Thứ Sáu, 2024-03-29, 8:22 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười Hai » 23 » Yếu tố Việt Nam trong hệ thống an ninh khu vực
4:55 PM
Yếu tố Việt Nam trong hệ thống an ninh khu vực

 

 
 
GS Kolotov nói chuyện bằng tiếng Việt với chủ tịch Nguyễn Minh Triết
GS Kolotov nói chuyện bằng tiếng Việt với chủ tịch Nguyễn Minh Triết

Việt Nam là một quốc gia chiếm vị trí rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống an ninh nào trong vùng Á Đông.

Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

Hơn nữa hiện nay giá trị chiến lược của biển Đông đang tăng lên trong mối quan hệ giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Chiếm vị thế

Cần phải nói thêm là kế hoạch xây dụng trật tự mới trong vùng Á Đông không thể thực hiện được nếu họ không giám sát được Việt Nam.

Chính vì thế, các cường quốc như Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô đã tìm cách chiếm vị thế tại Việt Nam hoặc ít nhiều là có mối quan hệ tốt với giới chính khách tại Việt Nam.

Mỗi quốc gia có hình thức hoạt động khác nhau.

Một số cường quốc đã ra sức tìm cách lập chế độ bù nhìn tại Việt Nam và nước Nga là nước duy nhất không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, mà luôn có quan hệ bình đẳng, giúp đỡ tương trợ Việt Nam.

Cán cân thay đổi
 Hiện tại tình hình không ổn định vì cán cân kinh tế đã thay đổi và không thích hợp với quan hệ chính trị giữa các nước trong vùng Á Đông
 
GS Kolotov

Trong nửa cuối thế kỷ XX, Việt Nam đã đóng vai trò như bộ phận cảm biến trong việc xác định thế cân bằng của các thế lực trong khu vực.

Hiện nay cũng như trong quá khứ, Việt Nam là đối tượng tranh đua ngầm và công khai giữa các cường quốc.

Tình hình thay đổi

Sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thì yếu tố kinh tế trở thành hết sức quan trọng.

Hiện tại thì tình hình không ổn định vì cán cân kinh tế đã thay đổi và không thích hợp với quan hệ chính trị giữa các nước trong vùng Á Đông, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc tế.

Hiện nay, cán cân này đang trong quá trình thay đổi.

Vùng Á Đông bao gồm hai khu vực lớn: Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Hai khu vực này có quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự phụ thuộc lẫn nhau.

Các nước Đông Bắc Á có trình độ phát triển cao hơn, nhưng bị phụ thuộc về mặt tài nguyên.

Các nước Đông Nam Á rất giàu về mặt tài nguyên, nhưng nhiều khi không có công nghệ khai thác.

Vùng Á Đông rất phong phú về mặt chính trị và văn hóa, nhưng rõ ràng là trong vùng thiếu sự lãnh đạo vì thế các nước khác ngoài vùng dễ dàng can thiệp và thực hiện chính sách “chia để trị”.

An ninh kinh tế

Hiện nay, các nước trong vùng đang tìm cách liên kết về mặt kinh tế và tất nhiên bước tiếp theo là sự liên kết về mặt tài chính và chính trị.

Kiểm soát tài nguyên
GS Kolotov tại hội thảo VN học lần 3
 Ai kiểm soát được tài nguyên của các nước Đông Nam Á thì sẽ có thể xây dựng nền kinh tế hiện đại
 
GS Kolotov

Cần phải nói rằng: các nước Đông Nam Á không thể bảo đảm an ninh cho mình về mặt kinh tế và quân sự.

Tất nhiên trên thế giới không phải ai cũng tán thành sự phát triển nhanh chóng của các nước Đông Nam Á và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998 đã chứng minh điều đó.

Hồi đó chỉ có sự can thiệp của Trung Quốc đã giúp làm ổn định tình hình kinh tế tại một số nước.

Sự phát triển của Trung Quốc hiện nay gây lo ngại cho Mỹ.

Chúng ta có thể nói về sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực ASEAN và vùng Á Đông.

