Thứ Sáu, 2024-04-26, 1:02 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Một » 23 » Phá sản và Tàn lụi: Bằng cách nào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể hạ bệ chính quyền Trung Quốc
5:52 AM
Phá sản và Tàn lụi: Bằng cách nào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể hạ bệ chính quyền Trung Quốc
Bài của Joshua Kurlantzick


Thông thường, vùng Châu thổ sông Châu Giang, một trung tâm sản xuất công nghiệp của miền nam Trung Quốc, vẫn rền vang âm thanh của những giao dịch thương mại. Dọc theo những quốc lộ mới mở rộng lớn, từng đám các nhà máy sản xuất ra ào ạt mà không coi trọng chất lượng những đồ chơi trẻ em, hàng điện tử gia dụng, và các sản phẩm tiêu dùng khác cho thế giới; tại các thành phố ven sông Châu Giang như Quảng Châu, dân nhà giàu mới nổi đánh bạc trong những khách sạn đầy vẻ phô trương.

Thế nhưng trong những tháng gần đây, vùng Châu thổ này đã bắt đầu có vẻ tương tự như ở Allentown * khoảng những năm 1980. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu quất vào những chiếc hầu bao của người tiêu dùng Âu châu, các đơn đặt hàng cho sản phẩm của vùng Châu thổ đã teo lại. Và những công nhân nhà máy giận dữ, nhiều người chưa được trả lương, đã xuống đường tranh đấu. Trong một vụ việc gần đây, khoảng 300 nhà cung cấp và chủ nợ "của tổ hợp River Dragon [một nhà máy mà các chủ sở hữu không còn ở đó nữa] đã cướp phá các kho tàng trong những mối hy vọng vớt vát được chút gì đó," theo tờ USA Today cho biết.

Loại náo loạn này có khả năng sẽ gia tăng liên tục. Khi nền kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên trở nên tồi tệ trong nhiều năm qua, chính phủ trong tuần này đã loan báo một khoản kích thích cả gói là 586 tỉ đô la. Thế nhưng trong một số trường hợp, có được nhiều thêm lại thành ra như trò cá cược: vào lúc, tại Hoa Kỳ, một thất bại về tài chính sẽ đơn giản có nghĩa là làm sứt mẻ uy tín của Tổng thống George W. Bush, còn tại Trung Quốc thì nó có thể mang ý nghĩa là sự sụp đổ của toàn bộ trật tự chính trị.

Trong nhiều năm, chế độ cai trị ở Bắc Kinh đã chống đỡ cho quyền lực của họ bằng cách sử dụng một giao kèo căn bản với các công dân nước mình, đó là: hãy cam chịu nguyên tắc độc đoán của chúng tôi và chúng tôi sẽ làm cho các người giàu lên. Và trong nhiều năm, điều này có vẻ như có hiệu lực, làm cho nhiều nhà quan sát tình hình Trung Quốc (trong đó có bản thân tôi) kết luận rằng Bắc Kinh đang vươn lên để trở thành một cường quốc. Song thực tế là cuộc khủng hoảng tài chính đã cho thấy, món giao kèo đó lại dựa vào những nền tảng kém vững chắc. Và nếu như Bắc Kinh vi phạm thứ thoả thuận theo kiểu cùng đường này của họ, thì dân chúng, đã tiến hành nhiều cuộc phản kháng, có thể cũng sẽ phá vỡ thỏa thuận của mình một cách chính đáng.

