làm chưa xong. Chưa kể cái hệ thống trọng văn bằng hơn khả năng, đang khuyến khích việc mua bán bằng cấp khắp mọi nơi. Những nước như Đài Loan, Nam Hàn mấy chục năm trước, ngoài những cải thiện về chương trình từ mẫu giáo đến đại học, họ hướng nền giáo dục phù hợp thực tế với sự phát triễn của xã hội theo từng giai đoạn, dùng lương bổng, phúc lợi để thúc đẩy sự nghiên cứu và học hỏi ...v.v

Xin ông cho biết trong năm sau nhà nước sẽ làm gì cho bậc đại học, trong 5 năm nữa, bậc tiểu học và trình độ giáo viên sẽ như thế nào, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho những sinh viên tốt nghiệp nước ngoài về nước, làm sao để họ áp dụng kiến thức một cách tích cực cho xã hội và làm sao kiến thức chuyên ngành, thật sự điền khuyết những lổ hổng giữa sự phát triễn căn bản và nền giáo dục hiện nay.

TBT: Tôi thấy anh thiệt là rắc rối. Này nhé, tối nay, khoảng 7 giờ, anh thử đi một vòng thành phố, anh sẽ thấy thanh niên khoảng từ 17 tuổi đến 40, tất cả đều tập trung trong quán nhậu. Nhậu kiểu này thì đầu óc cỡ Albert Einstein cũng làm không xong bài toán cọng, chớ đừng nói tới e = mc2.

Kiện toàn giáo dục theo cách của anh, có nghĩa là chỉ dành cho phụ nữ. Như vậy, đất nước này sẽ biến đổi từ phụ hệ ra mẫu hệ, đàn bà nắm hết những chức vụ quan trọng, đàn ông ở nhà nhậu và coi con, cũng có nghĩa là tất cả tôn ti trật tự trong gia đình và xã hội đảo lộn, không biết chừng sẽ có đổ máu trong nhiều gia đình... Khổng Tử mà có ở đây là anh khó sống.

SV: Những tai hại về tham nhũng và hối lộ, thưa ông, chắc không cần phải phân tích nhiều. Điều đáng lo ngại là nó đã trở thành nền tảng của xã hội, không ai bận tâm tới luật pháp, ngay cả trẻ em. Sự lũng đoạn guồng máy kinh tế và công quyền có khi không tai hại bằng di sản băng hoại cho các thế hệ sau trong ý thức thượng tôn pháp luật, nhận thức giữa đúng và sai và hành động theo khuôn khổ luật pháp một cách tự nhiên.

Trên đường đến đây, tôi lỡ đi ngược chiều, mấy anh công an chận tôi lại, thay vì đóng phạt cho nhà nưóc 200.000, mấy anh bảo tôi đưa 50.000, cho đi khỏi phải giấy tờ gì cả, chuyện này bây giờ rất tự nhiên không còn ai muốn đặt câu hỏi.

Xin ông cho biết trong tình trạng thập tử nhất sinh hiện nay, biện pháp nào của nhà nước sẽ được áp dụng, để trong ngắn hạn chận đứng sự phát triển của tham nhũng và về dài hạn, trong sạch hóa toàn bộ các cơ quan công quyền, có ngưòi đề nghị ấnh định lại lương bổng, thành lập đoàn thanh niên diệt tham nhũng trực thuộc TBT với thẩm quyền tiền trảm hậu tấu, bộ hình luật có chưong viết riêng về tham nhũng, tường trình kết qủa hàng tuần trên TV, tòa án riêng ...v.v

TBT: Anh biết một mà không biết mười. Chính sách của nhà nước bao giờ cũng tập trung vào ý niệm đôi bên cùng có lợi. Trường hợp của anh chẳng hạn, thay vì tốn 200.000, anh chỉ tốn có 50.000, lợi qúa còn gì nữa. Mấy anh công an, lương không đủ sống, gian khổ nắng nôi, kiếm thêm chút đĩnh để nuôi vợ nuôi con, như vậy, cả hai bên cùng có lợi. Nhà nước trong trường hợp này, lợi nhiều hơn cả, vì không cần phải trả lương cao cho cán bộ, luật lệ được tuân hành vì anh sẽ không dám phạm luật do sợ mất 50.000, mấy anh công an sẽ bảo vệ chế độ tối đa, vì nhờ đó mà họ mới mánh mung được. Cái này phải gọi là 3 bên cùng có lợi mới đúng.