Vì nếu ai có thể kiểm soát được tài nguyên của các nước Đông Nam Á, thì có thể xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Chạy đua vũ trang

Sự vắng mặt của một hệ thống an ninh trong khu vực cùng với sự mất ổn định trên thế giới tạo nên cuộc chạy đua vũ trang chưa từng thấy.

Các nước tìm cách mua vũ khí để bảo vệ đất nước của mình.

Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam đều chứng minh rằng: vũ khí hiện đại có thể thay đổi cán cân trên chiến trường.

Chính vì thế, nước Nga hiện nay trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu trong khu vực.

Hơn nữa, tình hình mất ổn định và hoạt động đơn phương của Mỹ trên thế giới cũng ảnh hưởng đến thái độ của các nước Á Đông.

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chắc chắn được biến thành thế lực chính trị và sẽ gây ra những thay đổi về mặt an ninh không những tại Đông Nam Á, mà còn tại Á Đông.

Trong bối cảnh tại vùng Á Đông không có hệ thống an ninh thì sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc sẽ gây ra thay đổi trật tự trong vùng.

Giữa các cường quốc

Rõ ràng là sự tập trung hóa của các nước trong vùng Á Đông dưới chiêu bài Trung Quốc là trái ngược với quyền lợi của Mỹ.

Trong tình hình này Việt Nam được xem như là một nước đứng giữa các cường quốc.

Rõ ràng là bên nào biết cách sử dụng yếu tố Việt Nam thì có thể ngăn chặn sự bành trướng chiến lược của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.

Các cách bố trí lực lượng đang được nghiên cứu không những tại Washington, mà còn tại Bắc Kinh, Hà Nội và Mátxcơva.

Các bên liên quan đến vấn đề địa chính trị này đều đa nghi và cân bằng tương lai giữa các lực lượng chưa được hình thành.

Như vậy, “cuộc chiến tranh vì Việt Nam” sẽ có hậu quả dài hạn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả khu vực Đông Nam Á và vùng Á Đông.

Đến bây giờ Bắc Kinh hoạt động thành công hơn so với các bên khác.

Mỹ và Trung Quốc

Trung Quốc theo dõi chặt chẽ các chính sách của Việt Nam và có phản ứng kịp thời đối với một số họat động của chính phủ Việt Nam.

Theo các chuyên gia Mỹ thì Việt Nam cần phải tìm một liên minh để ngăn chặn cán cân không thuận lợi xung quanh các đảo trên biển Đông, mà Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc.

Chính vì thế, Việt Nam được coi ở Mỹ như là một liên minh tự nhiên.

Nhưng trong bối cảnh của các cuộc chiến tranh đã qua và áp lực về mặt “nhân quyền” và “tự do tôn giáo” thì những đề nghị này tại Việt Nam được coi như là đe dọa cho sự ổn định chính trị của chế độ.

Mỹ xem Việt Nam như là một công cụ hiệu quả có thể sử dụng để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc về phía Nam.

Cựu đại sứ Mỹ Tại Việt Nam chấp nhận “Việt Nam sẽ không bao giờ muốn được coi như là một bộ phận của chính sách chống lại Trung Quốc”.

Linh hoạt giữa đe và búa

Hà Nội lo ngại sự đối vị giữa Trung Quốc-Mỹ và không muốn bị chơi lại như Afghanistan 30 năm trước khi quốc gia này bị thanh toán trong quá trình kiềm chế sự bành trướng về phía Nam của Liên Xô.

Sự tồn tại giữa búa và đe không phải là mới đối với Việt Nam và luật chơi vẫn như cũ: càng nhiều cường quốc bị lôi kéo vào trò chơi địa chính trị, thì Việt Nam càng nhiều cơ hội để linh hoạt.

Vậy câu hỏi bên nào có lợi hơn cho Việt Nam trong tình hình địa chính trị thì vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng?

Ai cũng biết là Việt Nam rất khéo léo trong việc giữ cân bằng giữa các cường quốc và qua lịch sử, Việt Nam thường thực hiện chính sách của mình một cách linh hoạt.