Bất chấp danh tiếng của mình, chế độ chuyên quyền ở Bắc Kinh đã thực hiện bất cứ việc gì nhưng vẫn tỏ ra là chế độ độc đoán. Từ lâu chính quyền nước này đã từ bỏ ý thức hệ cộng sản chân chính, và nhà lãnh đạo gần đây của nó, ông Hồ Cẩm Đào, một nhân vật tầm thường với lai lịch như là một quan chức nơi thôn quê, có đủ mọi uy tín chính trị cách mạng như Bob Dole **. Và vào lúc mà bộ máy an ninh của Trung Quốc tỏ ra tinh vi điêu luyện, thì quốc gia này lại quá rộng lớn, với quá nhiều người dân được rèn kỹ năng và hiểu biết về Internet, mặc dù Bắc Kinh tẩy não các công dân của mình theo cách mà ông Kim Chính Nhật chủ trương ở Bắc Triều Tiên. Hầu hết người Trung Quốc ở thành phố mà tôi đã gặp đều am hiểu về những mặt mạnh và những sai lầm của các nhà lãnh đạo nước họ, và dĩ nhiên là người ta không coi họ có chút nào như là những chúa trời, theo kiểu mà ông Mao đã từng được tôn sùng trong những năm 1950 và 1960.

Cho nên, kể từ những năm cuối 1970, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế, họ đã đặt cược khả năng của mình vào việc thực hiện tăng trưởng kinh tế tiếp tục. "Vào thời điểm xảy ra các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn năm 1989 - thời điểm xảy ra suy thoái kinh tế - "Quần chúng có hiểu biết tại thành thị của Trung Quốc đã có lý do để nổi giận," theo như những đánh giá của chuyên gia về Trung Quốc Jonathan Unger, trong một nghiên cứu về tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. "Lương bổng của họ thấp, và những lời giễu cợt chua cay đã được lưu hành về những người thợ cắt tóc tư nhân với chiếc dao cạo của mình kiếm được nhiều tiền hơn là các nhà phẫu thuật trong bệnh viện với con dao mổ." Thế nhưng trong khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với những nhịp độ bùng nổ trong những năm gần đây, ông viết, "đã có một chính sách có tính toán của chính phủ thiên vị [những cư dân thành thị này] thông qua lương bổng và những đặc lợi." Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đầu tư nước ngoài tới các vùng thành thị ven biển miền đông, tạo ra những chính sách phúc lợi xã hội manh tính thiên vị cho các thành phố, và, trong nhiều năm, đã ngăn chặn những người dân nông thôn di cư lên thành thị, theo đó sẽ giữ cho thị trường lao động mở cho các cư dân trẻ ở đây. Bản thân ông Đặng Tiểu Bình, tác giả của những cải cách kinh tế ở Trung Quốc, đã nói rõ chiến lược thiên vị cho tầng lớp trung lưu và làm cho tăng trưởng cân bằng với ổn định chính trị. "Trước hết phải làm cho một số người giàu lên đã," ông Đặng đã tuyên bố một câu nổi tiếng.

Phần lớn canh bạc của họ đã thành công. Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã công bố mức tăng trưởng hàng năm trên 10%, và giờ đây quốc gia cộng sản trên danh nghĩa này có vẻ nhiều nhà tư bản hơn cả Phố Wall. Thậm chí trong những thành phố ở các tỉnh lẻ như Lanzhou, nơi tôi tới thăm năm ngoái, những khu phố buôn bán lớn, các chợ trời, và những tòa nhà chọc trời mới mọc lên lốm đốm khắp khu buôn bán kinh doanh.

Kể từ cuộc đàn áp khốc liệt ở Thiên An Môn năm 1989, tầng lớp trung lưu thành thị Trung Quốc đã đóng góp vào sự tăng trưởng này - và vào chế độ cai trị này. Trong một cuộc thăm dò dư luận của Pew, hơn 80% người Trung Quốc nói rằng họ cảm thấy hài lòng với những điều hiện trong đất nước của mình, nhiều khoảng gấp ba lần tỉ lệ người Mỹ thấy hài lòng về điều kiện sống ở Hoa Kỳ (để chắc chắn, số liệu này dựa chủ yếu vào các khảo sát đến từ vùng thành thị phía đông Trung Quốc, nơi mà sự hài lòng cao hơn những vùng thôn quê nghèo khó hơn.) Quả thực, khi tôi phỏng vấn những dân nhà nghề Trung Quốc trẻ tuổi trong các thành phố như là Thượng Hải, tôi đã nhận thấy họ ít quan tâm tới sự thay đổi chính trị. "Chẳng có gì quan trọng để nói [về chính trị] hay để tâm vào làm gì," một chàng trai trẻ Trung Quốc với nhiều hoài bão đã nói với tạp chí Time cho một bài báo năm ngoái có tựa đề "China's Me Generation".

