Thứ Sáu, 2024-04-19, 9:23 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 5 » Tuyên bố chung: ĐƯA ĐẤT NƯỚC THOÁT VÒNG NÔ LỆ CỘNG SẢN
10:33 PM
Tuyên bố chung: ĐƯA ĐẤT NƯỚC THOÁT VÒNG NÔ LỆ CỘNG SẢN


Lời Giới Thiệu: Vào ngày mùng 9 Tết Kỷ Sửu, là ngày 3 tháng 2 năm 2009, một văn kiện quan trọng mang tên Tuyên bố chung Xuân Kỷ Sửu: ĐƯA ĐẤT NƯỚC THOÁT VÒNG NÔ LỆ CỘNG SẢN phát xuất từ trong nước, đã bắt đầu được loan truyền rộng rãi khắp nơi. Văn kiện gồm ba phần chính:

Đầu tiên là phần nhận định tình hình, nói tới những sai lầm chồng chất do hậu quả độc quyền cai trị của đảng Cộng sản VN từ 1945, đưa đất nước tới tình trạng bắt buộc phải thay đổi, trước khi quá muộn. Phần thứ nhì là các nguyên tắc căn bản cần dựa vào để thiết lập một thể chế mới cho đất nước có cơ hội tiến lên cùng thế giới văn minh. Phần thứ ba là những công việc chính yếu, mọi người Việt cả trong và ngoài nước có trách nhiệm tích cực tham gia, để đưa đất nước thoát vòng nô lệ Cộng sản.

Tuyên bố chung Xuân Kỷ Sửu do 7 tổ chức vận động tự do dân chủ trong nước ký tên, gồm: Cao trào Nhân bản, do Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đại diện; Khối 8406 do Linh mục Phan Văn Lợi đại diện tại quốc nội, Giáo sư Nguyễn Chính Kết đại diện taị hải ngoại; Liên minh Dân chủ và Nhân quyền do Kỹ sư Đỗ Nam Hải đại diện; Nhóm tinh thần Linh mục Nguyễn Kim Điền do Linh mục Nguyễn Hữu Giải đại diện; đảng Dân Chủ Thế kỷ XXI do Giáo sư Trần Khuê đại diện; Ủy ban Bảo vệ Phật giáo Hòa Hảo do nhân sĩ Trần Hữu Duyên đại diện; Hội Ái hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, do Mục Sư Nguyễn Hồng Quang ký tên trong nước và Ông Phạm Trần Anh, Chủ tịch Hội Đồng điều Hành Hải Ngoại ký tên ở nước ngoài, cùng với các ông Nguyễn Phùng Phong đại diện Chi hội tại Cambodia, và ông Lê Hưng Quốc đại diện Chi hội tại Thái Lan. Ngoài ra, còn một số người cư ngụ trong nước ký tên với tư cách cá nhân.

Danh sách ký tên tại nước ngoài có 17 Tổ chức và Hội đoàn. Ngoài ra, khoảng 150 người ký tên với tư cách cá nhân, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, Canada, và Úc. Danh sách ký tên được mở rộng để đón nhận thêm những người hậu thuẫn từ khắp nơi.

Dưới đây là toàn văn văn kiện này.

Tuyên bố chung Xuân Kỷ Sửu  ĐƯA ĐẤT NƯỚC THOÁT VÒNG NÔ LỆ CỘNG SẢN


Liên tục cầm quyền từ năm 1945, nhiều thế hệ Bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam thay nhau độc quyền cai trị đất nước với những sai lầm chồng chất, đã phản bội ước vọng tự do dân chủ của toàn dân.

Năm 1986 đảng Cộng sản Việt Nam phải mở cửa để sống còn. Phát triển kinh tế tuy có thay đổi phần nào đời sống cùng khổ của người dân, nhưng rồi vốn đầu tư nước ngoài, tiền viện trợ, tài nguyên quốc gia, thuế dân đóng cố tình bị sử dụng sai, đã đưa đến hậu qủa là một thiểu số đảng viên cao cấp rất giầu có, còn đa số dân lao động vẫn nghèo nàn, cơ cực và thiệt thòi đủ mặt.

Trong khi ấy, thông tin - văn hoá do Đảng trực tiếp chỉ huy ra sức tuyên truyền lừa bịp, nhằm tạo cho người dân ảo tưởng tự mãn, hài lòng với số phận nô dịch. Giáo dục chìm đắm trong lạc hậu, y tế yếu kém, thất nghiệp cao, xuất ngoại lao động bị bóc lột. Tệ nạn xã hội tràn ngập: lừa đảo, trộm cắp, ma túy, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tăng thêm hố cách biệt giầu - nghèo và thành thị - nông thôn. Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong vùng.

