Thứ Tư, 2024-04-24, 7:49 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 15 » 2009 ký Nghị định thư về biên giới
9:11 PM
2009 ký Nghị định thư về biên giới
 

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói Việt Nam và Trung Quốc sẽ nỗ lực để ký Nghị định thư về phân giới cắm mốc trong năm 2009.

Hai nước tuyên bố hoàn tất việc phân định cắm mốc biên giới đất liền vào tối 31/12/2008, chỉ vài tiếng trước thời hạn đặt ra.

Trong bài viết đăng trên website Chính phủ, ông phó Thủ tướng nói đây là "thành quả của tinh thần độc lập tự chủ, nắm vững và vận dụng hiệu quả luật pháp quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm giải quyết hoà bình các tranh chấp về biên giới lãnh thổ của các nước khác..."

Ông viết: "Trong thời gian tới, hai bên cần sớm hoàn chỉnh nội dung để ký trong năm 2009 Nghị định thư về phân giới cắm mốc và các phụ lục kèm theo; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới mới, Hiệp định quản lý các cửa khẩu quốc tế và các văn kiện liên quan khác".

Chỉ khi nào ký kết các văn bản nói trên, việc phân giới trên bộ mới được coi là thực sự hoàn tất.

Tuy Chính phủ Việt Nam nhiều lần khẳng định việc phân giới cắm mốc đã hoàn toàn xong xuôi, giới quan sát vẫn đặt câu hỏi về một số địa điểm mà họ cho rằng chưa giải quyết xong bất đồng.

Trong số đó có một số điểm cao ở tỉnh Cao Bằng, địa phương bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc chiến tranh biên giới 1979.

Tuy nhiên, hai địa danh gây chú ý khác là thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm (còn gọi là cửa sông Bắc Luân) đã được thống nhất phân định trong cuộc đàm phán cuối năm ngoái được biết kéo dài tới 8 giờ tối.

Khai thác du lịch

Kết quả là, thác Bản Giốc phụ cao hơn thuộc Việt Nam, với thác chính hai bên thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa cuả mặt thác chính, sau đó tiếp tục đi theo dòng chảy chính của sông Quây Sơn.

Tại cửa sông Bắc Luân, đường biên giới bắt đầu từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ.

 Hai bên sẽ xem xét hợp tác khai thác tiềm năng du lịch Thác Bản Giốc và sẽ ký Thoả thuận cấp Chính phủ về vấn đề này.
 
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm

Ông Phạm Gia Khiêm cho biết hai bên sẽ xem xét hợp tác khai thác tiềm năng du lịch Thác Bản Giốc và sẽ ký Thoả thuận cấp Chính phủ về vấn đề này.

Được biết cho tới nay ngành du lịch của cả hai bên đều đã có các tuyến du lịch tới thác Bản Giốc.

Giới chức Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ thảo luận và ký một thoả thuận cấp Chính phủ về việc thiết lập khu vực tự do đi lại cho tàu thuyền tại khu vực cửa sông Bắc Luân.

Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ quan điểm cho rằng Việt Nam đã "nhượng đất" cho Trung Quốc.

Hôm 14/1/2009 báo điện tử Asia Times đăng bài của tác giả Duy Hoàng, được nói là lãnh đạo đảng Việt Tân tại hải ngoại, bình luận rằng tuy thỏa thuận biên giới Trung Việt đạt được "giúp giải quyết bất đồng âm ỷ lâu nay giữa hai nước, nó lại làm sâu thêm khoảng cách giữa ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và một số người trong quân đội trong nhận thức về hành xử với nước lớn láng giềng Trung Quốc".

Tác giả này nói còn bốn tranh chấp lớn khác về lãnh thổ giữa VN và TQ sẽ ảnh hưởng tới nền chính trị VN năm nay.

Đó là các bất đồng tại Vịnh Bắc bộ; các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bồn trũng Nam Côn Sơn.


Ẩn danh
Chủ nghĩa bành trướng trong giới cầm quyền Trung Quốc không bao giờ tự lùi bước, tự mất đi, nó là mối họa trường kỳ đối với dân tộc Việt Nam ta cùng các dân tộc Đông Nam Á, và ngay cả với chính nhân dân Trung Quốc.

Mấy chục năm qua, trong sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta thiếu vắng hẳn các công trình nghiên cứu và tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài này, thậm chí các cuộc chiến tranh chống bọn diệt chủng Khơ me đỏ ở Cam-pu-chia, bọn bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, ở biển Đông, với xương máu của hàng vạn bộ đội và nhân dân ta, cũng vô cớ (một cách cố ý) bị biến thành đề tài cấm kỵ khiến sự thật lịch sử dần bị vùi lấp.

