Thứ Ba, 2024-04-16, 10:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 21 » Phản biện xã hội?
7:40 AM
Phản biện xã hội?

Cụm từ này xuất hiện tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 4 năm 2006. Trong báo cáo chính trị được trình bày trước đại hội, có đoạn nói về phản biện như sau: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và tổ chức thực hiện, kể cả công tác tổ chức và cán bộ” (…) “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. (…) “Nhà nước ban hành quy chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”.

Từ chủ trương này, ngày 3 tháng 7 năm 2006, MTTQ đã tổ chức hội thảo về một dự án về quy chế thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Cuộc họp có sự tham dự của nhiều cựu quan chức cao cấp của đảng CSVN trong đó có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Báo chí thời đó liên tục đưa tin về sự kiện này, động viên người dân tích cực đóng góp cho dự án, nhằm mở rộng dân chủ tại Việt Nam . Gần đây, Viện nghiên cứu Khoa học pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại Hạ Long (Quảng Ninh) hội thảo về tăng cường tham gia của xã hội dân sự vào quá trình xây dựng luật. Tại hội thảo, ông Nguyễn Vi Khải, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học nêu ý kiến đề cập đến việc MTTQ Việt Nam đã định tiến hành dự án xây dựng quy chế “giám sát, phản biện xã hội”.

Có thể nói, sau hơn nửa nhiệm kỳ đại hội, Đảng CSVN chưa đưa được Nghị quyết “xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội” vào cuộc sống. Phải nói rằng đây là chủ trương hay, hợp lòng dân, nhưng trên thực tế đến nay vẫn chưa có đất sống. Người dân có quyền được hỏi vai trò của MTTQ ở đâu? lý do gì  khiến dự án quy chế “giám sát phản biện xã hội” bị “treo” lâu đến như vậy? Đất nước đã hội nhập toàn diện vào thế giới, việc quản lý xã hội, phát triển kinh tế hơn lúc nào hết cần phải có sự tham gia của nhân tài, của các tầng lới nhân dân. Nếu như quy chế “giám sát, phản biện xã hội” được xây dựng, biết đâu việc mở rộng địa giới Thủ đô, tình trạng “lô cốt” án ngữ kéo dài trên các đường phố thành phố Hồ Chí Minh và nhiều vấn đề kinh tế, an sinh xã hội khác gây bức xúc cho người dân có thể được giải quyết tốt hơn và quan trọng là hợp lòng dân.

Cứ mỗi lần nghĩ đến cơn lũ lịch sử đã cướp đi gần hai chục mạng người ngay giữa lòng Thủ đô, hàng nghìn tỷ đồng và mỗi ngày bị những “lô cốt” hành hạ lúc đi làm, tôi lại nghĩ đến về dự án “treo” quy chế phản biện xã hội. Vì vậy, tôi quyết định đưa lên blog để xin được chia sẽ, mong muốn dự án dân chủ này sớm có đất sống, người dân bớt khổ.   

Hiền Lương

http://360.yahoo.com/hienluong.2008

Category: Chính trị | Views: 870 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0