Giờ đây, cái giao kèo kia đang sụp đổ. Xuất khẩu cấu thành gần 40% GDP của Trung Quốc - một tỉ lệ quá cao. (Để so sánh, tại Hoa Kỳ, xuất khẩu chiếm khoảng 10% GDP hầu như trong các năm.) Và sự phát triển chậm lại của tình hình tài chính toàn cầu đã gây nên một thiệt hại khủng khiếp. Khoảng 10.000 nhà máy ở phía nam vùng Châu thổ sông Châu Giang Trung Quốc đã phải đóng cửa vào mùa hè năm 2008. Gordon Chang, một nhà phân tích hàng đầu của Trung Quốc, đã ước đoán rằng sẽ có thêm 20.000 nhà máy phải đóng cửa vào cuối năm nay. Vào quý ba năm 2008, Bắc Kinh cũng đã thông báo mức tăng trưởng sút giảm trong năm quý liên tiếp,và một số hãng nghiên cứu tư nhân cho rằng sẽ có một đợt sút giảm sản xuất mạnh mẽ hơn vào năm sau. Thêm vào đó, chỉ số về người thất nghiệp đang tăng vọt như tên bắn; tại Wenzhou, một trong những thành phố xuất khẩu chính, khoảng 20% công nhân đã mất việc làm, theo như tin tức mới đây từ hãng tin Reuters.

Khi mức tăng trưởng chậm lại, khu vực ngân hàng có thể bị tác động, và các thị trường chứng khoán, được lôi cuốn bởi các nhà đầu tư hiểu biết ít ỏi về thị trường, có thể tuột dốc thậm chí mạnh hơn nữa; các thị trường chứng khoán Thượng Hải đã rớt từ mức 6.000 điểm xuống chỉ còn hơn 1.800 trong năm ngoái. (Một mức rơi với quy mô mà nếu trên thị trường chứng khoán Phố Wall thì có thể đưa Hoa Kỳ vào một cuộc Đại Suy Thoái *** lần thứ hai.) Thêm nữa, với việc nhà nước vẫn đang nắm giữ những khoản vốn lớn trong các định chế tài chính, không ai có ý nghĩ thực sự về cơ hội có được những khoản vay mà không phát sinh bất kỳ chi phí nào từ ngân hàng của Trung Quốc, dẫu cho hầu hết ước đoán tin là quốc gia này có khoảng 1 ngàn tỉ đô la những khoản nợ xấu.

Khi nền kinh tế chuyển hướng xấu đi, phản kháng đang tăng lên. Nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi thậm chí chưa bao giờ phải sống qua một cơn suy thoái kinh tế. Tại vùng Châu thổ sông Châu Giang, nhiều tháng ngừng trệ sản xuất đang làm phát sinh các cuộc biểu tình trên đường phố bởi các công nhân cổ xanh lo ngại sẽ không bao giờ nhận được những đồng lương bị giới chủ nợ nữa và những chủ nợ này đã nổi giận với các chủ nhà máy đã đóng cửa rồi trốn biệt. Các cuộc biểu tình này đang chuyển sang bạo lực, và rốt cục có thể chọc tức thành một hành động đáp trả hung tợn, kể từ khi giới chủ nhà máy Trung Quốc ngày càng hay thuê những kẻ sát nhân đánh lại những người biểu tình. Nhìn chung, các cuộc biểu tình đang lan rộng, theo Đài Á châu Tự do cho biết, đi liền sau các cuộc biểu tình tại Châu thổ sông Châu Giang. Mặc dù Trung Quốc trong những năm gần đây đã thoát được qua hàng ngàn cuộc phản kháng, song những người công nhân đã phải quay về túm tụm tại những vùng nông thôn nghèo khổ, chứ không phải tại vùng Châu thổ thịnh vượng hay những khu vực của dân trung lưu khác.