Tại sao lại có một chủ trương thiếu văn hoá, đi ngược lại lợi ích dân tộc như vậy? ! Vấn đề hết sức nghiêm trọng này cần sớm được làm rõ, mà Hội Nhà văn Việt Nam là nơi cần phải có tiếng nói sớm nhất.

North, Saigon
Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốckhông bao giờ mất đi, mà chỉ biến từ dạng này sang dạng khác. Thời phong kiến thì lịch sử đã chứng minh; Thời loạn lạc có Tàu Tưởng kéo 20 vạn quân vào miền Bắc(cho dù là giải giáp Nhật), thời cộng sản có Đặng Tiểu Bình cho đánh phía Bắc, tiếp tay cho Polpot giết người Việt ở Phía Nam....

Như vậy từ phong kiến đến cộng sản Trung Quốc, có bao giờ đầu người Việt không rơi, máu người Việt không đổ? Dân Trung Quốc bảo người Việt là bội bạc vì trót lấy vũ khí, lương khô, quần áo để đánh Mỹ. Nhưng người dân Việt Nam có được hưởng gì từ cái gọi là viện trợ đó?

Quoc, Hanoi
Trước thông tin một loạt các công ty Trung Quốc sẽ vào khai thác Bô Xít tại Tây Nguyên, Tôi xin thiết tha đề nghị chính phủ cho dừng ngay các dự án này. Hoàng Sa đã mất, Trường Sa thì đang giành giật từng ngày, biển Đông thì bị áp lực, lấn chiếm, căng thẳng từng ngày, TQ xua quân xua dân đi khai thác các đảo và vùng biển chưa có dân ở của ta, biến mọi chuyện thành đã rồi; rêu rao với thế giới các dự án khai thác dầu khí 42 tỷ USD trên thềm lục địa của ta, họ gấp rút phát triển tiềm lực hải quân, xây dựng hạm đội tầm xa, xây căn cứ hải quân tại Tam á-đảo Hải Nam-với tàu ngầm và tên lửa hạt nhân.

Các công ty TQ ào ạt sang Lào, Campuchia, di dân ào ạt sang đó; Nguy cơ là rất hiển hiện; rất lớn; Hà Nội và miền bắc quá gần, không chịu nổi một đòn tấn công tên lửa hành trình phủ đầu. Phòng thủ cả nước, cả Đông Dương đều chỉ dựa vào vùng núi rừng Tây Nguyên, vào dãy Trường Sơn; sao lại cho phép các công ty TQ, hay các công ty Mỹ gốc TQ vào đó được, sao lại cho phép hàng nghìn người tương đương cả sư đoàn TQ ở sẵn đó được.

Thiệt nhiều, lợi ít, tàn phá môi trường, mất an ninh, và đảo lộn đất nước, và còn nhiều việc khác nữa, làm như vậy là có tội ngàn đời; chúng ta cần dừng ngay các dự án này. Tây Nguyên chỉ nên dành cho các dự án Thuỷ Điện, Trồng rừng, du lịch sinh thái...hiệu quả kinh tế vẫn rất cao; không nên vì cái lợi nhỏ mà làm dự án Bô Xít như vậy

PPT, Việt Nam
Một khi các tướng lãnh trong quân đội, cả đương nhiệm và hồi hưu bày tỏ thái độ cả chỗ công khai lẫn nơi riêng tư rằng họ bảo vệ tổ quốc chứ không phải bảo vệ đảng cầm quyền, thì đó là tiếng nói của nhân dân. Người lính biết rằng không thể để vong linh đồng đội nằm lại vất vưởng nơi vùng biên giới mà giới chính trị ngồi tại Hà Nội thỏa thuận nhường lại cho quân thù. Và họ càng không thể thỏa hiệp với việc ký kết các hiệp định dưới áp lực của kẻ ngoại xâm.

Không ai "dễ dàng" đến độ đem cả tiền đồ đất nước để thảo luận trong vòng mấy tiếng chứ đừng nói chuyện 8 giờ. Hai bài đăng trên trang mạng chính phủ của ông PTT Phạm Gia Khiêm cho thấy vai trò của ông trong việc "thực hiện ý đồ bành trướng TQ", và cũng để hiểu tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng đã không muốn nhận ông Khiêm làm BT ngoại giao cho đến khi bị Bộ Chính Trị Cộng Sản bắt ép.

 
Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 695 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0