Thứ Sáu, 2024-03-29, 10:58 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Sáu » 17 » Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo tường trình về nhân quyền, tôn giáo tại Quốc hội Úc
5:19 PM
Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo tường trình về nhân quyền, tôn giáo tại Quốc hội Úc
Gửi vào ngày Thứ Tư, 17 Tháng 6, 2009.
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d'Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************
 
   
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI THỦ ĐÔ CANBERRA NGÀY 17.6.2009


Tại thủ đô Canberra, Phái đòan Văn phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, kêu gọi Úc Đại Lợi khẩn cấp tham gia bảo vệ an ninh vùng Á châu Thái Bình Dương và áp lực cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam
 
 
CANBERRA, ngày 17.6.2009 (PTTPGQT) - Phái đoàn Văn phòng II Viện Hòa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa đến Úc trong một chuyến đi thuyết trình từ ngày 12 đến 22.6.2009. Chuyến đi của Phái đoàn nhằm Ra mắt tập “Thơ Tù” của Hòa thượng Thích Quảng Độ đồng thời thuyết trình về hiện tình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất GHPGVNTN). Thượng tọa Thích Phước Nhơn, Tổng Ủy viên Đặc trách Liên lạc và Đại diện Giáo hội tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, Viện chủ chùa Phổ Minh tại Perth và chùa Phổ Quang tại Bankstown, là Trưởng ban Tổ chức chuyến thuyết trình qua các thành phố Brisbain, Sydney, Canberra, Perth, Adelaide và Melbourne.
 
Trong chuyến thuyết trình qua các Cộng đồng người Việt, Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo đã nhận lời mời của ông Laurie Fergusson, Bộ trưởng Liên bang về Liên lạc Quốc hội và Sắc tộc sự vụ, dùng cơm trưa tại Quốc hội để tường trình tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam. Chư Tăng Ni Phái đoàn GHPGVNTN đến Quốc hội Úc Đại Lợi ở thủ đô Canberra gồm có Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Tăng thống kiêm Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Văn phòng II VHĐ (VP II VHĐ), Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức, Tổng Ủy viên Nghiên cứu Kế hoạch, VP II VHĐ, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Tổng Ủy viên Liên lạc Canada, VP II VHĐ, kiêm Chủ tịch GHPGVNTN Hải ngoại tại Canada, Thượng tọa Thích Phước Nhơn, Tổng Ủy viên Đặc trách Liên lạc và Đại diện Giáo hội tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, VP II/VHĐ, Sư Cô Thích Nữ Bảo Sơn và Sư Cô Thích Nữ Bảo Trường. Tháp tùng Phái đoàn chư Tăng còn có Đạo hữu Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, kiêm Tổng Ủy viên Ngoại vụ Văn phòng II Viện Hóa Đạo, và Đạo hữu Ỷ Lan, Phó giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, Đặc trách Vụ Quốc tế.
 
Tiếp đón Phái đoàn, về phía chính giới Úc Đại Lợi gồm có ông Laurie Fergusson, Bộ trưởng Liên bang về Liên lạc Quốc hội và Sắc tộc sự vụ, cùng với các Dân biểu đại diện hai đảng Lao Động và Tự do, kể cả Dân biểu Jason Clare, Dân biểu Kerry Rea, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội, Dân biểu Julie Bishop, Phó ban lãnh đạo kiêm Ngoại trưởng Đối lập, Dân biểu Sharman Stone, Bộ trưởng nhập cư và công dân Đối lập, Dân biểu Philip Ruddock cùng các ông Bernie Ripoll, Michael Danby và Luke Simpkins.
 
Nhân danh Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, ông Võ Văn Ái kêu gọi Úc Đại Lợi áp lực cho việc thăng tiến Nhân quyền tại Việt Nam. Ông cho biết từ khi Việt Nam mở cửa theo nền kinh tế thị trường tự do ai cũng nói tới sự phát triển phồn thịnh. Nhưng bên sau sự mở cửa kinh tế ấy, Việt Nam là một xã hội đóng kín về chính trị, nơi mà mọi quyền cơ bản và tự do đều bị khước từ. Đảng Cộng sản kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống con người. Không có truyền thông, báo chí tư nhân, không có nghiệp đoàn độc lập, không có xã hội công dân độc lập, không có đối lập. Chỉ có những tôn giáo do Nhà nước thiết lập mới được quyền hoạt động, những tôn giáo độc lập như GHPGVNTN đều bị giải trừ. Mạng Internet bị kiểm soát gắt gao. Dân chủ, đa nguyên là những đề tài cấm kỵ.
 
Ông Ái nhấn mạnh rằng, trong khi Việt Nam tìm cách đóng những vai trò trong cộng đồng thế giới, thì lại không chịu tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, và hoàn toàn chống đối việc cải thiện chính trị. Minh chứng rõ ràng nhất là gần đây tại kỳ Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève hôm đầu tháng 5 vừa qua, các nước thành viên LHQ, trong có Úc Đại Lợi, đã khuyến thỉnh những cải cách cụ thể như cho phép ra báo tư nhân và độc lập, bãi bỏ những sắc luật hạn chế tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, chấm dứt việc tra tấn và quản chế hành chính. Nhưng Việt Nam đã bác bỏ các lời khuyến cáo này.
 
