Thứ Sáu, 2024-04-19, 2:21 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 7 » Các màn hạ nhau trước Đại hội 11 đã bắt đầu?
10:01 AM
Các màn hạ nhau trước Đại hội 11 đã bắt đầu?

           Ngày 28.3 vừa kết thúc HNTU 12 để chuẩn bị cho Đại hội (ĐH) 11 vào đầu năm 2011. Chỉ ít ngày sau Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bị mất chức Bộ trưởng Giáo dục từ ngày 1.4 mà không cho biết lí do. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng đỡ đầu cho ông Nhân cũng giữ im lặng, im lặng là vàng ! Hôm qua ngày 4.4 tờ Quân đội Nhân dân (QĐND)phổ biến một bài bình luận quan trọngPhòng, chống "tự diễn biến" từ bên trong và bên trên" cũng liên quan trực tiếp việc chuẩn bị ĐH 11. Bài này có tầm quan trọng đặc biệt, vì tờ QĐND là cơ quan trực thuộc của Quân Ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Hiện nay nó là thanh gươm sắc của những người cầm đầu độc tài bảo thủ và thần phục Bắc kinh trong Bộ chính trị.

            Mục tiêu chính của Hội nghị này là chuẩn bị mục tiêu, phương hướng va nhất là chia phần giữ ghế ở các cấp cao nhất trong Đảng và Nhà nước cho 5 năm sắp tới. (Xin xem hai bài phân tích về Hội nghị này trong DC&PT của TS Âu Dương Thệ). Điều đáng lưu ý là trong bài bình luận này TS Lê Văn Bảo không chỉ tố „tự điễn biến" ở bên trong ĐCS mà còn thừa nhận là „tự diễn biến „ đang bung ra cả ở „bên trên"!

            Bài này xác nhận những khác biệt về tư tưởng đang gay gắt trong nhóm cầm đầu và đang ảnh hưởng tới nhiều lãnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và quốc phòng- an ninh:

            „Thực tế đã cho thấy "tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi tư tưởng có vấn đề thì trong hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực; nếu lĩnh vực tư tưởng chính trị bất ổn thì các lĩnh vực khác như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng – an ninh khó có khả năng và điều kiện phát triển lành mạnh. Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi.

            Từ những mâu thuẫn và khác biệt trong các lãnh vực quan trọng trên đã dẫn đến những xung đột trong nhân sự giữa những người có quan điểm khác nhau, thậm chí có những cán bộ đòi phải „đa nguyên, đa đảng". Các cán bộ đưa  ra những đòi hỏi này, theo bài bình luận, đó là những người trước đây đã từng giữ chức vụ cao cả trong Đảng lẫn chính quyền „…một số cán bộ, đảng viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền." Ngay cả nhiều cán bộ có chức quyền cũng không còn tin tưởng vào chủ nghĩa Marx-Lenin và những người cầm đầu:

            „Trên thực tế, trong nội bộ các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước hiện nay có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có một số cán bộ, đảng viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền, nay có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách quan, toàn diện; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây; cổ súy cho những mô hình xa rời thực tiễn Việt Nam v.v…"

            Bài bình luận trong tờ QĐND còn lo ngại là, nếu không „khắc phục kịp thời" thì có thể „tạo ra những nguy cơ khó lường".

            Khắc phục kịp thời như thế nào, bài bình luận nói rất rõ:

            „Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa từ xa với chủ động tiến công làm thất bại âm mưu và ý đồ chống phá của các thế lực thù địch từ trong "trứng nước”, từ nơi sinh phát là phương châm đúng đắn, thể hiện rõ tư tưởng cách mạng tiến công trong chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống "Diễn biến hòa bình” của Đảng ta."

            Việc này được hiểu là, ngoài những cuộc vận động và chấn áp tư tưởng trong Đảng, còn tiến hành cả „tiến công" thanh trừng những cán bộ chống đối đường lối độc tài bảo thủ của nhóm đang có quyền lực. Điều này cho thấy, từ nay tới ĐH 11 phe nhóm cầm đầu độc tài bảo thủ và thần phục Bắc kinh rất lo sợ và hốt hoảng nên sẽ mở những cuộc chụp mũ, bịt miệng và thanh toán những đối thủ chính trị ngay trong ĐCS, kể cả ở „bên trên" để họ có thể giữ ghế chia phần trong ĐH 11 sắp tới.

            Dưới đây là nguyên văn bài bình luận trên tờ QĐND.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 610 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0