Còn tự nhiên anh bảo phải thành lập thêm một đội ngũ chống tham nhũng trực thuộc TBT, đề nghị này là anh muốn hại tôi, dây chằng mối nhợ, anh em, bạn bè của tôi và của các bác trong trung ương đang làm ăn ngon trớn, anh muốn phá đám hay sao đây? Chiêu thức này mà ra đòn, thế nào tôi cũng bị đụng xe chết bất đắc kỳ tử vì mấy anh trong trung ương coi vậy chớ ghê lắm, chửi rủa lung tung thì được, miễn là đừng đụng tới tiền bạc hay chức vụ của họ.

SV: Một yếu tố rất quan trọng mà có lẽ ông phải đồng ý là sức khoẻ của dân. Ngoài việc nâng cao kiến thức y tế cho dân, đào tạo Bác Sỹ đa khoa và chuyên môn với khả năng thực thụ, chế tạo những thứ thuốc căn bản cần thiết thông dụng, việc chấn chỉnh toàn diện các bệnh viện, từ máy móc thiết bị, huấn luyện chuyên viên...v.v là điều rất cần thiết. Khuyến khích đầu tư tư nhân về những trung tâm y tế hay bệnh viện tư, thành lập toán y tế lưu động phục vụ ở những miền quê xa xôi với những thiết bị hiện đại ...v.v là những gợi ý cho chính sách y tế cộng đồng, thực sự coi sức khoẻ của dân là trung tâm của kế hoạch phát triển đất nưóc.

Thưa ông, xin ông thử ghé bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cái máy điện tâm đồ trong phòng cấp cứu thấy mà sợ, hành lang bệnh viện giống như cửa đông của chợ Sài Gòn, chưa kể tới phải chi chút đĩnh thì mới được khám. Rồi thực phẩm với những chất hóa học độc hại lan tràn, tung ra thị trường bằng giấy phép đô la, đang là một vấn nạn tàn phá trầm trọng sức khoẻ của con người VN hiện nay.

Thành phố này không có bao nhiêu cái bệnh viện, xin ông cho biết về kế hoạch chấn chỉnh, thời gian và ai là người chịu trách nhiệm trong cuộc cải tổ này.

TBT: Không lẽ tôi lại phải giải thích cho anh về hiện tượng và bản chất. Anh thử vô bệnh viện dành cho cán bộ đảng viên là biết ngay máy móc hiện đại như thế nào. Nếu các bệnh viện đều giống như khách sạn 5 sao, rũi như mấy chục triệu dân thành phố này tình nguyện xin vô ở hết, lúc đó ta tính làm sao đây.

Bao nhiêu năm nay nhà nước tung ra chiêu thức hạn chế sinh đẻ, có ai nghe đâu, tỷ lệ sinh sản cứ tăng lên đến chóng mặt. Ta phải " vô chiêu " cho mấy cái bệnh viện, để tử vong làm quân bình những con số do sự sinh sản bừa bải tạo ra, nếu không, có ngày dân du thủ du thực tràn vô mấy biệt thự của cán bộ xin ở thì đại loạn cho xã hội.

SV: Không ai không biết một trong những yếu tố mang lại cơm áo cho dân chúng là sự phát triển về kinh tế và kỹ thuật. Có cách gì để chúng ta không dựa vào hàng ngoại nhập trong những kỹ nghệ cung cấp vật liệu căn bản cho đời sống nhân dân, luật thương mại và thuế khóa thay đổi với mục đích khuyến khích đầu tư và tiêu thụ tương ứng cho sự phát triển có định hướng, sự liên kết đồng bộ giữa kinh tế và đào tạo chuyên viên, chính sách yểm trợ cho xí nghiệp tư nhân trong vòng kế hoạch...v.v.

Trở lại ví dụ của xe đạp, xin ông cho biết kế hoạch kinh tế của nhà nước trong vòng 5 năm sắp tới.

TBT: Anh bắt đầu làm tôi mất kiên nhẫn. Khi ta làm được chiếc xe đạp, thì thế giới đã làm tới xe bay rồi. Mà tại sao ta phải làm, khi hàng từ Trung Quốc tuôn qua vừa rẽ, vừa tốt, nếu anh có thuê người ở, thì anh có cần học nấu ăn không? Gỉa dụ như 10 năm nữa, nhà máy của anh làm đuợc chiếc xe đạp, làm sao anh cạnh tranh nỗi với hàng lậu từ Trung Quốc tràn sang.