Hôm nay, trong hoàn cảnh thiếu vắng đối lập, các phong trào tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo một tôn giáo lớn, đang là tiếng nói đại biểu cho các xã hội dân sự. GHPGVNTN đang đóng vai trò thiết yếu cho khối Dân Oan và những đòi hỏi nhân quyền. Nhưng kết quả là GHPGVNTN trở thành đích nhắm cho mọi sự đàn áp. Hàng giáo phẩm và các thành viên Giáo hội bị bắt giam, hăm dọa và sách nhiễu. Nhà lãnh đạo GHPGVNTN, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2009, bị tù đày, quản chế suốt 27 năm ròng vì ôn hòa bênh vực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Hiện ngài đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Công an canh gác chặt chẽ, mất hết mọi tự do, nhưng Hòa thượng vẫn cất lời kêu gọi cho dân chủ và nhân quyền.
 
Gần đây, Hòa thượng cất lời kêu gọi cho một vấn đề quan thiết không riêng cho Việt Nam mà cả toàn vùng Á châu Thái bình dương. Đó là sự xâm lấn lãnh thổ lãnh hải Việt Nam. Năm 1999 và năm 2000 Việt Nam đã ký kết hai hiệp ước trên đất liền và trên biển qua đó dâng hiến nhiều đất và biển cho Bắc Kinh. Trung quốc cũng xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa va Trường Sa, áp lực các công ty Tây phương ngưng khai thác dầu lửa cho Việt Nam trên các quần đảo này. Tàu chiến Trung quốc bắn vào tàu đánh cá Việt Nam cấm họ đánh cá trên hải phận của Việt Nam.
 
Lời kêu gọi Tháng 5 Bất tuân Dân sự - Biểu Tình Tại gia công bố hôm 29.3.09, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tố cáo Việt Nam nhượng bô khai thác quặng bô-xít cho Trung quốc trên Tây nguyên. Dự án này đã gây lên sự phản đối của hàng nghìn nhà khoa học, nhà môi sinh, và ngay cả giới chuyên gia quân sự. Vì lý do gây ra đại nạn sinh thái, ô nhiễm rừng, trời và các mạch nước, lòng sông, hủy hoại vùng xanh Tây nguyên, phá hoại văn hóa các sắc tộc dân lưu cư. Nhưng nguy hại hơn cả là nguy cơ mất nước cho dân tộc Việt Nam. Tây nguyên là nóc nhà của ba nước Cam Bốt - Lào- Việt Nam, là vùng yết hầu quân sự. Thế mà hàng chục nghìn công nhân Trung quốc sẽ đổ vào Tây nguyên. Chinalco là công ty Trung quốc mà Úc Đại Lợi rất quen thuộc là một trong những công ty khai thác bô-xít này. Lời Kêu gọi nói trên của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ nhằm ngăn chặn dự án này.
 
Trong cuộc trao đổi với chính giới Úc tại thủ đô Canberra Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo và ông Võ Văn Ái đã kêu gọi Úc Đại Lợi lưu tâm đến việc Trung quốc xâm lấn lãnh thổ Việt Nam và các nước Đông Nam Á cũng như nỗ lực của Trung quốc nhằm kiểm soát các đường biển thuộc vùng Á châu Thái Bình Dương. Do Úc Đại Lợi là đối tác và có quan hệ giao hữu với Việt Nam, Phái đoàn kêu gọi Úc Đại Lợi:
 
- lưu tâm đến vấn đề quan thiết với Trung quốc nói trên, để kết liên cới các nước dân chủ trong vùng nghiên cứu các biện pháp bảo đảm an ninh cho vùng Á châu Thái Bình Dương;
 
- áp lực Việt Nam có những bước tiến cụ thể trong vấn đề thực thi nhân quyền tại Việt Nam qua những hành động sau đây:
 
1. Phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và bảo đảm mọi quyền tự do sinh hoạt tôn giáo. Là một xã hội dân sự lớn và quan trọng, GHPGVNTN có thể đóng vai trò chủ yếu cho Việt Nam trên phương diện tâm linh, giáo dục, văn hóa, xã hội, và phát triển kinh tế;
 
2. Trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và tất cả tù nhân bị bắt vì lý do biểu tỏ ôn hòa quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và chấm dứt mọi sự sách nhiễu, khủng bố các thành viên GHPGVNTN;
 
3. Cho phép báo chí tư nhân và độc lập ra đời theo lời yêu cầu năm 2000 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
 
Phần kết luận, ông Võ Văn Ái nhận thức rằng tự do tôn giáo là chìa khóa cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Nên ông kêu gọi Phân ban Nhân quyền Quốc hội tổ chức cuộc điều trần tại Quốc hội về hiện tình GHPGVNTN và các phong trào đòi hỏi cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 651 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0