Thứ Bảy, 2024-04-20, 4:28 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 15 » Đi về đâu, Việt Nam?
10:12 PM
Đi về đâu, Việt Nam?
 
 
Hà Nội
Tác giả ghi nhận tâm trạng con người đằng sau sự hào nhoáng của hạ tầng cơ sở

Một phóng viên người Mỹ vừa trở lại Việt Nam trong những ngày giáp Tết và ghi nhận "những xúc cảm trái ngược nhau về hướng đi của Việt Nam trong năm mới".

Barbara Crossette, phóng viên của báo The Nation, viết:

"Không chỉ quang cảnh sung túc và chủ nghĩa vật chất, ngay cả giữa thời kinh tế khó khăn, và tình yêu với những gì của Tây phương có vẻ làm khó chịu một thế hệ cách mạng đã dành tất cả cho chính nghĩa, mất người thân, mất bạn giữa những hố chôn vô danh trên chiến trường."

"Ngoài ra, đặc biệt ở miền Nam, còn là sự băn khoăn và thất vọng rằng một Việt Nam thống nhất đã không tận dụng được tiềm năng đáng kể của mình."

"Bất chấp gần hai thập niên giải phóng kinh tế, người Việt thấy đất nước họ đình đốn dưới bàn tay sắt của chế độ kiểm duyệt và thủ tục khắt khe, trong lúc các chính trị gia phung phí thành quả kinh tế qua tham nhũng."

 Người Việt thấy đất nước họ đình đốn dưới bàn tay sắt của chế độ kiểm duyệt và thủ tục khắt khe, trong lúc các chính trị gia phung phí thành quả kinh tế qua tham nhũng
 
Barbara Crossette

Cựu phóng viên của báo New York Times cảm thấy một làn sóng chỉ trích đang lên dù mới đây đã có cuộc thanh trừng báo chí.

"Trong giới sinh viên, học giả và đặc biệt là nhà báo, những người phê phán đang trở nên mạnh miệng lạ thường. Tại một hội thảo gần đây của các giáo sư và nhà quản lý đại học, hết người này tới người khác bày tỏ uất ức do những hạn chế chính trị được Hà Nội áp đặt."

"Thông điệp nghe đi nghe lại từ những người tham dự là chính phủ nên hiểu ra rằng tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là tối cần thiết cho phát triển con người và kinh tế."

Nhà báo Barbara Crossette cũng ghi nhận giới trí thức trong nước đang rất quan tâm tới tiểu thuyết mới của nhà văn sống lưu vong tại Pháp, Dương Thu Hương.

Cuốn Đỉnh cao chói lọi, mới xuất bản bằng tiếng Pháp trong khi bản tiếng Việt được công bố miễn phí trên mạng, có nhân vật chính được cho là xây dựng từ nguyên mẫu Hồ Chủ tịch.

Tác giả cho rằng thế hệ trẻ Việt Nam có niềm tin 'mù quáng' vào phương Tây

Đánh giá giới trẻ Việt Nam, tác giả cho rằng trong đa số người trẻ, "có một niềm tin sâu sắc, dù là phi thực tế và mù quáng, vào phương Tây, lại được khuyến khích bởi Việt kiều, những người quay về đem theo tiền của mua nhà, mua hàng mà lớp dân đen không thể có được. Trong mấy năm qua, những cửa hàng thời trang tên tuổi châu Âu đã hất cẳng những cửa tiệm bản địa ở Sài Gòn, nơi mà kiến trúc đương đại vô hồn đang được ưa chuộng."

"Một trung tâm mua sắm khổng lồ cùng các căn hộ cao cấp và một khách sạn đang được xây dựng, bao trùm một dãy phố gồm những bất động sản đắt tiền từ đường Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi, mà xưa có tên là Rue Catinat."

Ám chỉ sự sùng ngoại trong nhiều người Việt, tác giả kết luận bằng ghi nhận rằng cả cụm mua sắm này được gọi là Times Square (tên địa danh được xem là biểu tượng cho thành phố New York).

Bài báo "Where is Vietnam Headed in 2009?" của Barbara Crossette đăng trên báo The Nation ngày 12.01.2009. Quý vị có ý kiến gì về những nhận xét của tác giả, hãy gửi thư cho BBC về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên tay phải.


Nguyen Tuan, TP HCM
Bà Barbara Crossette mới trở lại vn vài ngày thì làm sao có những hiểu biết hết về giới trẻ vn hiện nay? Bài báo của bà chỉ thể hiện quan điểm cá nhân bà, chẳng đại diện cho ai, tầng lớp nào được cả. Đất nước nào, chế độ nào cũng có những vấn đề của riêng nó, nước Mỹ cũng vậy, họ còn khối vấn đề phải giải quyết đó thôi...

no name, Hanoi
Tôi cho rằng đây là một bài viết thái quá. Các vị chẳng hiểu gì về Việt Nam, về những gì Đảng đang làm vì đất nước. Là một người Việt trẻ, tôi luôn luôn tin tưởng vào tương lai của đất nước. Tôi yêu đất nước này, tôi yêu chế độ này.