Thậm chí nguy kịch thêm cho chế độ, khi sự suy sụp kinh tế đang đánh vào giá cả nhà đất và công ăn việc làm nơi thị thành nữa. Giới trung lưu thành thị này, nền tảng chính cho sự ủng hộ đối với Bắc Kinh, giờ đây nhận ra thứ tài sản duy nhất, căn nhà đầu tiên của họ, đang mất giá nhanh chóng, trong khi những đứa con họ không thể kiếm được ngay việc làm sau khi ra khỏi trường đại học. Trong một số thành phố lớn, giá nhà đã rớt xuống hơn 50% chỉ trong năm qua. Có lẽ không ngạc nhiên gì, khi các cuộc phản kháng của tầng lớp trung lưu thành thị quanh giá cả đất đai và những vụ thu hồi đất cũng đang tăng lên tại các thành phố như Thượng Hải. "Những phản kháng thuộc loại này, với những người dân thành thị, là những gì mà chính quyền thực sự lo sợ," một chuyên gia bất động sản lâu năm đã nói với tôi như vậy khi ở Thượng Hải. "Đó là các chủ ngân hàng, các bác sĩ, giáo sư, những con người với ảnh hưởng thực sự."

Lần đầu tiên kể từ năm 1989, Bắc Kinh có vẻ hoảng sợ. Gói kích thích to lớn, một động thái táo bạo bởi một chính phủ được biết đến là đang đưa ra những hành động hết sức thận trọng, là một dấu hiệu cơ bản của nỗi lo lắng. (Theo tờ Economisst, chính phủ đã vội vã chủ quan với cú ứng cứu này khi phải đối mặt với một nền kinh tế đang sa sút, thậm chí trước khi họ có được một kế hoạch rõ ràng để tính làm sao cho số tiền bỏ ra có thể tiêu thụ được.) Để chặn trước các hành động phản kháng -- chỉ trong tháng trước đã có hàng tá các cuộc biểu tình của giới lao động, theo tờ Wasington Post -- các chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc cũng đang bắt đầu đưa ra những khoản bồi thường khẩn cấp cho vùng Châu thổ sông Châu Giang và những khu vực có tình trạng náo loạn, nơi mà các chủ nhà máy đang đóng cửa các cơ sở sản xuất của mình mà không chi trả lương nợ công nhân.

Bắc Kinh có thể có đủ khả năng chi một khoản cả gói kích thích kinh tế 580 triệu đô la do họ có gần 2 ngàn tỉ đô la dự trữ ngoại hối. Thế nhưng với tất cả khoản tiền mặt dự trữ của họ, những hành động này của Trung Quốc có thể là không đủ. Một cú hồi sinh cho cuộc đàn áp khốc liệt ở Thiên An Môn năm 1989 của Bắc Kinh không phải là một chọn lựa tốt: hai thập kỷ trước, số lượng những người phản kháng có học là nhỏ hơn nhiều, và Trung Quốc lúc đó có ít lợi ích trong việc giữ gìn danh tiếng toàn cầu của mình. Đồng thời, Trung Quốc đã chấp nhận có những quyền tự do đầy đủ mà những người Trung Quốc bình thường giờ đây đòi hỏi như về lương bổng, nhà cửa công bằng, và những quyền lợi khác. Cho nên, nếu như Bắc Kinh không thể có được nền kinh tế phát triển trở lại, thì có khả năng họ phải đối mặt với làn sóng phản kháng liên tục trong nhiều thập kỷ. Đến lúc này, Trung Quốc đã phải giữ cho các cuộc phản kháng của giới lao động tách biệt không liên hệ được với nhau, để tránh cho chúng không phát triển thành một chủ đề phổ biến hoặc có được một nhà lãnh đạo chung. Thế nhưng nếu như tình trạng suy sụp của Trung Quốc chuyển thành một cơn suy thoái hoàn toàn, thì đất nước này có thể phải đối mặt với mối đe doạ nghiêm trọng đầu tiên cho hệ thống cai trị.

