Thứ Năm, 2024-03-28, 8:06 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 16 » Các Blogger, Phiến quân Mới ở Việt Nam
4:50 PM
Các Blogger, Phiến quân Mới ở Việt Nam
 

Geoffrey Cain, Ban Đối ngoại của Chronicle

Chủ nhật, ngày 14-12-2008

Permanent Link

 

Với hệ thống Internet không dây đường truyền tốc độ cao, miễn phí hiện có sẵn tại những tiệm cà phê và các trường đại học trên khắp Việt Nam, các blogger đang ngày càng thách thức hệ thống kiểm duyệt và Đảng Cộng sản cầm quyền.

"Chúng tôi sẽ không xuống đường, chúng tôi sẽ không la to lên bất cứ câu nào. Chúng tôi đang ngồi trước màn hình, gõ bài và đưa lên mạng," đó là lời của một sinh viên đại học, người có tên trên Web là Mr. Cold. "Đó là cách mà chúng tôi chống đối."

Mr. Cold là một phần của một lũ chiến binh blogger, những người viết ra dưới những bí danh như Blacky và Viet+die. Họ nổi tiếng nhờ những quan điểm chống đối chính quyền và họ đưa lên mạng những sự kiện không hề xuất hiện trong hệ thống truyền thông nhà nước đã được gọt dũa cho bớt chuyện phiền toái. Những trang web của nhà nước như VietnamNet và Vietnam News đưa tin tức tiêu biểu về kinh doanh, về bộ máy quan liêu của nhà nước và những dự án phát triển được nhà nước bảo trợ.

"Họ (truyền thông nhà nước) quyết định những gì chúng tôi sẽ được nghe, những gì chúng tôi sẽ phải đọc và những gì chúng tôi sẽ trông thấy," Mr. Cold viết. "Họ là những tấm thân trâu ngựa của những người Cộng sản."

Mặc dù Đảng Cộng sản đã giảm bớt các hạn chế nhờ vào động lực thị trường trong những năm gần đây, song lại không nới lỏng sự kìm kẹp của mình đối với hầu hết báo chí, đài truyền hình và phát thanh, những cơ quan vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ.

Vào tháng Sáu, một phiên tòa đã kết án nhà báo Nguyễn Việt Chiến hai năm tù giam vì đã đưa tin bài về một vụ bê bối tham những lớn trong chính phủ năm 2006. Bốn người khác đã bị thu thẻ nhà báo do đã phê phán việc bắt giữ ông Chiến, theo tin từ hãng thông tấn Associated Press [AP].

Cho tới năm 2007, bất đồng quan điểm chính trị hầu như không tồn tại ở Việt Nam, ngoại trừ cuộc phản kháng được chính quyền cho phép năm 2003 phản đối cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ ở Iraq. Thế nhưng các blogger và những trang Web tin tức chưa đăng ký đã làm cho các giới chức nhà nước tức giận bằng việc thảo luận về AIDS, ma túy và tình dục, những vấn đề quan trọng nhất, khi họ lên tiếng chỉ trích chính quyền.

Như một hệ quả, Hà Nội vào tháng Mười đã thành lập một cơ quan mới - Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - nhằm kiểm soát Internet. Cơ quan mới đã khuấy động những mối lo ngại rằng các nhà lãnh đạo Cộng sản ở đây sẽ thiết lập một phiên bản tiếng Việt của bức "Vạn lý Tường lửa" [Great Firewall] của Trung Quốc, một chương trình kiểm duyệt trực tuyến mạnh để chặn những trang Web phê phán chính phủ Trung Quốc. Khoảng 17,5 triệu trong 86 triệu dân chúng Việt Nam sử dụng Internet, theo các số liệu của chính phủ cho biết - một mức gia tăng mạnh mẽ chỉ từ 200.000 người dùng vào năm 2000.

 

Tín hiệu gửi tới các blogger

 

"Việc xây dựng văn bản pháp luật này còn trao cho các nhà chức trách công cụ pháp lý khác để đàn áp quyền tự do báo chí tại Việt Nam, một thực trạng đã nằm trong số tồi tệ nhất của khu vực dưới dạng quấy nhiễu của chính quyền đối với các nhà văn và nhà báo," theo nhận xét của ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông nam Á của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo có trụ sở tại New York. "Các xử lý tàn nhẫn đối với ông Nguyễn Văn Hải là muốn gửi đi một thông điệp đối với tất cả các blogger trong cả nước."

