Thứ Năm, 2024-03-28, 7:40 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 8 » Ðích thân Hồ Cẩm Ðào phụ trách việc chống lại Hiến chương 08
7:14 PM
Ðích thân Hồ Cẩm Ðào phụ trách việc chống lại Hiến chương 08



Mark O'Neill, AsiaSentinel 07/01/08, Khưu Bình lược dịch


Mặc dù nhà nước Trung Quốc đã có phản ứng nghiêm khắc đối với những người đề thảo ra cái gọi là Hiến chương 08, một thử thách tinh thần nghiêm trọng nhất đối với Ðảng cộng sản kể từ khi có cuộc biểu tình của học sinh năm vào 1989, thì cái khả năng dập tắt được mối thử thách trên rất ít cho dù Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào đã đích thân phụ trách chiến dịch này.

Vào ngày 10/12/08, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hơn 300 nhà trí thức và hoạt động nhân quyền Trung Quốc đã phổ biến Hiến chương 08, kêu gọi cho một hệ thống luât pháp độc lập, quyền tự do thành lập hội đoàn và chấm dứt sự cai trị độc đảng. Ðây là một văn kiện được phác thảo rất chi tiết và cẩn thận, được công bố vào lúc mà giới lãnh đạo Bắc Kinh ngày càng lo ngại về các mối đe dọa đến sự ổn định –30 năm thịnh vượng đưa đến mức gia tăng trong tiêu chuẩn đời sống chưa từng có trước đây, dường như đang bắt đầu chấm dứt vì kinh tế thế giới đi xuống và nhiều cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc.

Những người ký tên vào Hiến chương 08 là các nhà trí thức thành đạt nổi tiếng, nhưng không được biết đến trước đây về các quan điểm cấp tiến và hoạt động chính trị của họ. Họ cho biết sẽ dự định tiếp tục phổ biến và đẩy mạnh cho bản Hiến chương được thực hiện cho suốt đến tháng.

Ngày tháng rất quan trọng vì năm 2009 là năm có nhiều dịp kỷ niệm –20 năm sau cuộc biểu tình năm 1989 của học sinh đưa đến cuộc thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, 50 năm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng do Ðức Ðạt lai Lạt Ma lãnh đạo, 60 năm ngày hình thành nước Trung Hoa Cộng sản và 90 năm cuộc xuống đường của học sinh ngày 4/5/1919 vì tức giận với sự hèn yếu của nhà cầm quyền trước Hiệp ước Versailles.

Vào gần nửa đêm ngày 08/11/08, hai toán gồm một chục công an nhào vào nhà riêng của hai nhân vật chính đề thảo ra bản Hiến chương, ông Lưu Hiểu Ba và Trương Tổ Hoa, bắt giữ họ và tịch thu máy tính, điện thọai di động, sách vở, thư từ và các tài liệu khác. Công an nán lại ở trong nhà ông Lưu cho đến trưa ngày hôm sau 09/11. Ông Lưu, 53 tuổi, là một nhà bất đồng chính kiến kỳ cựu thường xuyên bị bắt và trải qua 3 năm trong một trại lao động cải tạo, bị bắt giữ vì nghi ngờ là có “âm mưu lật đổ nhà nước”, một tội danh có thể đưa đến hậu quả một án tù lâu dài.

Bộ Tuyên truyền đã cho thi hành một biện pháp cấm đoán nghiêm ngặt báo chí truyền thông trong nước không được đưa ra bất cứ sự đề cập nào đến bản Hiến chương hoặc phỏng vấn những người ký tên, và tổ chức các buổi họp chỉ đạo cho các tổng biên tập báo chí truyền hình để giải thích tầm quan trọng của lệnh cấm và mối đe dọa mà Hiến chương 08 đưa ra.

Nội dung chính trong các buổi họp này là bài nói chuyện ngày 24/12 của chủ tịch Hồ Cẩm Ðào tại hội nghị trung ương Ðảng ở Bắc Kinh từ ngày 9 đến ngày 12/10/08.

Hồ Cẩm Ðào nói, “Các cơ quan tuyên truyền của đảng phải có hành động rõ ràng và với một ý thức mạnh mẽ. Ổn định quan trọng hơn nhiệm vụ. Không có sự ổn định, chúng ta sẽ không thể hoàn thành được gì và sẽ mất tất cả những gì chúng ta đã đạt được. Chống lại việc tây phương hoá và chủ nghĩa ly khai là đường lối chính trị và tư tưởng của đảng mà chúng ta phải theo đuổi lâu dài”.

Nhiều quan chức trong bộ lập luận rằng, với sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu hồi mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đang trải qua một cuộc khủng hoảng vì mức tăng trưởng chậm chạp, nạn thất nghiệp và bất an xã hội đang gia tăng. Những thí dụ gần đây là các cuộc đình công của tài xế tắc-xi và giáo viên tại các thành phố lớn; nổi loạn ở thành phố Longnan thuộc tỉnh Cam Túc làm cho 60 cán bộ nhà nước bị thương; các cuộc biểu tình của công nhân ở Bắc Kinh và một con số dân oan ngày càng gia tăng.

