Thứ Sáu, 2024-04-19, 10:37 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 11 » “Đồng chí tốt, láng giềng tốt” là thế này ư?
9:12 AM
“Đồng chí tốt, láng giềng tốt” là thế này ư?


Trần Quang Thành

Thế là sau hơn 2 tuần thuyền đánh cá Việt Nam bị tàu lạ tấn công, quấy nhiễu, xua đuổi tại ngư trường truyền thống của Việt Nam. Thế là sau nhiều ngày ngư dân Việt Nam kêu than trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoàn cảnh khốn khổ của mình bị tàu tuần tra Trung Quốc không cho hành nghề giữa vụ cá đang sôi động phải đưa thuyền về bờ neo đậu, xô đẩy cuộc sống ngư dân vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. Mãi đến ngày 4/6/2009, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn mới “giao thiệp” với Đại sứ Tôn Quốc Tường để gọi là “lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.

 

Tàu tuần tra Ngư Chính của Trung Quốc và tàu đánh cá Việt Nam

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết ông thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã “đề nghị phía Trung Quốc không các hoạt động cản trở công  việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biền thuộc chủ quyền của Việt Nam

Khẩu khí dùng ngôn từ của các nhà ngoại giao Việt Nam như Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn hay như người phát ngôn Lê Dũng để lại trong dư luận dấu chẩm hỏi tại sao lại khiếp nhược vậy? Có dịp đọc lại những hàng tin về cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với hành vi của một nước nào đó ảnh hưởng đên chủ quyền Việt nam người ta thường bắt gặp những từ biêu thị thái độ mạnh mẽ như “triệu tập đại sứ … đến Bộ Ngoai giao để….” hoặc “Việt Nam kiên quyết phản đối…và yêu cầu (hoặc đòi) phải ngừng ngay (hoặc châm dứt)”. Nhưng nay thì Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã “giao thiệp” với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường.  Nơi diễn ra cuộc giao thiệp thì được Người phát ngôn giữ kín.

 

Lê Dũng và Tần Cương

Còn về thái độ của ông Đại sứ Trung Quốc trong “cuộc giao thiệp”, Người phát ngôn Lê Dũng chỉ vỏn vẹn thông báo “Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị của phía Việt Nam”.

Phía Trung Quốc thì sao? Họ chẳng phải đợi tới hai tuần sau khi lời “đề nghị” của Việt Nam được phát đi mà chỉ sau 5 ngày, hôm thứ Ba 9/6/2009, Tân Hoa Xã đã loan tải nội dung tuyên bố của ông Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ đề nghị của phía Việt Nam.

Người phát ngôn họ Tần nói: Cấm đánh bắt trong mùa hè ở Nam Hải là biện pháp hành chính thông thường và đúng đắn của Trung Quốc, có mục đích bảo tồn nguồn lợi hải dương trong vùng". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tần Cương còn khẳng định “Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" đối với các đảo thuộc Nam Hải (Biển Đông), bao gồm cả Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), cùng các vùng biển phụ cận”.

Báo Trung Quốc, tờ Hoàn cầu Thời báo mới đây cũng trích lời Tiến sĩ Trang Quốc Thổ, trưởng khoa Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói rằng: Trung Quốc giữ thái độ cứng rắn trong chủ đề bảo vệ chủ quyền của mình tại Biển Đông và tàu tuần tra ngư nghiệp của nước này sẵn sàng bảo vệ nguồn hải sản”.

Còn thái độ phía Việt Nam ra sao? Theo nhận xét của BBC “Ngay từ khi Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm cách đây hơn một tháng, Việt Nam đã lên tiếng phản đối”.

Nhưng trong khi Bắc Kinh đưa những tàu lớn tới giám sát việc thực thi lệnh cấm trên cả vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc chủ quyền của họ, Hà Nội không có hành động đi kèm với những tuyên bố phản đối.

Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Chu Tiến Vĩnh thừa nhận: ''Điều kiện của Việt Nam khó khăn hơn Trung Quốc cho nên lực lượng ra không thể tương đồng được''.

Các ngư dân cũng nói với báo trong nước ''dường như chúng tôi chỉ thấy tàu lạ của các nước canh chừng, chẳng may khi xảy ra sự cố gì đó, cần tàu cứu hộ của ta giúp, thì cũng tốn khá nhiều thời gian.''

Trả lời báo Thanh niên, ngư dân Trần Anh Dũng nói: ''Cũng vì sự hiện diện quá hiếm hoi của lực lượng tuần tra, bảo vệ của Việt Nam nên đôi khi tàu nước ngoài có những hành động thái quá như sách nhiễu khi kiểm tra, đánh đập ngư dân,... thậm chí còn bắt người, thu giữ sản phẩm, phương tiện một cách trái phép”.

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị vì ngư trường bị Trung Quốc phong toả, nên ở Quảng Ngãi, chưa bao giờ nghề vớt rong biển lại thu hút nhiều lao động như hiện nay. Nghề này xuất hiện và nhộn nhịp chủ yếu ở huyện biển mà nghề đánh bắt xa bờ đang hồi bĩ cực vì nạn “ngăn khơi cấm biển” và hàng hải sản rớt giá. Trong khi đó, tại Đà Nẵng, nhiều chủ tàu đánh bắt xa bờ bắt đầu bán tàu chuyển đời lên cạn.

Theo BBC “Vụ bị Trung Quốc cấm đánh cá đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa quyền lợi của ngư dân và chủ quyền của Việt Nam với cách nhà nước nhìn nhận vị trí thực sự của mối quan hệ với Trung Quốc”

Phải chăng phong toả ngư trường ở Biển Đông là cách ứng xử bình đẳng trên tinh thần “đồng chí tốt, láng giềng tốt” mà những người lãnh đạo Trung Quốc đã bắt tay cam kết với những người lãnh đạo Việt Nam?

Lại thêm một bằng chứng về chủ nghĩa bá quyền, bành trướng của Bắc Kính lộ mặt nạ.

Trần Quang Thành
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 622 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0