Thứ Năm, 2024-03-28, 7:25 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Sáu » 25 » 20 TỶ ĐÔ LA CHO THÂU TÓM ĐỢT 1!
8:32 AM
20 TỶ ĐÔ LA CHO THÂU TÓM ĐỢT 1!




 Trong các bài trước đây Quan Làm báo đã đăng tải một phần thông tin về nhóm lợi ích đang thao túng toàn bộ chính sách tài chính, - tiền tệ của Việt Nam.
Chúng tôi sẽ cho đăng loạt bài cụ thể trong các loạt bài tiếp theo để mọi người có cái nhìn rõ nét hơn.
 Đến ngày hôm nay, nhóm lợi ích thâu toám ngân hang đã hoàn thành bước 1 với thị phần họ nắm và chi phối chiếm 35% thị phần tín dụng cả nước. Kế hoạch đang được các nhóm lợi ích này khẩn trương đưa ra để:

1.   Đối phó với việc bị thanh tra, kiểm tra của Ban nội chính, Ban chống tham nhũng nếu có trong đợt chỉnh đốn Đảng;
2.   Xoá dấu vết thôn tính phạm pháp và kết thúc đợt thâu tóm đợt 1.
3.   Khẩn trương lên kế hoạch để chuẩn bị bước tiếp vào Đợt thâu tóm Đợt 2.

I/ KẾ HOẠCH ĐỐI PHÓ NẾU BỊ BAN NỘI CHÍNH CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KIỂM TRA:

Trước tình hình Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng không còn nằm trong tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguy cơ sẽ bị thanh kiểm tra những hoạt động không minh bạch trong hoạt động thâu tóm ngân hàng và tái cấu trúc một cách bất bình thường, Bố già Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang và Thống đốc Nguyễn Văn Bình  đã lên kế hoạch đối phó trong đó chủ yếu trọng tâm sẽ lấy cớ và lợi dụng vào chủ trương "Ổn định kinh tế vĩ mô” của Chính Phủ vừa được Quốc hội thông qua. Kịch bản đã được nhóm lợi ích này đặt ra: Trong trường hợp nếu một trong những ngân hàng Phương Nam, Eximbank, Bắc Á, Techcombank, ACB, Kiên Long, Việt Bank, Bản Việt, ACB, VietA Bank, Ngân Hàng Đại Dương, Samcombank bị kiểm tra thì họ sẽ phát thông điệp cho ngừng giao dịch trên khắp cả nước để gây rối loạn và hoang mang trong cả nước. Với thị phần qua đợt thâu tóm đã nắm được 35% cho họ một công cụ khủng khiếp có thể gây sức ép và phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và vi mô đặc biệt nếu lại có những quan lại nằm trong hệ thống Chính Phủ tung hứng cùng với nhóm lợi ích thì hậu quả sẽ khôn lường.
Trên cơ sở đó Thống đốc Bình được phân công nhiệm vụ sẽ đề xuất lên Thủ Tướng phải thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô trên hết và cho phép kéo dài thơi gian kiểm tra sang năm sau. Với mục tiêu này nhóm lợi ích sẽ có thời gian để thực hiện ngay bước 2 của quá trình thâu tóm.

II/ BƯỚC 2: CHUYỂN HOÁ TÀI SẢN THÂU TÓM THÀNH TIỀN VÀ TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ XOÁ SẠCH DẤU VẾT PHẠM PHÁP:

Hiện nay, dù đã thâu tóm được nhiều ngân hàng và tài sản trên khắp cả nước, với tài sản của toàn bộ nhóm lợi ích vào thời điểm giữa năm 2010 trị giá khoảng 2 tỷ USD đến nay trị giá thâu tóm khoảng 20 tỷ đô la, song giá trị thực tế có thể lên tới 40-50 tỷ đô la Mỹ, (chúng tôi sẽ có từng bài viết dẫn chứng cụ thể tiếp theo). Tuy nhiên hiện nay từng cá nhân núp bóng các công ty con, các tổ chức tín dụng, thông qua người thân hoặc người được thuê đứng tên, song thực chất các cá nhân dưới đây đang vay nợ tại các ngân hàng của chính mình, có thể dẫn chứng:
1.   Bố già Nguyễn Đức Kiên: đang vay khoảng 70.000 tỷ đồng – tương đương 3.5 tỷ USD;
2.   Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank: vay khoảng 30.000 tỷ đồng, tương đương 1.5 tỷ USD;
3.   Trầm Bê – Chủ nhân thực của NH Phương Nam: Hiện đang vay nợ khoảng 80.000 tỷ đồng tương đương 4 tỷ USD;
4.   Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch Techcombank: Hiện đang vay nợ khoảng 12.000 tỷ đồng, tương đương 600 triệu đô la Mỹ.
5.   Bà Thái Hương – Chủ nhân của Ngân hàng Bắc Á và chủ nhân của Công ty CP TH: Hiện đang vay khoảng 20.000 tỷ đồng tương đương 1 tỷ USD từ tiền huy động của dân tại Ngân hàng Bắc Á, từ nguồn tài trợ của Ngân hàng nhà nước, từ Agribank và BIDV.
6.   Riêng Nguyễn Thanh Phượng do lợi thế của mình, nên không phải vay nợ. Cứ mỗi hợp đồng tái cấu trúc như dạng Hợp đồng tái cấu trúc cho Ngân hàng Phương Nam thì Trầm Bê phải trả cho Phượng 1.500 tỷ đồng tương đương 75 triệu USD để lấy được 5000 tỷ (tương đương 250 triệu USD) từ Ngân hàng nhà nước, hoạc hợp đồng tư vấn để lấy Mỏ Niken Núi Pháo thì thu được 150 triệu USD, hay môi giới bán tàu Hoa Sen cho Vinashin, bán U nổi cho Vinashin (hiện đang nằm phơi thây tại Đà Nẵng!), bán ụ nổi và tàu già 30 – 43 tuổi cho Vinaline …. Do vậy có lẽ chỉ có Nguyễn Thanh Phượng là giàu có thật sự, không cần vay.

Chỉ điểm mặt một số gương mặt chính của những tác giả thiết kế kịch bản và triển khai đề án tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước 08 tháng qua thì thấy rõ: Trừ Nguyễn Thanh Phượng với sự bảo trợ của ông bố Thủ Tướng, còn lại tất cả đều nợ nần ngập đầu ( Chúng tôi sẽ đăng tiếp những bài sau chỉ ra  họ đã lấy tiền từ đâu). Do vậy việc phả trả lãi suất là một áp lực lớn đối với chúng và chính sách giảm lãi suất liên tục của NHNN vừa qua là cứu cánh để cứu chính nhóm lợi ích này. Một điểm nữa: Hầu hết các khoản vay chúng đều lấy tiền ngắn hạn của dân và tự cho mình vay dài hạn từ 5 năm, 7 năm, 10 năm , thậm chí đến 30 năm!
Áp lực để biến tài sản ăn cướp trong những đợt thâu tóm thành tiền để hoàn trả lại các khoản vay và ôm tiền về để xoá toàn bộ dấu vết quá trình ăn cướp đang là vấn đề lớn và sống còn đối với các nhóm lợi ích này.

III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ KẾT THÚC CHU KỲ THÂU TÓM AN TOÀN?

Đây là mục tiêu mà nhóm lợi ích đang tiến đến bằng các biện pháp:
1.   Hạ lãi suất nhanh chóng để giảm áp lực trả lãi. Việc này đã thực hiện xong một cách tuyệt vơi và Thống đóc Bình lại được tung hô như là nghĩa cử ‘cứu’ Doanh nGhiệp. Thực chất chẳng có doanh nghiệp nào vay được tiền từ nhỏ đến lớn. chỉ những doanh nghiệp của nhóm lợi ích chi phối mới làm được phép màu nhiệm đó!
2.   Tháo khoán tín dụng: kịch bản này NHNN đang áp dụng và nguồn tiền đẩy ra thị trường 2 chỉ từ tháng 4 đến nay đã khoảng trên 700.000 tỷ. Mục đích để làm gì?
·      Nhóm lợi ích có thể đáo hạn được các khoản vay liên ngân hàng đã đến hạn cho phép chúng giữ lại được những tài sản, những công ty tốt nhất vừa thôn tính xong;
·      Do nguồn tính dụng khá hơn sẽ cho phép chúng bán bớt được một phần tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài và cho chính các chủ đầu tư thời gian qua bị thâu tóm với giá chỉ bằng 20-30% giá trị tài sản thì nay chính nhóm lợi ích lại đưa bàn tay nhung ra bán lại tài sản này cho chính các chủ nhân với giá cao hơn gấp 1.5 đến 2 lần với điều kiện cho họ được vay mới bằng chính tiền huy động của dân và tiền do ngân hang nhà nước rót xuống;

