Thứ Ba, 2024-04-23, 3:29 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Giêng » 26 » "Bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua"
6:03 AM
"Bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua"


Ngày 25 tết Kỷ Sửu, Lần đầu tiên UBND Hà nội đứng ra tổ chức “Phố Ông Đồ”, nơi vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng nhiều cụ đồ có hàng chục năm ngồi viết thư pháp trên con phố này, như nhà Thư pháp Cung Khắc Lược, nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn…, đã tỏ thái độ phản đối BTC, bằng cách không chấp nhận vào ngồi trong “lều bạt” mà tự trải chiếu ngồi vỉa hè, như đúng câu vè “Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm”.



Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) đang viết chữ tặng miễn phí cho nhưng ai yêu thích nghệ thuật thư pháp.



Ông phải van lạy lực lượng công quyền, khi họ thẳng tay giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất nhiều công sức thể hiện.



Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc Tử Giám - Quận Ba ĐÌnh đang “chỉ đạo các lực lượng chức năng” xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội.. (Trung tá cảnh sát nhìn hồ đồ thế này thì đến Cụ đồ Liên sống lại cũng không dám bày mực tàu, giấy đỏ ngồi cho chữ, huống hồ cụ Lược)










Chẳng cần những lời nhẹ nhàng, giải thích thấu tình đạt lý, ngay sau đó .. những hình ảnh giật, giằng, vò, ném ... thực sự là không đẹp mặt và vô văn hóa, thách thức công luận của lực lượng công quyền đã diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An, những bậc hiền hiền triết luôn dạy chúng ta… làm Người cũng cần phải học.



Như cảm thấy chưa đủ mạnh tay, Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc tử Giám, đã gọi điện xin chi viện của lực lượng phản ứng nhanh 113 công an Q. Ba Đình xuống ”giải quyết”







Chứng kiến những hành động không đẹp mắt này, Người dân cảm thấy phân nộ và bức xúc với cách mà lực lượng cảnh sát và lực lượng dân phòng đang hành xử.

“Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết, là tái hiện một nét văn hóa của của nguời Hà Nội xưa, sao lại xua đuổi và gọi họ là buôn bán chữ, kinh doanh trái phép được”
“Những người mặc sắc phục cảnh sát đó, đã mất niềm tin với người dân chúng tôi, sự việc vừa diễn ra thật sự làm chúng tôi đau xót”, ông Văn Quý cán bộ Bộ Kế hoạch đầu tư, bức xúc nói.







.. nhà Thư Pháp như Tiến sỹ Cung Khắc Lược, Trịnh Tuấn... tỏ rõ sự thất vọng và chán nản, khi nhìn những bức Thư Pháp, những chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Đức, chữ Tài, và những lời dăn dạy của các bậc tiền nhân, bị lực lượng công quyền giật, ném lên xe không thương tiếc.

“Thật vớ vẩn, quá vớ vẩn, họ đã thiếu hiểu biết và vô văn hóa, họ có thể không cho chúng tôi ngồi đó, nhưng xin đừng đối xử với chúng tôi như những tên tội phạm”, nhà thư pháp Tiến sỹ Cung Khắc Lược nói.





Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày, “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoằng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nào nuôi được người cả, nhất là với “văn hóa nghìn đô” bây giờ thì lại càng không”. Chính quyền đừng đối xử với chúng tôi thiếu công bằng và cứng nhắc như thế.

"Chúng tôi không đi làm thuê, chúng tôi viết chữ không phải vì tiền, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”, nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp gay gắt nói.

Nguồn: Dòng Chúa Cứu Thế
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1205 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0