Các tác giả cuả Hiến chương 08 đã lựa ra thời điểm của mình với sự thận trọng. Vào năm 1908, vua Quang Tự nhà Thanh và một nhóm nhà cải cách đã đệ trình một loạt các điều cần cải tổ cho Từ Hi Thái hậu lúc đó đang nắm quyền kiểm soát Trung Hoa. Họ bao gồm một sự thay đổi hoàn toàn sang nền quân chủ lập hiến và dân chủ, đồng thời hủy bỏ các chức vụ ăn không ngồi rồi. Sau 100 ngày, Từ Hi Thái hậu ra lệnh bắt giữ nhà vua và tử hình sáu nhà cải cách.

Ngoại trừ năm 1949, tất cả các dịp kỷ niệm xảy ra vào năm 2009 đều có điểm giống nhau là sự phản kháng của người dân đen chống lại các thất bại, nạn tham nhũng, và sự tàn bạo của nhà nước. Trong khi những người biểu tình vào năm 1989, lúc đầu thì vô tổ chức và về nguyên nhân khác nhau, nhưng Hiến chương 08 đã đề cập rất cẩn thận và lập luận đúng đắn. Hiến chương 08 đặt kiểu mẫu trên Hiến chương 77, lúc đầu chỉ là một thỉnh nguyện thư của giới trí thức Tiệp Khắc vào năm 1977 và lớn mạnh thành một phong trào xã hội đã đóng một phần quan trọng trong việc lật đổ chủ nghĩa cộng sản và xây dựng một xã hội theo sau đó.

Hiến chương 08 viết, “Tất cả mọi thứ bất đồng xã hội đang chồng chất và lòng bất mãn dâng cao. Chế độ hiện thời đang đi thụt lùi đến mức thay đổi không thể tránh được. Trung Quốc là cường quốc duy nhất trên thế giới vẫn còn duy trì một hệ thống độc tài xâm phạm nhân quyền. Tình trạng này phải được thay đổi. Việc cải cách nền dân chủ chính trị không thể để chậm trễ hơn nữa”.

“Sau khi trải qua một thời gian dài về các thảm họa về nhân quyền và những cuộc tranh đấu kháng cự gian khổ, người dân Trung Quốc ngày càng nhận biết rằng tự do, bình đẳng, và nhân quyền là những giá trị phổ quát, và nền dân chủ, cộng hoà và hiến pháp là khuôn khổ cơ bản của một chính phủ hiện đại”.

Một trong những đòi hỏi của bản Hiến chương làm Hồ Cẩm Ðào và các đồng chí của ông ta giận dữ là lời kêu gọi thành lập một cộng hòa liên bang để thay thế cho nhà nước trung ương tập quyền đang tồn tại dưới chế độ cộng sản.

Ông Yan Jiaqi, một cố vấn của Triệu Tử Dương hồi thập niên 1980, và là một trong những nhà trí thức hàng đầu ủng hộ phong trào sinh viên. Sau chiến dịch đàn áp, ông trốn sang Hoa Kỳ sống lưu vong.

Ông nói, “Dự thảo cho một hệ thống liên bang sẽ được đón mừng bởi người dân Ðài Loan, Ðức Ðạt lai Lạt ma và người dân Tây Tạng. Nó là con đường để đạt đến dân chủ và thống nhất một cách hoà bình”.

Các nhà đề thảo ra bản Hiến chương lập luận rằng chế độ độc tài chỉ cho phép người dân có một vài phương tiện để bày tỏ những uất ức của họ, khiến cho bạo động và xuống đường biểu tình là sự lưạ chọn duy nhất

Một thỉnh nguyện thư của 56 người Trung Hoa ở hải ngoại ủng hộ Hiến chương 08 nói rằng, trong khi công cuộc cải cách trong 30 năm qua đã mang lại thêm tự do và nhiều lợi ích kinh tế đáng chú ý, thì chế độ độc tài chính trị nắm độc quyền về thông tin và kiểm soát hệ thống luât pháp làm cho các tổ chức đoàn thể trong xã hội không thể nào bày tỏ được quan điểm của họ.

Thỉnh nguyện thư viết, “Thiếu sót việc giám sát quyền lực làm cho nạn tham nhũng nảy nở, khoảng cách giàu nghèo rộng hơn, giá trị đạo đức bị xói mòn và môi trường bị huỷ diệt. Với loại công lý như vậy thì các bất đồng xã hội ngày càng tồi tệ hơn và bạo động thường xuyên xảy ra. Chúng tôi lo ngại cho tương lai của chủng tộc Trung Hoa”.

Nhà nước Trung Quốc muốn tỉa sức phản kháng này ngay từ nụ và ngăn chặn nó thu nhận sự ủng hộ rộng rãi ngoài xã hội –thành phần trí thức, học sinh, công nhân và tầng lớp trung lưu. Nhiều người tiên đoán rằng năm 2009 sẽ là năm có nhiều biến động. Các tác giả của bản Hiến chương 08 đã đưa cho những người cần nó một bản thiết kế để phản kháng.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 800 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0