Vào tháng Chín, ông Nguyễn Văn Hải, người đã lập blog dưới cái tên Điếu Cày, đã bị kết án 30 tháng tù giam cho hành động trốn thuế. Trước vụ bắt giữ, ông Hải đã kêu gọi những cuộc biểu tình chống lại chuyến rước đuốc Olympic khi nó được đưa qua Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Tư và ông cũng đã chỉ trích Trung Quốc về hành động đàn áp dã man của họ tại Tây Tạng. Việt Nam vẫn thận trọng trước những sự việc làm mếch lòng người láng giềng hùng mạnh của mình.

"Những quy chế kiểm duyệt mới này là không phù hợp với quyền tự do ngôn luận, một quyền đã được công nhận bởi hiến pháp và những công ước quốc tế được Việt Nam ký kết," anh Lê Minh Phiếu, một sinh viên được học bổng ngành luật hiện đang theo học tại Pháp đã nhận xét.

Tuy nhiên, ông Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông, đã bảo vệ cho hành động đàn áp thẳng tay, bằng việc cho các nhà báo trong nước biết rằng Việt Nam "phải đối mặt với nhiều thông tin không chính xác" từ các blogger. Bộ này còn cho rằng có khoảng 1 triệu blog, hầu hết trong số đó là không được kiểm soát. Trong tương lai gần, ông Doãn nói, ông sẽ yêu cầu Google và Yahoo trợ giúp để "chỉnh đốn" giới blog. Cả hai gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon đã bị chỉ trích nặng nề về việc giúp chính phủ Trung Quốc trấn áp những nhà bất đồng chính kiến.

Một số blogger Việt Nam nghĩ rằng việc thách thức chính quyền là hại nhiều hơn lợi và họ đã thúc đẩy những sửa đổi theo một chiều hướng nhẹ nhàng hơn.

Blog E-Learner 2.0 của Nguyễn Anh Hùng, là một ví dụ, sẽ dạy những trẻ em nghèo cách sử dụng công nghệ chỉ một lần đưa lên và vận hành. "Tôi muốn giúp để mọi người biết về những gì đang diễn ra trong nền kỹ thuật công nghệ ở Việt Nam," anh nói.

Trang blog Vàng Anh quảng bá cho quyền tự do ngôn luận song không phải là thúc đẩy cho một sự kết liễu chính thể đang cai trị. Các nhà hoạt động phía sau blog được nhiều người ngưỡng mộ thường gặp gỡ nhau mỗi tuần trên các chat room, họ thảo luận về những đề tài nóng của đất nước.

Song nhiều blogger thích thách thức chính quyền Cộng sản và người láng giềng lớn nhất của nó.

Tháng Mười hai năm ngoái, các blogger hoạt động xã hội đã cùng phối hợp tổ chức một cuộc phản kháng lớn ngay trước cửa Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhắc lại chủ quyền tối cao của nước ông đối với quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, nơi cũng được yêu sách chủ quyền bởi Việt Nam và Đài Loan. Những người biểu tình -- hầu hết là sinh viên -- đã hô to "Đả đảo Trung Quốc!" và "Việt Nam muôn năm!"

 

Trang tin tức bị đột nhập

 

Vào tháng Năm, các blogger đã đột nhập vào trang Dân Trí, một trang Web tin tức phổ biến được nhà nước chỉnh đốn, rồi viết lên những khẩu hiệu ủng hộ dân chủ và tinh thần dân tộc ví như "Các công dân chúng ta, hãy đòi hỏi đa nguyên tư tưởng!" "Những người Cộng sản bịt miệng báo chí!"

Các blogger cũng đã chỉ trích cách xử lý có tính chất áp chế của công an đối với những người nông dân phản kháng, kêu ca việc chính quyền đã cự tuyệt trả cho họ những khoản bồi thường thỏa đáng về những phần đất bị nhà nước cho chiếm hữu.

Trong khi đó, hầu hết các blogger đang theo dõi việc truy cập vào chương trình Yahoo 360 của mình, một diễn đàn blog hết sức phổ biến đối với những người Việt Nam trẻ tuổi.

"Chúng tôi gặp may là chính quyền đã không kiểm duyệt Yahoo 360, thế nhưng họ sẽ làm với những quy định mới," Mr. Cold dự báo. "Chính quyền của chúng tôi đã chậm chạp trong việc phản ứng với các blog."

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

A Vietnamese blogger, fearing reprisals, wouldn't give her name. (Chitose Suzuki / AP)

San Francisco Chronicle

Bloggers the new rebels in Vietnam

Geoffrey Cain, Chronicle Foreign Service

Sunday, December 14, 2008

With fast, free wireless Internet now available at cybercafes and universities across Vietnam, bloggers are increasingly challenging censorship and the ruling Communist Party.

