Thứ Năm, 2024-03-28, 10:10 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 6 » Sứ quán Trung Quốc đòi “khuyến cáo, nhắc nhở VietNamNet”
10:02 PM
Sứ quán Trung Quốc đòi “khuyến cáo, nhắc nhở VietNamNet”

Linh Thủy

Sau khi Tuần Việt Nam thực hiện bàn tròn trực tuyến "Giải pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp" theo yêu cầu của đông đảo độc giả, Đại sứ quán Trung Quốc đã có một số phản hồi về cuộc thảo luận này.

Tham tán Kinh tế - Thương Mại Hồ Tỏa Cẩm đã có buổi trao đổi với Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Thông tin & Truyền Thông, Quản Duy Ngân Hà.

Để đáp ứng nhu cầu được thông tin đa chiều của độc giả, chúng tôi xin giới thiệu lại nội dung cuộc trao đổi này.

Ông Hồ Tỏa Cẩm nói mình đã có 12 năm gắn bó với VN.

Ông cũng đã từng là nhà báo cho Tân Hoa Xã trong 6 năm, trong đó có 2 năm thường trú tại VN.

Bắt đầu phần trình bày, ông Cẩm nói bằng tiếng Hoa, để một người phiên dịch dịch lại qua tiếng Việt. Nhưng sau đó ít phút, ông đã trực tiếp nói bằng tiếng Việt.

Tham tán Kinh tế - Thương Mại Hồ Tỏa Cẩm: "Tuần Việt Nam – VietNamNet đã có những ngôn luận không hữu nghị với Trung Quốc"


Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Minh Phong, bà Phạm Chi Lan, Nhà báo
Nguyễn Quang Thiều, ông Thân Đức Việt trong buổi thảo luận trực tiếp
"Giải pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp" - ảnh: VNN


Ông Hồ Tỏa Cẩm nói được sự ủy quyền của ngài Đại sứ, thay mặt Đại sứ quán Trung Quốc, nói về buổi tọa đàm bàn tròn trên VietNamNet:

Trong ngày 16/6, Tuần Việt Nam – báo VietNamNet đã phát biểu những ngôn luận không hữu nghị với Trung Quốc trong bài: "Giải pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp".

Trong bài này có chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Bà ấy tôi cũng biết, trước là phó chủ tịch VCCI. Có Nguyễn Minh Phong – học giả về kinh tế. Hai ông bà này là có tên tuổi, nhất là bà Phạm Chi Lan, chúng tôi cũng có tiếp xúc nhiều lần. Lần này, bà ấy phát biểu những lời không hữu nghị.

Chúng tôi chấp nhận là hàng hóa Trung Quốc bây giờ vào VN rất nhiều, thông qua hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch. Chúng tôi thừa nhận một số ít hàng hóa Trung Quốc… (người nói bỏ lửng - PV). Nhưng tùy theo từng lớp hàng hóa, lớp cao lớp thấp. Có hàng giả hàng nhái. Nhưng chính phủ cũng có ý kiến rõ ràng, không cho phép hàng kém chất lượng vào VN.

Nhưng tại sao hàng hóa vào VN chất lượng tốt và kém lẫn với nhau? Do chủ yếu không phải chính phủ Trung Quốc làm thế nào, mà theo cơ chế thị trường. Bên này có người mua, có người nhận, bên kia có người giúp.

Nhưng trong đó, trong buổi tọa đàm này, bà Phạm Chi Lan gọi hàng Trung Quốc là “lũ quét”. Chúng tôi không thể chấp nhận được. "Lũ quét" là gì, là một cái gì rất có hại, tai hại. Mạnh hơn lũ lụt. Không phải.

Thực ra, chính phủ VN vẫn luôn hoan nghênh hàng TQ vào VN, nhưng tất nhiên là với chất lượng cao. Hàng chất lượng kém qua biên mậu là chúng tôi đả kích, hạn chế. Chính phủ 2 bên, bản thân tôi và Bộ Công thương luôn trao đổi ý kiến, để làm thế nào hàng người tiêu dùng ưa thích sang VN.

Tôi chỉ ra là nêu hàng TQ là lũ quét là không đúng. Không phù hợp. Không nên như vậy. Lần này, trọng tâm là tôi nói về bà Phạm Chi Lan nói sâu vào chính phủ Trung Quốc.

Nếu mà chúng tôi, chính phủ TQ là như vậy, thế thì thôi, thì chúng tôi chấp nhận. Nhưng thật ra là mà không phải vậy. Không phải là chính phủ Trung Quốc là chính phủ không có lương tâm, không phải là chính phủ TQ khuyến khích sản xuất hàng có hại.