Chính quyền tham nhũng, vô hiệu năng, phải dùng công an trị để bảo vệ địa vị độc tôn. Quyền lực lẫn lộn giữa Đảng và Nhà nước đưa người dân vào cảnh một cổ hai tròng. Các quyền căn bản của người dân được ghi trong Hiến Pháp đều bị nhà cầm quyền dùng mọi mánh khóe phủ nhận trên thực tế.

Quần chúng bất mãn khắp nơi: nông dân khiếu nại bị mất đất canh tác, công nhân đình công đòi tăng lương, sinh viên biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn biên giới, lãnh hải. Công giáo tụ họp cầu nguyện công lý vì đất xứ đạo bị tước đọat. Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, người Thượng Tin Lành đòi quyền tự lập, tự do hành đạo; Hơn bốn trăm tù nhân chính trị vẫn bị tiếp tục giam cầm. Tất cả những người vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền một cách ôn hòa đều bị giam giữ, quản thúc tại gia, theo dõi, xuyên tạc, xách nhiễu thường xuyên.

Dân ta muốn phát triển, và có đủ tiềm năng phát triển, nhưng Bộ chính trị chỉ muốn lợi dụng phát triển để phục vụ quyền lợi và địa vị của Đảng. Trong cố gắng hội nhập cộng đồng thế giới để mở mang, Đảng đã bất chấp mọi ý kiến và đòi hỏi hợp lý từ phía người dân. Hậu quả là: lạm phát cao và vật giá leo thang. Chống lạm phát thì tăng trưởng sụt giảm. Toàn bộ các chương trình phát triển đất nước rơi vào bế tắc.

Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, đảng Cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục kìm hãm dân tộc ta trong tăm tối và lừa gạt được nữa. Bừng tỉnh trước ánh sáng của thế giới văn minh, tự do dân chủ và tiến bộ, niềm tin của người dân vào thành phần lãnh đạo hoàn toàn bị đổ vỡ, gây ra tình trạng phá sản về tinh thần. Vừa mất niềm tin vào chính quyền, vừa phải tìm cách sống còn trong cuộc sống khó khăn, căn bản đạo lý và sự tử tế truyền thống trong mối giao hảo giữa người dân với nhau đã bị cạn kiệt, phá sản. Của cải và năng lực có thể giúp tái tạo sự phá sản về vật chất, nhưng sự phá sản về tinh thần là điều đáng sợ, muốn tái tạo, không thể nhờ vào người ngoài, nghiêm trọng hơn: phải cần nhiều thế hệ mới có thể phục hồi.

Trong hơn 60 năm qua, dưới bàn tay độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã phải hy sinh quá nhiều, tới mức hầu như vô lý: Nhiều triệu người chết, hàng triệu gia đình ly tán, ba thế hệ lầm than, để đưa đến một đất nước lạc hậu, tham nhũng, thối nát, độc đảng, độc tài như ngày nay.

Tình hình bi đát này không thể kéo dài. Đã đến lúc dân tộc ta buộc phải lựa chọn: Tiếp tục cam chịu hay chủ động thoát ra bằng con đường dân chủ hoá đất nước, với những nguyên tắc sau đây:

- Dân chủ hiến định: Chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, được quy định trong bộ luật tối thượng là Hiến pháp. Không một cá nhân hay đảng phái nào được tự nhận là đại diện cho dân nắm quyền lãnh đạo đất nước, nếu không được người dân chọn lựa qua các cuộc bầu cử định kỳ, thực sự tự do và công bằng. Hiến pháp bảo đảm chủ quyền của người dân, và nghiêm cấm mọi hành vi hay mưu toan làm giảm vai trò của người dân trong việc tự mình hay chọn người đại diện tham gia công quyền.

- Tự do và nhân quyền: Tự do và nhân quyền không những là căn bản phải có của cuộc sống, mà còn là điều kiện để hành sử quyền công dân, đóng góp cho sự thăng tiến của xã hội. Các tự do về tôn giáo, ngôn luận, giáo dục, hội họp, đi lại, đình công, biểu tình, tư hữu, kinh doanh?, cũng như sự bình đẳng giữa con người đã được ghi nhận đầy đủ trong Tuyên ngôn Hoàn vũ Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) năm 1948, phải được triệt để tôn trọng.