Qua kinh nghiệm lịch sử thì chúng ta biết là: Việt Nam cũng như Afghanistan thuộc về kiểu đất nước luôn đề nghị cho ngoại xâm luật chơi rõ ràng – đối thủ phải trả giá đắt.

Việt Nam là một nước luôn bảo vệ chủ quyền của mình đến cùng.

Chính vì thế Việt Nam có uy tín lớn trên thế giới.

Lá bài Việt Nam?

Một số cường quốc đã có kinh nghiệm đáng buồn trong cuộc chiến tại Việt Nam vào thế kỷ XX.

Nhưng họ vẫn muốn thử chơi lá bài Việt Nam để chống lại đối thủ chiến lược của mình.

Trong bối cảnh này, nước Nga là cường quốc duy nhất không bao giờ xâm lược Việt Nam và thường xuyên thực hiện chính sách trước sau như một với Hà Nội.

Về phía mình, Hà Nội xem Mátxcơva như là một người bạn truyền thống và tin cậy.

Các cường quốc kể cả nước Nga có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của Á Đông với trục tâm là Trung Quốc qua chính sách của mình đối với Việt Nam.

Tất nhiên, tình hình sẽ phụ thuộc nhiều vào chủ trương độc lập của Việt Nam.

Sự phát triển tiếp theo của liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ có thể có kết quả như là liên kết chính trị và tài chính.

Như vậy thế lực và sức mạnh của khu vực tăng lên đáng kể, nhưng không phải ai cũng có thể chấp nhận điều đó.

Ảnh hưởng Đông Nam Á

Như vậy Việt Nam được coi như là một công cụ có thể sử dụng được để tác động đến quá trình này.

Chính vì thế Việt Nam bị áp lực từ nhiều bên để đẩy mạnh hoặc ngăn chặn quá trình này.

Quyết định của Việt Nam sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai của khu vực Đông Nam Á và cả vùng Á Đông.

Vào những năm gần đây, chúng ta thấy là tình hình trên thế giới mỗi năm càng thêm căng thẳng.

Hoạt động đơn phương và không hợp pháp gây tình hình mất ổn định trên chính trường quốc tế.

Những ví dụ vừa qua tại Irắc, Afghanistan, Kosovo, Gruzia đã chứng minh rất rõ là các thế lực thù địch vẫn tiếp tục gây bạo loạn dưới chiêu bài dân chủ và nhân quyền.

Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách thực hiện khái nhiệm đối đầu của họ trong vùng Á Đông (liên kết khu vực và kiềm chế khu vực) và hai bên đều hiểu là họ không thực hiện được chính sách của mình nếu họ coi thường yếu tố Việt Nam.

Điều đó khiến chúng ta phải coi yếu tố Việt Nam là hết sức quan trọng trong hệ thống an ninh khu vực đang trong giai đoạn biến đổi.

GS Vladimir Kolotov là tiến sĩ ngành khoa học lịch sử, hiện đang giữ chức trưởng khoa sử Viễn Đông, Đại học quốc gia St. Petersburg, Nga. Đây là bài tóm lược giới thiệu cho báo cáo của GS Kolotov tại Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần 3, tổ chức tại Hà Nội 5-7.2008

Tham khảo:

Kolotov V. 30 Jahre danach - Die Frage der Lösung politisch-religiöser Konflikte in Südvietnam // Südostasien. Ethnopolitische Konflikte in Südostasien. Nr.1. März. 2005, P. 17-19.

Vladimir Kolotov. “Main Trends of Russia’s Foreign Policy in Transforming East and Southeast Asia”. Brookings Northeast Asia Commentary, April 2008.

Raymond F. Burghardt, “Old Enemies Become Friends: U.S. and Vietnam,” Brookings Northeast Asia Commentary, November 2006.

Lyle Goldstein, “Vietnam’s Maritime Security Environment,” Papers from EUROVIET V Conference, Modern Vietnam: Transitional Identities, St. Petersburg State University, 2002, P.25.

Category: Chính trị | Views: 723 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0