TD
Bà Barbara Crossette có lẽ đã cảm nhận đúng những xu hướng trái ngược của KT VN hiện nay nhưng chưa nhìn thấy xu thế chính và ngầm của nó.

Xu thế đó hầu hết (trên 99%) trong hơn 87 triệu người Việt cũng không nhìn thấy, dù đang chứng kiến nó. Nhưng người ta đã có tên đặt cho nó rồi.

Đó không phải là xu hướng sính Tây và vật chất của lớp trẻ (nạn nhân vô thức). Đó không phải là xu hướng phản đối ngầm hay công khai của lớp trí thức chân chính, Việt kiều hay hưu trí.

Đó cũng không phải những cố gắng đòi dân chủ ngày càng tích cực của các cộng đồng tôn giáo và dân tộc.

Mà đó là xu hướng tự thay đổi kiểu kỳ nhông của giới cầm quyền chóp bu. Người ta gọi đó là quá trình sang tên tài sản quốc gia (lớn) cho "tầng lớp kế cận" (đứng cạnh quyền lực hiện nay), rồi tầng lớp trẻ này (sau khi không còn gì đáng và cần phải sang tên nữa) sẽ làm cuộc đổi màu ngoạn mục để trở thành lực lượng kinh tế tư bản mới.

Đó là quá trình sang tên pháp lý và đổi màu chính trị đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra ở VN. Đó là sáng tạo Việt Nam!

Linh Phan
Đi về đâu hỡi Việt Nam? Quá dễ trả lời : Đi lên chủ nghĩa xã hội chứ còn đâu nữa. Gần đây tôi có nghe tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu rằng "Nhân lọai đang tiến lên xã hội chủ nghĩa trên qui mô tòan cầu" kia mà. Bác Hồ cũng từng nói "chủ nghĩa xã hội là vô cùng tốt đẹp, là tất yếu của lịch sử" mà Bác nói thì không thể nào sai được.

Huy Hoàng
Tôi không đồng ý với tác giả khi cho rằng"đa số người trẻ, có một niềm tin sâu sắc, dù là phi thực tế và mù quáng, vào phương Tây, lại được khuyến khích bởi Việt kiều ...".

Đa số người Việt hải ngoại, ngay cả những người không nói sõi tiếng Quốc Ngữ, không bao giờ muốn những khu phố, những cao ốc, cửa tiệm phải có tên Tây, tên Mỹ. Những năm sau này, tôi về lại thăm quê hương, tôi đã hoa cả mặt bởi sự xâm nhập văn hóa Tây Âu vào đời sống hàng ngày.

AA
Tôi yêu con người Việt Nam này. Nhưng cũng thật buồn khi phải thấy những nghịch cảnh ngày một nhiều và cũng chỉ biết buồn mà thôi.

Nobody
Hoàn toàn đồng ý với tác giả Barbara Crossette, chỉ xin đính chính một câu như sau: Đi về đâu, Đảng cộng sản Việt nam?

PPT
Tác giả Barbara Crossette đề cập đến khuynh hướng tôn sùng vật chất đối kháng với thể chế chính trị hiện nay ở VN là không đúng.

Chính cái "nhập thế" của CNXH trong kinh tế thị trường tạo ra một "định hướng" nguy hiểm. Theo đó người đảng viên CS theo đuổi nhu cầu hưởng thụ nhanh, vơ vét nhiều trước khi chế độc độc quyền dành cho họ bị sụp đổ.

Một số rất đông đảng viên đã lao vào kinh doanh thủ lợi, một số khác tổ chức thành các tập đoàn tham nhũng trực tiếp hay thông qua dự án.

Người ta cũng có thể thấy những lực lượng hùng hậu như vậy ở Hải Phòng liên quan đến vụ án đang xử hay ở Hưng Yên mấy ngày qua. Cái mà phóng viên cho là "mạnh miệng lạ thường" thể hiện những thay đổi ắt hẳn phải tới mà mọi người dân VN, bao gồm những kẻ bảo vệ thể chế CS mạnh nhất, đã bắt đầu cảm nhận được. Và bao hàm trong sự cảm nhận đó không có vai trò một HCM giả tạo như nhà văn Dương Thu Hương mong muốn.

Rocket
Bạn BVH nói không có căn cứ thì phải chỉ ra không căn cứ chỗ nào chứ? Tôi thấy quá đúng, quá xác thực khi tác giả người nước ngoài nhưng lại am hiểu địa phương đến thế.

Bạn cần dẫn chứng điều gì? Một VN thống nhất nhưng không tận dụng được tiềm năng đáng có? Người Việt thấy nước đình đốn của chế độ kiểm duyệt khắt khe? Tôi nghĩ bất kỳ độc giả BBC nào cũng có thể giải thích cho bạn.

BVH
Có thể xem đây như một các nhìn nhận về xã hội VN hiện tại, tuy vậy, cách nhìn này cũng như bao ý kiến từ hải ngọai khác rất phiến diện và không có căn cứ.

 
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 788 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0