Joshua Kurlantzick là một thông tín viên đặc biệt của tời The New Republic.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

Ba Sàm chú thích:

* Allentown: Thành phố ở trung tâm phía đông bang Pennsylvania.

** Robert Josheph "Bob" Dole (sinh 22-7-1023)... (wikipedia).

*** Đại Duy Thoái: tình trạng suy sụp kinh tế toàn cầu bắt đầu trên hầu khắp các nước vào năm 1929, chấm dứt vào những thời điểm khác nhau, từ những năm 1930 cho tới đầu 1940 tại các nước khác nhau (wikipedia).

THE NEW REPUBLIC

Crash and Burn

by Joshua Kurlantzick
How the global economic crisis could bring down the Chinese government
Post Date Tuesday, November 18, 2008

Normally, the Pearl River Delta, a manufacturing hub in southern China, whirs with the sound of commerce. Alongside massive new highways, clusters of factories churn out toys, electronics, and other consumer products for the world; in Pearl River cities like Guangzhou, nouveau riche businesspeople cut deals at swank hotels.

But in recent months, the Delta has started to seem more like Allentown, circa 1980s. As the global financial crisis hits Western consumers' wallets, orders for the Delta's products have dried up. And angry factory workers, many owed back pay, have taken to the streets. In one recent incident, some 300 suppliers and creditors "descended on the River Dragon complex [a factory where the owners vanished] looting warehouses in the hopes of salvaging something," As USA Today reported.

This unrest is likely to spiral. As the Chinese economy sours for the first time in years, the government this week announced a $586 billion stimulus package. But in some ways, much more is at stake: While, in the U.S., a financial failure would simply mean another dent in George W. Bush's reputation, in China it could mean the breakdown of the entire political order.

For years, the Beijing regime has stayed in power using a basic bargain with its citizens: Tolerate our authoritarian rule and we'll make you rich. And for years, this seemed to work, leading many China-watchers (myself included) to conclude that Beijing was rising into great-power status. But as the financial crisis shows, that bargain rests on weak foundations. And if Beijing breaks its end of the deal, its people, already holding rising numbers of protests, may well break theirs.

Despite its reputation, Beijing's autocracy is anything but absolute. The government long ago abandoned real communist ideology, and its current leader, Hu Jintao, a cipher with a background as a rural bureaucrat, has about as much revolutionary charisma as Bob Dole. And while China's security apparatus is sophisticated, the country is too large, with too many educated, Internet-savvy people, for Beijing to brainwash its citizens the way Kim Jong-il has in North Korea. Most urban Chinese I've met are knowledgeable about their leaders' strengths and flaws, and certainly don't see them as some kind of gods, the way Mao was viewed in the 1950s and 1960s.

So, since the late 1970s, when China's leaders began opening its economy, they have placed their bets on their ability to deliver continued economic growth. "At the time of the Tiananmen protests in 1989"--a time of economic downturn--"China's urban educated populace had good reason to be angry," notes China expert Jonathan Unger, in a study of China's middle class. "Their salaries were low, and sour jokes circulated about private barbers earning more with their razors than hospital surgeons with their scalpels." But as China's economy has grown at explosive rates in recent years, he writes, "there has been a deliberate government policy to favor [this urban population] through their pay slips and perks." China's leaders channeled foreign investment to the urban east coast, created social welfare policies that favored the cities, and, for years, prevented rural people from migrating to the cities, thus keeping the job market open for young urbanites. Deng Xiaoping himself, the author of China's economic reforms, made clear the strategy of favoring the middle class and making growth equal stability. "Let some people get rich first," Deng famously declared.

For the most part, their gamble succeeded. For three decades, China has posted annual growth rates of over 10 percent, and this nominally communist country now seems more capitalist than Wall Street. Even in small provincial cities like Lanzhou, where I visited last year, massive malls, open-air markets, and new skyscrapers dot the downtown.