- Quân bằng và kiểm soát: Nguyên do của độc tài và tham nhũng thối nát là quyền hành tập trung vào một cá nhân hay đảng phái, thiếu sự phân quyền hợp lý và thẩm quyền kiểm soát lẫn nhau. Lịch sử thế giới chứng minh những chế độ lành mạnh và ổn định là nơi quyền làm luật được trao cho quốc hội, quyền cai trị được trao cho chính phủ, và quyền xét xử được trao cho tòa án. Cả ba quyền đều độc lập, và kiểm soát lẫn nhau. Cho đến nay, mẫu mực này chứng tỏ là tốt đẹp hơn cả.

Muốn thóat vòng nô lệ Cộng sản để tiến lên cùng thế giới văn minh, dân tộc ta cần tích cực tham gia thực hiện những điều sau đây:

1- Tự do ngôn luận: Bước đầu tiên là tranh đấu đòi tự do ngôn luận, bao gồm cả tự do báo chí, thông tin, sử dụng internet và xuất bản. Tư nhân phải được ra báo, được làm chủ các cơ sở phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành các sản phẩm thông tin, văn hóa, nghệ thuật.

2- Bầu cử tự do: Dùng quyền tự do ngôn luận để vận động, đòi hỏi tổ chức bầu cử một quốc hội mới dưới sự giám sát của quốc tế để bảo đảm tính tự do và công bằng.

3- Hiến pháp mới: Quốc Hội mới làm ra hiến pháp mới xác định tam quyền phân lập; với các nhân quyền ghi trong Tuyên ngôn Hòan vũ Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) phải được tôn trọng triệt để.

Khi hiến pháp mới có hiệu lực, vai trò độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản và tổ chức phụ thuộc như Mặt Trận Tổ Quốc đương nhiên chấm dứt. Đảng Cộng sản sẽ tự định đoạt số phận của mình: giải tán hay phải chấp nhận sinh hoạt như mọi chính đảng khác. Đảng phái chính trị được quyền tự do thành lập.

4- Giải quyết oan ức và nghiêm cấm trả thù: Để tạo đoàn kết và tập trung năng lực của toàn dân trong công cuộc đưa đất nước tiến lên trong giai đọan mới, Quốc Hội sẽ làm hai đạo luật quan trọng:

- Luật điều tra tội ác để giải quyết oan ức: Đạo luật này sẽ cho phép thành lập một ủy ban để truy tầm, mở lại hồ sơ của những vụ án nổi tiếng như Cải Cách Ruộng Đất, Nhân văn - Giai phẩm, Chống Đảng Xét Lại, Thảm Sát Mậu Thân, Đánh Tư Sản Mại Bản, Học Tập Cải Tạo?. Sau khi công khai hóa hồ sơ của những vụ này, Nhà nước sẽ minh oan, phục hồi danh dự cho các nạn nhân.

- Luật nghiêm cấm trả thù: Kinh nghiệm sau biến cố 1975 cho thấy việc trả thù hay bạc đãi những thành phần thất cơ lỡ vận đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cần tránh tái diễn sự sai lầm này bằng một đạo luật cấm mọi biện pháp trả thù vì lý do chính trị. Riêng những kẻ phạm tội ác với dân vô tội, chẳng những bị xét xử bởi luật pháp quốc gia, còn có thể bị nghiêm trị bởi luật pháp quốc tế.

5- Quân đội và lực lượng an ninh đứng ngoài chính trị: Trách nhiệm chính cũng như vinh dự của quân đội là bảo vệ Tổ quốc và bổn phận của các lực lượng an ninh là bảo vệ dân chúng. Từ trên nửa thế kỷ qua, Cộng sản đã sử dụng quân đội và các lực lượng cảnh sát, công an như công cụ cho những mưu đồ của Đảng. Máu xương chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ địa vị và quyền lợi cho một nhóm người, bành trướng một ý thức hệ ngoại lai. Sinh mạng người dân, thay vì phải trân quý để bảo vệ và xây dựng đất nước, đã bị phung phí cho những mục tiêu ngông cuồng của một băng đảng hiếu chiến. Tình trạng này phải chấm dứt. Hệ thống chính ủy trong quân đội và trong ngành cảnh sát, công an phải loại bỏ. Quân đội và các lực lượng cảnh sát công an chỉ bảo vệ Tổ quốc, và duy trì an ninh cho đồng bào cũng như chỉ thi hành nhiệm vụ theo mệnh lệnh của chính quyền hợp pháp thực sự đại diện toàn dân. Quân đội và các lực lượng giữ gìn an ninh không hoạt động đảng phái và không làm kinh tế.