Miễn làm sao ta có tiền để mua các thứ hàng hóa này, khoảng này thì không lo, hàng năm việt kiều chuyển về nước vài tỷ USD, ta cứ tập trung vào dịch vụ du lịch và "tươi mát" cho họ là đôi bên cùng có lợi, cái đám việt kiều này, ngày trước trong nước thì khố rách áo ôm, ngày nay có chút đỉnh thì lại rất khó khăn, đòi hỏi lung tung, lo cho họ rất mệt mỏi.

Về thiết bị, có khi ta phải chờ đợi, các cụ ta ngày trước đã dạy: "dục tốc bất đạt" , cứ chờ đến khi thế giới họ làm ra xe bay thì họ sẽ năn nỉ cho không mấy cái nhà máy xe hơi, họ làm ra phi thuyền thương mại thì mấy cái máy bay để đó cho chật chổ à, lại phải nhờ ta lấy giùm, thế thôi, anh hiểu chưa?

SV: Xin ông một vài nhận định về báo chí và truyền thông của ta, các nước tây phương cho báo chí là đệ tứ quyền, một thành viên quan trọng cho sự phát triển, họ kiểm soát hành vi và chính sách của nhà nước, một mặt nào đó, có thể nói họ duy trì công luận độc lập và bảo vệ quyền lợi cho người dân.

TBT: Hồi nãy đến giờ mới thấy anh hỏi một câu coi được, đối với nhà nước, không có lãnh vực nào quan trọng bằng báo chí, do vậy ta mới có những từ ngữ như mặt trận báo chí, công tác tư tưởng hàng đầu...v.v. Lãnh vực này mà xài vô chiêu thì có nước.... húp cháo, nhất là khi bọn phản bội, bọn xét lại Đông Âu cầm đầu là Liên Sô, chém dè bỏ rơi chủ nghĩa siêu việt XHCN, tình hình hơi căn nên ta phải ra lệnh cho báo chí, tung nhiều chiêu hỏa mù làm lạc hướng dư luận, chẳng hạn như không dưạ vào CNXH thì ta dưạ vào tư tưởng Bác, nếu có ai hỏi cắc cớ tư tưởng Bác là tư tưởng gì ? Bác là nhà hành động kia mà, thì cứ trả lời là yêu nước thương nòi, tư tưởng về hạnh phúc ấm no của nhân dân VN và nhân dân toàn thế giới ..v..v thì ai cãi cho được.

Ngày trước khi còn sắp hàng mua nhu yếu phẩm từ các cửa hàng nhà nước, ít ai quan tâm đến nhu cầu "đọc và nghe" , báo chí ta ngày đó viết theo một hướng duy nhất, ca tụng nhà nưóc và ca tụng sản xuất, chửi rủa đế quốc và phản động. Thú thiệt với anh có ai mua báo đâu, chiều nào cũng cho không mấy bà bán xôi, lúc này khi bụng bớt đói, cọng với cái Internet, người ta tập trung nhiều cho nhu cầu này, nên công tác tư tưởng và kế hoạch tuyên truyền cần phải có chiêu thức hẳn hoi, nếu không, có ngày cả mấy triệu dân ở thành phố xuống đuờng đòi lật đổ chế độ, thì có nước mà ....ăn cám.

Nói nhỏ với anh về một vài chiêu để cho anh thấy đuợc sự nghiên cứu và tổ chức chặc chẻ về mặt này:

Tất cả các biên tập của các báo, đài của thành phố đều phải đuợc trung ương bổ nhiệm.

Viết đã kích cá nhân thì được, nhưng không được đụng chạm tới hình tượng cao quý của Bác và Đảng. Phải viết làm sao để tiếp tục thần thánh hóa hai hình tượng này, dù họ là con người hay là tập hợp của một nhóm người. Huyền thoại về Bác được thêu dệt bao nhiêu năm nay như tấm bùa hộ mạng dùng để đè đầu cởi cổ nhân dân, do vậy bất cứ ai có ý định đụng chạm tới yếu huyệt sinh tử này của chế độ, đều phải trả một gía rất đắc.

