Thứ Ba, 2024-04-16, 7:14 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 15 » Khi Con Giun CSVN mọc chút xương sống dưới đế giầy Bắc Kinh
7:45 AM
Khi Con Giun CSVN mọc chút xương sống dưới đế giầy Bắc Kinh

Văn Chu

Hôm 2-12 vừa qua, Thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN Vũ Dũng đã lên tiếng về việc tập đoàn dầu khí Trung Quốc công bố dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng nước sâu ở Biển Đông thuộc Việt Nam, với đoạn như sau: “Biển Đông cũng có phần của Trung Quốc, nhưng nếu hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam thì dứt khoát không thể chấp nhận được”. Trước đó trên báo điện tử Vietnam Net trong luồng của chế độ, đã cho đăng hàng loạt các ý kiến của độc giả ủng hộ tuyên bố của bộ ngoại giao qua người phát ngôn Lê Dũng: "Việt Nam...khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

 
 Thân nhân các ngư phủ Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn chết



Đã lâu lắm rồi, người ta mới thấy thái độ như vừa kể của Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam đối với Trung Quốc. Nhiều người phấn khởi cho rằng, cuối cùng thì nhà nước cũng bật đèn xanh để nhân dân mạnh mẽ lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với lãnh hải của Việt Nam, hầu tạo thế cho nhà nước trên bàn đàm phán. Lối ứng xử này thực ra là điều bình thường, tự nhiên, của bất cứ quốc gia nào khi có tranh chấp về ranh giới và lãnh hải với nước láng giềng. Nhưng với nhà cầm quyền CSVN, thì đây là một sự thay đổi bất thường, khá lý thú, vì trước đây họ vẫn luôn mềm nhũn như con giun trước Trung Quốc. Chẳng hạn như, sau khi công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông qua bản công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng, khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm 1974, Hà Nội không những đã không hề lên tiếng phản đối, mà báo chí của nhà nước còn tỏ ý tán đồng hành động này của Bắc Kinh. Rồi tháng 12 năm 1999 CSVN đã ký nhường Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc cùng nhiều vùng biên giới cho Trung Quốc. Tháng 12 năm 2000, Hà Nội lại ký nhượng thêm cho Trung Quốc một phần vùng vịnh Bắc Bộ. CSVN đã hoàn toàn im tiếng, không dám phản đối khi các ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc giết hại, bắt giữ. Thậm chí không dám cho báo đài loan tin những biến cố này, và khi cho đăng thì không dám nêu đích danh tàu Trung Quốc, mà chỉ cho báo đài dùng chữ tàu lạ, hay tàu nước ngoài. Tệ hơn nữa là CSVN đã ngăn chặn trù dập các thanh niên sinh viên và nhà báo yêu nước, khi những người này muốn biểu tình trước sứ quán Trung Quốc để phản đối hành vi xâm lược, coi khinh dân tộc và nhà nước Việt Nam của Trung Quốc. Trong khi để mặc cho người Tàu giương cờ Trung Quốc tràn ngập thành phố của ta, trong cuộc rước đuốc Thế Vận Hội qua Sài Gòn.

Thế nhưng lần này, CSVN đột nhiên tỏ vẻ hơi cứng cựa đối với đàn anh CSTQ. Đây là sự thay đổi tuy nhỏ, nhưng tích cực. Tạo ấn tượng là có lẽ Đảng CSVN đang muốn trở về tìm chỗ dựa vào dân tộc. Người ta không khỏi đặt câu hỏi: cái gì đã làm cho CSVN tỏ vẻ có xương sống hơn đối với Trung Quốc, và sự thay đổi tích cực này có bền vững và thật hay không?

Có những giả thuyết sau:

1- Phải chăng CSVN đang áp dụng thủ thuật kinh điển của các chế độ độc tài? Đó là khi gặp khó khăn từ nhân dân đang muốn trỗi dậy, các chế độ độc tài thường thổi lên một kẻ ngoại thù, để nhân dân, vì lo giữ nước, mà phải đứng sau lưng chế độ độc tài để đánh giặc. Từ đó chế độ có điều kiện và thời gian thanh toán tiêu diệt nội thù của mình.

2- Hoặc là, phải chăng con giun bị dày xéo mãi nên cũng phải quằn? Trước thái độ càng ngày càng ngang ngược, cực kỳ coi khinh mình của Trung Quốc, CSVN bị mất mặt nên phải phản ứng cứng rắn?

3- Hay là tại dư luận quần chúng trong nước càng ngày càng búc xúc trước việc CSVN để nước ta thua thiệt quá nhiều trong quan hệ với Trung Quốc, nên CSVN không thể không lên tiếng cứng rắn để xì hơi bất mãn. Tránh sự nổi loạn của nhân dân? Và như vậy, phải chăng giới thanh niên sinh viên, các bloggers đã tiên phong dấn thân đẩy sức ép quần chúng này lên, khiến nhà nước phải chuyển hóa?

Người ta không phải thắc mắc lâu với những câu hỏi trên. Trong mấy tuần vừa qua, nhân đánh dấu một năm Trung Quốc ngang ngược sát nhập Hoàng Sa Trường Sa vào khu hành chánh Tam Sa của họ, nhà nước CSVN, qua bộ máy công an dày đặc, tận tình bảo vệ các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn, đã một lần nữa bóp chết ngay từ trong trứng nước những dự tính biểu tình của các thanh niên sinh viên yêu nước đòi lại Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam. Công an sắc phục và thường phục đông hơn người định biểu tình. Các bạn trẻ bị công an cô lập, chia cắt và ép phải giải tán. Những bloggers nổi tiếng trên mạng từng bày tỏ thái độ yêu nước mạnh mẽ lên án Trung Quốc bị công an hỏi thăm trước, và cầm chân không cho cơ hội đi đến gần các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc.