6- Giáo dục nhân bản và khai phóng: Trong nửa thế kỷ qua, đảng Cộng sản đã dùng giáo dục như một lò huấn luyện để sản xuất ra những người chỉ biết nói, nghĩ và làm theo lệnh Đảng. Để đạt mục tiêu này, nhà cầm quyền đã luôn trộn lẫn giả - thật, hoặc biến cải sự thật. Kết quả là mọi giá trị tinh thần và luân lý bị đổ vỡ. Khi lừa dối ngự trị thì sự thật ra đi. Đây là điều phải lọai trừ trong nền giáo dục nhân bản.

Bước đầu tiên trong nền giáo dục nhân bản và khai phóng là bãi bỏ ngay những môn học bắt buộc nhưng vô ích liên hệ tới Đảng Cộng sản. Thực hiện chương trình giáo dục cưỡng bách và miễn phí hết cấp trung học. Chương trình giáo dục phải nhằm mục đích đồng đều mở mang và phát triển con người về mọi mặt.

7- Tự do kinh tế: Kinh tế bao cấp đã đưa nhiều chế độ tới chỗ sụp đổ, và đưa dân tộc ta tới bờ vục thẳm năm 1986. Kinh tế đổi mới đã giúp dân tộc ta khỏi phải chết đói. Nhưng nửa tự do, nửa chỉ huy khiến kinh tế chưa phát lên được đã phá sản. Trong chế độ mới, kinh tế thị trường phải được áp dụng. Chỉ trừ những ngành sản xuất có liên hệ trực tiếp tới an ninh trật tự công cộng cần sự trực tiếp điều động của chính quyền, ngoài ra, tất cả đều do tư nhân làm chủ và quản trị.

Cùng với tự do kinh tế, quyền tư hữu phải được thừa nhận: Doanh nhân được làm chủ xí nghiệp, nông dân được làm chủ ruộng vườn, người dân được làm chủ nhà đất, giáo hội được làm chủ cơ sở tôn giáo?

Ước vọng đã sẵn, đường đi đã thấy. Dấn thân vì Tổ Quốc là trách nhiệm của mọi công dân ở thời điểm này.

Nếu trên tám chục triệu dân cam chịu kiếp tôi đòi cho một nhóm người là Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, thì chỉ việc tiếp tục tuân lệnh Đảng, và chắc chắn sẽ bị những thế hệ con cháu mai sau phê phán, chê trách.

Nếu thấy đã đến lúc cần thoát ra khỏi vòng nô lệ của Đảng, thì phải hành động ngay, trước khi quá muộn.

Huy động toàn bộ những phản ứng tự phát đòi dân chủ từ hơn tám chục triệu người bất mãn dồn áp lực vào đầu não của hệ thống chính trị hiện nay là Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người, từ chỗ đứng của mình trong xã hội, cổ vũ người chung quanh phủ nhận vai trò lãnh đạo của Bộ chính trị dưới nhiều hình thức, từ bất hợp tác đến công khai biểu tình chống đối, đình công, bãi thị. Liên lạc và phối hợp các nơi qua internet, điện thoại di động..., đưa phong trào lên cao nhằm vô hiệu hoá vai trò độc quyền lãnh đạo của Bộ chính trị.

Đồng bào hải ngoại với khối lượng chất sám lớn lao, với phương tiện tài chánh dồi dào và với uy tín đối với chính quyền tại các nước họ đang sinh sống, sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc tranh đấu chung bằng cách vận động dư luận quốc tế lên án và làm áp lực buộc Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng dân chủ và nhân quyền.

Khi vai trò lãnh đạo của Bộ chính trị bị tê liệt, là lúc toàn dân sử dụng tự do ngôn luận để đòi tách mọi hoạt động của đảng ra khỏi chính quyền, tiến tới bầu Quốc Hội Lập Hiến dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Hiến pháp mới do Quốc Hội mới hoàn thành theo ý nguyện của toàn dân, sẽ quy định thể chế mới của quốc gia, dựa trên các nguyên tắc tự do dân chủ và tôn trong nhân quyền.

Với quyết tâm hành động của mọi người quan ngại trước vận mệnh đất nước, Xuân Kỷ Sửu sẽ mở đầu vận hội mới đưa đất nước tiến lên, thoát khỏi vòng nô lệ Cộng sản.

Việt Nam, đầu Xuân Kỷ Sửu, 2009

Category: Chính trị | Views: 815 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0