Bài này nói nguyên nhân tại sao hàng TQ rẻ. Chúng tôi đọc nguyên nhân thứ 4 là không thể chấp nhận được: "TQ làm cái gì là làm tới cùng cho được. Có khi họ, tức là chính phủ Trung Quốc, không cần quan tâm nhiều hoặc bất chấp những cái thuộc về đạo lý kinh doanh hay lương tâm kinh doanh, làm hàng xấu, hàng độc... Ngay cả đối với người dân của họ, họ còn không quan tâm. Trẻ em của họ phải uống sữa độc hại mà học còn không quan tâm…"

Công ty ấy ở Hà Bắc - công ty Tam Lộc - đã phá sản. Các lãnh đạo cao nhất của công ty này, một người bị bắn chết, 6 người bị tù, trong đó mấy người bị tù chung thân. Rất là kiên quyết.

Ở bên này nói chính phủ TQ là trẻ em TQ phải uống sữa độc hại mà còn không quan tâm là không đúng. “Vậy nên đối với người nước ngoài mua hàng kém chất lượng và độc hại thì họ chàng không coi đó là vấn đề của mình” – Chúng tôi cho là hoàn toàn sai về sự thực.

Đó là giải thích vì sao hàng TQ rẻ. Hàng TQ rẻ có nhiều nguyên nhân: năng suất, kĩ thuật, kể cả nhân công. Có nhiều thứ. Chúng tôi áp dụng khoa học kĩ thuật. Cả thế giới phải công nhận.

Còn chuyên gia Nguyễn Minh Phong cũng có lời nói TQ đã hi sinh 750 triệu người nông dân của họ để có giá thành lao động cực thấp. Thực ra là không phải.

Cơ quan báo chí coi người Phạm Chi Lan, Nguyễn Minh Phong này là chuyên gia – coi là chuyên gia rất là hiểu Trung Quốc. Thực ra tôi không biết bà ấy đi Trung Quốc mấy lần. Tôi đoán là bà ấy không hiểu Trung Quốc.

Lại khẳng định "tình anh em"

Sau khi nêu các ý không tán đồng các ý kiến của chuyên gia VN đưa ra, ông Hồ Tỏa Cẩm khẳng định:

"Hiện giờ chúng ta có quan hệ gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trung Quốc với các nước khác là không có quan hệ này. Việt Nam cũng như vậy. Hai nước ta là Xã hội Chủ nghĩa. Đều coi trong đời sống dân sinh, không phải coi thường dân sinh. Cho nên giới báo chí phải làm theo lời, thỏa thuận của 2 chính phủ, 2 nhà nước."

"Xuất phát từ quan điểm này, tôi thấy VietNamNet chưa làm đúng thỏa thuận của hai nước." – Ông Cẩm nhắc lại.

“Đối với những người ấy, phát biểu không đúng sự thực. Tôi sẵn sàng trao đổi với ông bà ấy về Trung Quốc. Hai người này được coi là chuyên gia Trung Quốc. Nhưng cũng có cả phóng viên Nguyễn Quang Thiều. Mấy ông này là theo dõi Trung Quốc từ nhiều năm, ở Đông Âu hay là Liên Xô cũ. Trung Quốc không phải cửa quan như vậy đâu.”

“Mong muốn khuyến cáo, nhắc nhở, cảnh thị" VietNamNet

Ông Hồ Tỏa Cẩm đã nhắc lại không dưới 3 lần, mong muốn các cơ quan VN phải "khuyến cáo, nhắc nhở, cảnh thị" báo VietNamNet.

"Bài này đăng trên mạng VietNamNet, có nhiều nơi kể cả ở Trung Quốc cũng biết. Bây giờ, về internet truyền bá rất nhanh, kể cả nước ngoài. Chính phủ VN cho phép đăng những bài này, làm cho chúng tôi thấy là ngạc nhiên." - Người từng có "12 năm gắn bó với VN" nói.

“Lần này chúng tôi chỉ mong muốn là Bộ TT&TT nhắc nhở, đề xuất, cảnh thị với những người có liên quan, những cơ quan thông tấn báo chí, cụ thể là VietNamNet, nếu làm về hàng Trung Quốc, cứ làm thôi, không có vấn đề gì, nhưng làm trước hết phải đúng sự thực.

Thứ hai là đăng những bài vừa phải, TQ cũng như VN, mình phải nghĩ đến chính sách báo chí của nhà nước.

Tôi làm báo chí lâu năm tại Tân Hoa Xã, trong đó có 2 năm thường trú tại VN. Tôi rất là biết báo chí VN. Bây giờ giới báo chí 2 nước rất hay trao đổi với nhau. Hai nước có quan hệ rất là tốt. Tại sao lại có vấn đề như vậy?

Sứ quán chúng tôi mong là những cơ quan có liên quan kiểm điểm công việc này. Không để việc này tổn hại, thương hại cho dân chúng TQ, thương nhân TQ, chính phủ TQ.”

Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Quản Duy Ngân Hà: Không phải là chính kiến của một cơ quan, tổ chức

Trả lời các vấn đề mà ông Tham tán Hồ Cẩm đưa ra, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Quản Duy Ngân Hà khẳng định:

"Tôi nghĩ rằng, trong bài báo này, trước hết không phản ánh quan điểm của một tổ chức, một cơ quan đối với vấn đề này, mà là quan điểm của các học giả trao đổi với nhau, trước thực trạng anh cũng thấy là bên cạnh những sản phẩm rất là tốt, cũng có sản phẩm chưa đáp ứng được chất lượng, chưa đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người dân.

Tôi nghĩ rằng đây là quan điểm của học giả trao đổi trong khuôn khổ một buổi tạo đàm, không thể hiện chính kiến của một cơ quan hay một tổ chức về vấn đề này.

Thứ 2, việc đăng báo, đăng các bài như thế nào là trách nhiệm thuộc tòa soạn, không phải là được phép hay không được phép của chính phủ VN. Tất nhiên là chúng tôi, cục báo chí, cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, đối với những bài báo vi phạm pháp luật VN, thì các tòa soạn có đăng những bài đó sẽ bị xử lí theo các mức độ vi phạm.

Còn nói "Chính phủ VN cho phép đăng những bài này" là không chính xác.”

Bà Quản Duy Ngân Hà cũng tái khẳng định: "Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là quan hệ hết sức đặc biệt, truyền thống. Quan hệ thương mại 2 nước trong thời gian qua là rất phát triển. Việc mà chúng ta phản ánh mặt tiêu cực cũng là cách để thúc đẩy cho, giảm bớt tiêu cực và tăng cường cho sác sản phẩm, hoạt động tích cực giữa hai nước. "

Bà Hà bày tỏ lời cảm ơn ông Tham tán đã trao đổi với Vụ hợp tác quốc tế. Và hứa "sẽ xem xét, báo cáo lại với các đồng chí có trách nhiệm, Cục báo chí của Bộ TT&TT về vấn đề này", "chúng tôi sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước."

"Nhắc nhở quản lý" và "khẳng định tình thân"

Ngay sau những lời khẳng định của bà Quản Duy Ngân Hà: “việc đăng những bài ấy là chuyện của tòa soạn.”, ông Cẩm nói lại: "Với những bài có liên quan tới quan hệ đối ngoại, chính trị, bộ phận nội bộ, không nên tung ra bên ngoài mà không có quản lý. Lần này tôi muốn nghe khẳng định lại, mong cơ quan quản lý báo chí VN, nếu báo chí nào đăng những bài có liên quan tới quan hệ đối ngoại, có liên quan đến vấn đề nhạy cảm, thì theo tôi cũng quản lý được. Nếu trước kia quản lý chưa kĩ, thì sau này – tôi gọi là có thể quản lý được, can thiệp được."

Sau đó, ông Cẩm lại tiếp tục nói về tình thân của mình đối với Việt Nam và tình cảm hai nước Việt - Trung:

"Tôi với VN rất là thân. Tôi là một trong những người trong sứ quán ở VN lâu nhất nhất. Tôi chứng kiến sự phát triển của VN mười mấy năm gần đây. Năm 1993, tôi sang VN, lúc đó VN rất nghèo... Mười mấy năm, VN phát triển rất mạnh mẽ, tăng cường hội nhập vào kinh tế khu vực. Vị thế của VN trên quốc tế cũng mạnh hơn.

Chúng tôi rất vui mừng chừng kiến sự phát triển của VN. Rất vui là VN cùng TQ là 2 nước anh em cùng phát triển. Tôi rất là mong muốn sau này chúng ta gặp nhau, chúc mừng những thành quả mà 2 nước đã đạt được."

Cũng trong buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Quản Duy Ngân Hà nhắc lại lời mời Đoàn cán bộ Văn phòng Quốc Vụ Viện Trung Quốc sang thăm VN.

"Năm ngoái, chúng tôi có thư mời đoàn bên Văn phòng Quốc vụ viện và Bộ tuyên truyền TQ sang thăm VN năm ngoái, các anh nói là do ảnh hưởng trận động đất Tứ Xuyên, kinh phí phải tiết kiệm nhiều, nên không sang được. Chúng tôi cũng rất muốn được đón đoàn, bằng chi phí của phía VN. Thế thì các anh có hẹn là có thể là năm 2009.

Nhân đây, tôi cũng xin đề nghị anh, chuyển giúp lời của Bộ TT&TT, mong muốn được mời đoàn quản lý báo chí của Trung Quốc sang thăm VN. Chúng ta có thể trao đổi được nhiều việc, chính sách quản lý báo chí.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 669 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0