Gieo vào quần chúng một viễn tượng tươi sáng của đất nước trong tương lai, chổ nào khó nói quá thì dùng số liệu phức tạp hay từ ngữ cao siêu mà chính mình cũng không hiểu nổi, miễn làm sao phải nhắc lui nhắc tới sự ổn định về chính trị, không cần biết ổn định để mà làm gì.

Thành lập một cơ quan kiểm soát báo chí ở trung ương, hàng ngày xem xét coi có anh nào hứng chí đi trật quỹ đạo thì sẽ cách chức từ tỗng biên tập cho đến bí thư toà soạn, đuổi về vườn nuôi gà cho vợ hay cho vô hộp nằm như trường hợp của mấy nhà báo mới đây....v.v.

Tuỳ trường hợp mà ứng biến, nếu tình hình căn qúa, bước kế tiếp sẽ là hợp doanh báo chí. Giả dạng cho toà soạn là tư nhân, nhưng bài viết trước khi lên khuôn phải được đại diện nhà nước thông qua. Muốn duy trì hệ thống muôn năm trường trị của đại hiệp Đông Phương Bất Bại và đại hiệp Castro ở Cuba, dứt khoát ta không thể khoan nhượng về truyền thông.

SV: Xin ông cho biết về việc huấn luyện lực lượng thanh niên đang ở trong quân đội, ngoài chiến đấu chuyên môn, như tác chiến trong rừng, trong thành phố, cao ốc, ngoài biển...v.v , nhà nước có kế hoạch nào nhằm huấn luyện nghề nghiệp cho họ, để trước mắt họ có thể giúp đỡ cho dân chúng như xây nhà, bắt điện...v.v, và khi họ phục viên, ít nhất nghề nghiệp chuyên môn sẽ giúp họ nhanh chóng thích ứng với cuộc sống dân sự, như tìm việc dễ dàng hơn chẳng hạn.

TBT: Tôi chán nói chuyện với anh rồi, bộ đội mà anh gọi là quân đội, sau câu trả lời này, tôi sẽ ngưng vì có hẹn nhậu với mấy bác trong trung ương, tới sớm chớ không họ "BUỒN".

Nói tới bộ đội, có một việc làm tôi đang nhức cả đầu đây, thú thiệt với anh mấy chục năm nay, đạn ở trong kho xì hơi, 3 viên thì lép đến 2, không biết mua ở đâu vì mấy nhà máy ở Tiệp Khắc, Trung Quốc, không bán đạn được cho ai nên đã đóng cửa, dẹp tiệm. Mấy cảm tử quân ở Iraq chơi toàn là bom, nên thị trường đạn dược đã chuyển hướng, mà ta thì làm sao dám làm tới đạn. Chưa kể, thế giới ngày nay không ai còn biết cái kỹ thuật cổ điển của AK54. "Vận dụng sáng tạo" tình hình thực tiễn, đạn lép ta chuyển cho mấy đơn vị không mấy tin tưởng vì họ có thể làm sảng như Thái Lan, đạn xịn ta chuyển về mấy đơn vị do đàn em nắm giữ, hay bỏ vô kho bí mật, khóa lại.

Trở lại câu hỏi ngây ngô của anh, tiến sỹ, phó tiến sỹ vị tất đã làm được gì, đừng nói tới huấn luyện tay nghề cho bộ đội. Đất nước ta căn bản là nông nghiệp, làm ruộng thì cần gì huấn luyện, ngày phục viên, nếu họ không muốn làm nông, họ có thể ra đầu đường vá xe, thứ này học vài giờ là xong chứ gì.

Muốn cho người ta hy sinh, mà anh cho họ về thành, thấy hết mặt trái của sự phồn vinh không gỉa tạo của cán bộ và gia đình, thì làm sao anh đẩy họ vô chổ chết cho được. Bộ đội ta đánh giặc hay vì họ mơ một ngày thế giới đại đồng, không còn biên giới như John Lennon, đề nghị như anh có ngày mấy sư đoàn ở biên giới kéo về vây trụ sở của trung ương đảng, thì tôi phải ăn nói làm sao với bạn bè đây. Thôi tôi xin kiếu.

SV: Định hỏi ông thêm về xây dựng, giao thông và xã hội, nhưng không đủ thời gian, xin cám ơn ông, chúc ông và mấy bác trong trung ương đảng nhậu nhẹt vui vẻ, cũng mong mấy ông trúng gió đi hết, để mấy chục triệu dân khỏi "BUỒN".

Võ Úc
Category: Giải trí | Views: 970 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0