"We won't go to the street, we won't shout anything. We're sitting before the screen, typing and blogging," said a university student who goes by the Web name Mr. Cold. "That's how we rebel."

Mr. Cold is part of a clique of militant bloggers who write under such aliases as Blacky and Viet+die. They are known for strong anti-government views and they post events that don't appear in the sanitized state media. Official sites such as Vietnam Net and Vietnam News typically cover business, government bureaucracies and state-sponsored development projects.

"They (state media) decide what we will hear, what we will read and what we will see," said Mr. Cold. "They are slaves of the Communists."

Although the Communist Party has loosened restrictions on market forces in recent years, it has failed to relax its grip on most newspapers, television and radio stations, which remain under strict government control.

In June, a court sentenced journalist Nguyen Viet Chien to two years in prison for reporting on a major government corruption scandal in 2006. Four others had their press credentials revoked for criticizing Nguyen's arrest, according to the Associated Press.

Until 2007, political dissent was almost nonexistent in Vietnam, aside from the 2003 government-authorized protest against the U.S. invasion of Iraq. But bloggers and unregistered news Web sites have angered state officials by discussing AIDS, drugs and sex - and, most importantly, for criticizing the government.

As a result, Hanoi opened in October a new office - the Administration Agency for Radio, Television and Electronics Information - to monitor the Internet. The new agency has sparked fears that Communist leaders here will create a Vietnamese version of China's "Great Firewall," a vigorous online censorship program that blocks Web sites critical of the Chinese government. About 17.5 million of Vietnam's 86 million inhabitants use the Internet, according to government figures - a stark increase from just 200,000 users in 2000.

Message to bloggers

"This legislation gives the authorities yet another legal tool to suppress press freedom in Vietnam, which is already among the region's worst in terms of government harassment of writers and journalists," said Shawn Crispin, Southeast Asia representative for the New York-based Committee to Protect Journalists. "Nguyen Van Hai's harsh treatment was meant to send a message to all of the country's bloggers."

In September, Nguyen Van Hai, who blogged under the name Dieu Cay, was sentenced to 30 months in prison for tax evasion. Before his arrest, Hai had called for demonstrations against China's Olympic torch relay when it passed through Ho Chi Minh City in April and had also criticized China for its crackdown in Tibet. Vietnam is wary of offending its mighty neighbor.

"These new censorship regulations are not in accordance with freedom of speech, a right recognized by the Vietnamese constitution and international conventions signed by Vietnam," said Le Minh Phieu, a Vietnamese legal scholar living in France.

However, Do Quay Doan, deputy minister of information and communications, defended the crack down, telling local reporters that Vietnam "faces a lot of incorrect information" from bloggers. The ministry also says there are about 1.1 million blogs, most of which are unregulated. In the near future, Doan says, he will ask Google and Yahoo to help "regulate" the blogosphere. Both Silicon Valley giants have been heavily criticized for helping the Chinese government repress political dissidents.

Some Vietnamese bloggers think challenging the government does more harm than good and have opted to push for reforms in a milder way.

Nguyen Anh Hung Hung's blog E-Learner 2.0, for example, will teach poor children how to use new technology once up and running. "I want to help people know about what's going on within the tech industry in Vietnam," he said.

The blog site VangAnh pushes for freedom of speech but not an end to the ruling government. The activists behind the popular blog meet weekly in chat rooms, discussing the country's hot topics.

But many bloggers prefer to challenge the Communist government and its biggest neighbor.

Last December, activist bloggers co ordinated a major protest in front of the Chinese Embassy in Hanoi after China's Foreign Ministry spokesman Qin Gang renewed his nation's sovereignty over the disputed Spratly islands in the South China Sea, which are also claimed by Vietnam and Taiwan. The demonstrators - mostly students - shouted "Down with China!" and "Long live Vietnam!"

News site hacked

In May, bloggers hacked into Dan Tri, a popular state-regulated news Web site, typing in pro-democracy and nationalist slogans such as "Our citizens, let's demand pluralism!" "Communists gag the press!"

Bloggers have also criticized heavy-handed police treatment of protesting farmers, who claimed the government has refused to give them fair compensation for lands seized by the state.

In the meantime, most bloggers are keeping an eye on their access to Yahoo 360, a blogging platform that is extremely popular with young Vietnamese.

"We are lucky that the government has not censored Yahoo 360, but they will with the new rules," predicted Mr. Cold. "Our government has been slow to respond to blogs."

 

E-mail Geoffrey Cain at foreign@sfchronicle.com.

This article appeared on page A - 19

Views: 711 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0