Những hành động đó của nhà cầm quyền Hà Nội đã là câu trả lời rất rõ ràng cho những giả thuyết nêu trên.

Thứ nhất, sự đột nhiên cứng rắn đối với CSTQ của CSVN là không thực chất và không nhất quán lâu bền. Nếu thực sự muốn cứng rắn để tạo thế cho đàm phán ngoại giao, CSVN càng cần phải để cho người dân lên tiếng mạnh mẽ, để dựa vào đó mà mặc cả, như các chính phủ Nhật, Đại Hàn, Trung Quốc, Cam Bốt, Thái Lan đã làm, khi tranh chấp các vùng đảo hay vùng biên giới. CSVN có thừa kinh nghiệm trong đàm phán, vừa đánh vừa đàm, trong cuộc chiến Việt Nam trước đây, và tất nhiên phải hiểu rằng ngoại giao mềm mỏng mà không có lực gì trong tay làm hậu thuẫn, thì chỉ dẫn đến từ thua thiệt này đến nhượng bộ khác mà thôi. Lực duy nhất còn lại trong tay là sức mạnh của dân tộc, mà Hà Nội không cho người dân phát huy, thậm chí còn triệt hạ khi bị đàn anh Trung Quốc khiển trách, thì rõ ràng CSVN chỉ là tay sai của CSTQ. Thương thảo với Trung Quốc trong tư thế này thì chỉ thua thiệt cho quyền lợi của đất nước, và mọi sự đổi chác chỉ đem lại lợi lộc cho chính CSVN và Trung Quốc mà thôi.

Thứ hai, khi vẫn cung cúc bảo vệ triệt để các toà nhà Trung Quốc, dù có bị Trung Quốc ra mặt ức hiếp một cách nhục nhã, thậm chí không cho người Việt biểu dương cờ đỏ sao vàng trước mặt các cơ sở ngoại giaoTrung Quốc, thì chắc chắn CSVN không dám dùng Trung Quốc như là hình ảnh một kẻ ngoại thù, để quy tụ nhân dân về một mối dưới trướng của mình, theo như sách vở của các chế độ độc tài khi gặp đe doạ, khó khăn trong nội trị như giả thiết 2 ở trên.

Chỉ còn lại giả thuyết cuối cùng: CSVN đã phải bất đắc dĩ lên tiếng cứng rắn vì áp lực bức xúc của nhân dân trước những thua thiệt nhượng bộ TQ quá nhiều. Những lên tiếng trên mạng internet của thanh niên sinh viên trong nước và của dân Việt nước ngoài, mà CSVN không thể kiểm soát ngăn chặn được, những nỗ lực liên tục tìm cách khuấy động biểu dương lòng yêu nước của sinh viên trước các biểu tượng của Trung Quốc tại Hà Nội Sài Gòn, và bản lên tiếng mới đây của các cựu chiến binh phản đối công hàm bán nước của cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng; tất cả đã có tác động làm cho CSVN không thể khinh thường, không đếm xỉa đến sự bất mãn của người dân về những nhượng bộ bán nước nữa, nên họ đã phải ra vẻ cứng rắn để giảm áp xuất từ nhân dân.
    
Nhưng thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc của CSVN vẫn còn miễn cưỡng và chỉ thoảng qua. Điều này cho thấy, áp xuất bức xúc từ phiá nhân dân mới chỉ thành công ở bước đầu, và cần được đẩy mạnh hơn nữa. Vấn đề CSVN nhượng bộ đất biển cho Trung Quốc cần được đưa lên mạnh mẽ sôi nổi hơn nữa, để càng nhiều người dân được biết, nhất là các thành phần công an quân đội, vốn là những cột trụ bảo vệ chế độ.

Chắc chắn một khi thấy rõ được cái nhục và họa mất nước về tay Tàu cộng, các bạn công an sẽ thi hành lệnh đàn áp sự biểu hiện yêu nước của các bạn trẻ một cách miễn cưỡng hơn. Thí dụ như chỉ xua đẩy các bạn biểu tình một cách chậm rãi, có lệ; cho các bạn có thì giờ giương cao cờ xí, và biểu ngữ yêu nước trước sứ quán Trung Quốc lâu hơn. Và các công an thường phục sẽ vẫn ra vẻ theo lệnh trên, kềm áp sinh viên biểu tình, nhưng thực ra lại khéo léo kèm nhập vào với thanh niên tạo ra hình ảnh thêm đông đảo người biểu tình. Cũng thế, khi được biết rõ là CSVN đã yếu hèn nhường đất biển cho ngoại bang để đổi lấy quyền lợi cho riêng mình, các sĩ quan và chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam sẽ càng thấy rõ nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ tổ quốc chứ không phải bảo vệ Đảng CSVN.

Lúc đó, chính sức mạnh và ý chí của nhân dân và quân đội Việt Nam sẽ khiến những người cầm quyền phải đứng thẳng người trước sự xâm lấn của Trung Quốc, thay vì phó mặc vận mạng tổ quốc cho một Đảng cầm quyền tùy tiện quyết định. Lúc đó dân ta mới thực sự làm chủ đất nước mình.

Văn Chu


Nguồn: Việt Tân
Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 722 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0