Since the 1989 Tiananmen crackdown, China's urban middle classes have bought into this growth--and the regime. In one Pew poll, over 80 percent of Chinese said they were satisfied with conditions in their country, almost three times the percentage of Americans who were satisfied with conditions in the U.S. (To be sure, this figure relied primarily on surveys from urban, eastern China, where satisfaction is higher than in poorer, rural areas.) Indeed, when I have interviewed young Chinese professionals in cities like Shanghai, I've found little interest in political change. "There's no point in talking about [politics] or getting involved," one yuppie Chinese told Time magazine for an article entitled "China's Me Generation" last year.

Now, that bargain is breaking down. Exports constitute nearly 40 percent of China's GDP--far too high a figure. (By comparison, in the U.S., exports account for about 10 percent of GDP most years.) And the global financial slowdown is already taking a terrible toll. Some 10,000 factories in southern China's Pearl River Delta area had closed by the summer of 2008. Gordon Chang, a leading China analyst, estimates that 20,000 more will shutter by the end of this year. In the third quarter of 2008, Beijing also reported its fifth consecutive quarterly drop in growth, and several private research firms expect a sharper slowdown next year. Additionally, unemployment is skyrocketing; in Wenzhou, one of the main exporting cities, about 20 percent of workers have lost their jobs, Reuters recently reported.

As growth slows, the banking sector could be hit, and the stock markets, driven by retail investors who know little about markets, could fall even farther; already, the Shanghai stock market has dropped from 6,000 points to just over 1,800 in the past year. (A drop of that size on Wall Street would put the U.S. in a second Great Depression.) With the state still holding major stakes in financial institutions, too, no one has any real idea of the scope of Chinese banks' non-performing loans, though most estimates believe the country has some $1 trillion in bad loans.

As the economy turns sour, protest is rising. Many young Chinese have never even lived through an economic downturn. In the Pearl River Delta, months of layoffs are sparking street protests by blue-collar workers fearing they'll never see back pay owed to them and creditors furious at factory owners who shut their doors and vanish. These demonstrations are turning violent, and ultimately could provoke a violent response, since Chinese factory owners increasingly hire thugs to hit back at demonstrators. Overall, demonstrations are spreading, according to Radio Free Asia, which closely follows the Pearl River Delta. Though China has in recent years weathered thousands of protests, they tended to be clustered in poor, rural areas, not the prosperous Delta or other middle-class regions of the country.

Even worse for the regime, the economic downturn is hitting Chinese home prices and urban jobs, too. Those urban middle classes, the key base of support for Beijing, now find their only asset, their first home, is collapsing in value, while their sons and daughters cannot find jobs right out of college. In several major cities, home prices have dropped by more than 50 percent in just the past year. Perhaps unsurprisingly, urban middle class protests over land prices and land evictions are rising in cities like Shanghai too. "These types of protests, with urban people, this is what the government is really worried about," one longtime real estate expert told me in Shanghai. "These are bankers, doctors, professors, people with real clout."

For the first time since 1989, Beijing seems scared. The massive stimulus package, a bold move by a government known for taking very cautious actions, is a key sign of worry. (According to the Economist, the government raced forward with this rescue in the face of a deteriorating economy, even before it had a clear plan for how the money would be spent.) To forestall protest--just in the past month there have been dozens of labor protests, according to the Washington Post--China's national and local governments are also starting to hand out emergency payments in the Pearl River Delta and other places of unrest, where factory owners are closing up shop without handing out owed wages.

Beijing can afford a $580 billion stimulus package because it has nearly $2 trillion in reserves. But for all its cash, China's actions may not be enough. A redux of Beijing's 1989 Tiananmen crackdown is not a good option: Two decades ago, the number of educated protestors was far smaller, and China had less interest in protecting its global reputation. At the same time, China has granted enough freedoms that average Chinese now demand wages, fair housing, and other rights. So, unless Beijing can get its economy going again, they are likely to face the first sustained wave of protests in decades. Thus far, China has kept the labor protests separate from one another, preventing them from developing a common theme or a common leader. But if China's downturn turns into an outright recession, the country could face its first serious threat to the regime.

Joshua Kurlantzick is a special correspondent for The New Republic.

© The New Republic 2008


Category: Quốc Tế | Views: 1173 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0