3.   Thành lập công ty mua bán nợ, không có ai nhiều tiền bằng nhà nước, với 100.000 tỷ mà Thống đốc Bình đang say xưa thuyết trình cho ra đời chính là cứu cánh của những kẻ thôn tính này:
·      Trước mắt chính công ty mua bán nợ này sẽ mua lại một số dự án của nhóm thôn tính nếu chúng chưa kịp bán ra bên ngoài để khoanh lãi và hoàn trả lại vốn vay, xoá sạch dấu vết phạm pháp: chúng đã dùng ngân hàng mà chúng chi phối huy động tiền của dân và tiền rót xuống của chính NHNN, rồi rút ra cho chính chúng vay tiền thông qua hàng loạt những ảo thuật (sẽ phân tích ở các bài cụ thể tiếp theo) – Đây là điểm yếu mà bất cứ cuộc thanh tra nghiêm túc nào không bị chi phối bởi Thủ Tướng và nhóm lợi ích thì đều dễ dàng vạch trần ra ánh sáng..Chính vì vậy, nhóm lợi ích chính là kẻ mong muốn thành lập công ty mua bán nợ hơn ai hết. Nếu quy trình xoá dấu vết này hoàn thành thì mọi việc thanh tra đều trở thành vô nghĩa!
·      Dùng công ty mua bán nợ để thâu tóm tiếp những dự án triển vọng mà nhóm lợi ích chưa thực hiện kịp trong đợt 1.

IV/ KẾ HOẠCH THÂU TÓM ĐỢT 2:

Đợt 2 của Kế hoạch thâu tóm sẽ diễn ra và nếu đợt chỉnh huấn Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng thất bại thì  chúng ta sẽ được chứng kiến:

1.   Ngân hàng Bản Việt cùng nhóm Ngân hàng chi phối của bố già Nguyễn Đức Kiên sẽ cùng Trần Bắc Hà – Chủ tịch của BIDV chiếm lĩnh BIDV bằng cách Thống đốc Bình và Thủ Tướng sẽ cho phép nhà nước giảm tỷ lệ nắm giữ xuống;
2.   Ngân hàng Bản Việt  lấy cớ là cổ đông chiến luọc của Vietcombank để mua cổ phần của Vietcombank ưu đãi;
3.   Mục tiêu thôn tính các công ty nhiều lợi thế của nhà nước cũng là mục tiêu của Nguyễn Thanh Phượng – Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang. Các công ty đã được nhóm lợi ích này nhắm đến: Các công ty con của Tập đoàn dầu khí, Của Tập đoàn Sông Đà, Vinaphone, Mobile phone, Tổng công ty Rượu bia, thuốc lá, Tổng công ty hàng không…

Tóm lại: Tất cả kịch bản hiện đang diễn ra tại Việt Nam đang lặp lại những gì đã diễn ra tại Nga vào đầu thập kỷ 90. Nếu Hồng Phúc của đát nước không còn thì rồi Việt Nam có thể sẽ lại chứng kiến những ‘bố già’, ‘mẹ già’ còn rất trẻ nhưng thao túng toàn bộ nền kinh tế như ở nước nga sau khi Liên Xô bị sụp đổ tiến dần đến việc thâu tóm chính trị như bố già Kiên đã tuyên bố: "Bao nhiêu nay đã phải nằm yên, bây giờ xuất đầu lộ diện thì chỉ có chiến thắng!

Banker

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 622 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0