Thứ Sáu, 2024-04-19, 5:23 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 9 » Hội đồng Nhân Quyền LHQ đánh giá báo cáo nhân quyền của CSVN
9:56 PM
Hội đồng Nhân Quyền LHQ đánh giá báo cáo nhân quyền của CSVN

TNT

Hàng trăm người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, đã tiến hành một cuộc biểu tình ở Geneve, Thụy Sĩ vào ngày thứ Sáu 08-05 trong lúc Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đánh giá báo cáo về nhân quyền tại Việt Nam của nhà nước đương nhiệm.



Đại diện Liên đoàn Khmer Krom, ông Mannrinh Trần, cũng cho hay có khoảng 400 đến 500 người Khmer đến từ Canada, Hoa Kỳ, Ý, Thuỵ Sĩ, Pháp và các nước lân cận đã tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva.

Ông Mannrinh Trần cho biết về ý nguyện của những người biểu tình như sau: “Hôm nay chúng tôi đồng bào Khmer Krom đến đây tại Geneva, Thụy Sĩ biểu tình để đòi chính quyền Việt Nam trả lại đất đai cho đồng bào, đất đai này là của cha truyền con nối từ ngàn năm nay chứ không phải của nhà nước. Chúng tôi yêu cầu nhà nước làm lại luật để trả lại đất đai cho đồng bào. Thứ nhì là vấn đề tôn giáo, Khmer Krom có khoảng 500 ngôi chùa, 20,000 nhà sư mà không có giáo hội thống nhất. Chúng tôi cũng yêu cầu nhà nước trả lại cho người Khmer Krom quyền được thành lập giáo hội riêng biệt không nằm dưới sự kiểm soát của cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc."

Ông Mannrinh cũng cho hay cộng đồng người Khmer Krom yêu cầu Liên Hiệp Quốc gây áp lực để nhà nước CSVN phải tôn trọng nhân quyền cho người Khmer Krom nói riêng và cho đồng bào Việt Nam nói chung.

Trong khi đó, theo bản tin hôm thứ Sáu của Reuters thì những cộng đồng ngưòi Việt hải ngoại với sự hỗ trợ của một tổ chức nhân quyền quốc tế đã trình một báo cáo lên Liên Hiệp Quốc cáo buộc nhà nước CSVN đàn áp những người bất đồng chính kiến và người dân tộc thiểu số, trấn áp tự do báo chí, hạn chế việc truy cập internet.

Trong báo cáo được trình lên Hội đồng Nhân quyền, họ đã yêu cầu CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị bị giam giữ theo những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia của luật pháp Việt Nam.

Theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền thì những vụ quản thúc hành chính, trấn áp tôn giáo, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, bóp nghẹt tự do báo chí cũng như việc sử dụng tràn lan án tử hình là những vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Bản báo cáo cũng nói rằng giới hữu trách Cộng sản Việt Nam thường xuyên sử dụng tội danh làm gián điệp để bắt giam những người bày tỏ chính kiến bất đồng trên mạng lưới Internet.

Bà Penelope Faulkner (tức chị Ỷ Lan), thư ký điều hành của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam nói với hãng tin Reuters rằng có hàng ngàn tù nhân chính trị trên khắp nước và họ bị giam giữ dưới đủ mọi hình thức trong đó có cả quản thúc tại gia.

Trước đó đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva là Vũ Dũng đã bác bỏ những chỉ trích về thành tích nhân quyền ở Việt Nam và gọi những chỉ trích này là ’vu khống và bóp méo sự thật’. Vũ Dũng cũng nói rằng những nhà hoạt động người Việt hải ngoại không nên được phép thuyết trình tại cơ quan Liên Hiệp Quốc, và nhấn mạnh rằng Hà Nội thường xuyên tiến hành các cuộc thảo luận về nhân quyền với Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nước khác.

Khi được hỏi về sự phản đối của Vũ Dũng, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nói rằng các tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam ở hải ngoại phải có quyền lên tiếng trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong cuộc thẩm định về nhân quyền định kỳ ( UPR) vì các tổ chức thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay đều nằm dưới sự khống chế của đảng CSVN

Được biết các quốc gia chủ toạ buổi báo cáo về nhân quyền của CSVN là Nhật bản, Canada và Burkina Faso, nên trước đó Uỷ Ban Thụy Sĩ Việt Nam cùng với Đảng Việt Tân đã ra một lá thư kêu gọi các dân biểu và các đảng phái chính trị tại Geneva hỗ trợ cũng như áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, đồng thời đã gửi 3 lá thư đến các quốc gia chủ tọa Nhật Bản, Canada và Burkina Faso.

Cũng nên nhắc lại, trong mục đích kêu gọi các quốc gia chủ toạ lên tiếng về nhân quyền bị đàn áp trầm trọng tại Việt Nam, ngày 5 tháng 5 một phái đoàn của Đảng Việt Tân đã đến thủ đô Ottawa để tiếp xúc với các nhân vật hành pháp và lập pháp của chính phủ Canada trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi Canada áp lực lên nhà cầm quyền CSVN trong buổi điều trần về nhân quyền tại LHQ vào ngày 8-5.

Ông Hoàng Tứ Duy, Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân, và ông Nguyễn Thành Danh, đại diện Việt Tân tại Ottawa, đã đến gặp gỡ với các viên chức của Bộ Ngoại Giao Canada. Ông Daniel Ulmer, Senior Policy Officer thuộc Human Rights Policy Division, cho biết văn phòng của ông đang soạn bản thông cáo cùng với các khuyến nghị mà chính phủ Canada sẽ trình bày trong buổi phúc trình tại Geneva ngày 8 tháng 5. Ông Ulmer đã vấn ý của phái đoàn Việt Tân để có thêm dữ liệu. Phái đoàn đã đề nghị Canada cần xoáy vào 3 điểm:

1- Quyền tự do lập hội, tụ họp của người Việt Nam. Trong thời gian qua, nhà nước CSVN đã bắt bớ hàng loạt nhà dân chủ vì cho là họ tổ chức biểu tình bất hợp pháp. Thế thì làm sao tổ chức biểu tình một cách “hợp pháp” tại Việt Nam?

2- Quyền sử dụng internet. Hà Nội gần đây ban hành nghị định giới hạn quyền sự dụng internet và quản lý mạng blog. Những giới hạn này đi ngược lại với các quy ước quốc tế bảo đảm tự do ngôn luận mà nhà nước CSVN đã ký kết.

3- Các nhà dân chủ và bloggers hiện đang bị giam giữ. Phái đoàn đã trao hồ sơ với hơn 40 trường hợp “tiếng nói lương tâm” Việt Nam đang bị bỏ tù hay quản thúc tại gia.
"Góp tiếng nói về nhân quyền"

Ngoài Bộ Ngoại Giao, phái đoàn Việt Tân còn gặp gỡ các giới chức Bộ Đa Văn Hóa và Di Trú Canada. Bộ này có chức năng phản ảnh nguyện vọng của các cộng đồng sắc tộc trong chính sách của chính phủ Canada. Ông Tenzin Khangsar, chánh văn phòng Bộ Trưởng, đã tiếp phái đoàn. Là người gốc Tibet và nạn nhân của độc tài cộng sản, ông Khangsar có rất nhiều cảm tình cho trường hợp Việt Nam và hứa sẽ áp dụng các đề nghị của phái đoàn.

TNT




Nguồn: Việt Tân
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 784 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0