Thứ Sáu, 2024-04-19, 5:05 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Mười » 2 » Đàn áp cưỡng chế đập phá tại thôn Lập An, xã Lộc Hải, Lăng Cô
8:11 AM
Đàn áp cưỡng chế đập phá tại thôn Lập An, xã Lộc Hải, Lăng Cô
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-10-01

Tình hình cưỡng chế thu hồi đất đai chưa được sự đồng ý của người dân vẫn đang xảy ra tại nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam.

Courtesy Lề Trái dotnet

Lập An là một ngôi làng nhỏ nằm phía bắc Thị trấn Lăng Cô, dưới chân núi Phú Gia và nhìn ra biển, nơi đang có một khu du lịch (thuộc cụm du lịch Chân Mây, Lăng Cô).

Mới đây nhất xảy ra một vụ cưỡng chế những nhà trại nhỏ bé của người nông dân dựng trên nương rẫy của họ, và xảy ra xô xát khiến một số người dân bị thương , rồi dân chúng phải lên đến tận cơ quan tỉnh để khiếu nại.

Dựng chòi tránh nắng và giữ nương rẫy là bất hợp pháp?

Vụ việc xảy ra tại thôn Lập An, xã Lộc Hải, thị trấn Lăng Cô hôm ngày 22 tháng 9 vừa qua. Người dân cho biết chủ tịch thị trấn Lăng Cô, ông Lê Văn Tình, cùng với công an, cán bộ, dân phòng và đội quản chế đến tại khu nương rẫy của những người dân thôn này, phá dỡ những nhà trại được xây lên trên đất của người dân với mục đích chứa nông cụ, nghỉ ngơi sau giờ lao động, hay nghỉ đêm để giữ nương rẫy.
Họ xây cái nhà nho nhỏ để làm xong bỏ phân, tro, cuốc xẻng…
Người dân cho biết quyết định tháo dỡ được đưa ra với lý do nông dân xây cất bất hợp pháp. Và theo họ thì báo cáo của cơ quan địa phương lên với các cấp cao hơn là dân xây móng nhà; tuy nhiên đây là thông tin mà dân chúng cho là chính quyền bịa ra để thực hiện ý muốn của địa phuơng mà thôi.

Chủ tịch thị trấn Lăng Cô, cùng với công an, cán bộ, dân phòng đến tại khu nương rẫy của những người dân thôn này, phá dỡ những nhà trại được xây lên trên đất của người dân với mục đích chứa nông cụ, nghỉ ngơi sau giờ lao động, hay nghỉ đêm để giữ nương rẫy.

Chúng tôi không biết thế nào, khi gửi quyết định cưỡng chế nói chúng tôi làm bất hợp pháp. Họ nói đất thu hồi rồi. Tuy nhiên, đây là vùng qui hoạch tổng thể, chúng tôi không biết nơi nào qui hoạch nóng, nơi nào qui hoạch lạnh. Vì thế chổ nào còn thì

Các căn nhà chòi bị đập phá đốt cháy
Công lao mồ hôi xương máu sụp đổ tan tành. Các căn nhà chòi bị đập phá đốt cháy. Courtesy Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Lăng Cô
làm ‘trang trại’, làm ăn.
Theo trình bày của những người dân có nhà trại bị phá dỡ thì những trại đó rộng nhất chỉ hơn chục mét vuông, có những trại chỉ chừng 8-9 mét vuông mà thôi. Lý do họ phải bỏ tiền ra làm nhà trại cho kiên cố như thế vì vùng đó là nơi hằng năm đều phải hứng chịu nhiều mưa bão,những công trình tạm bợ sẽ không đứng vững với giông gió, bão tố hằng năm.

Kế hoạch, dự án nhà nước bất kể đời sống người dân

Họ cũng cho biết đất làm nương rẫy của họ được sử dụng từ bao lâu nay, từ đời cha truyền lại cho đời con, và nay cũng có giấy tờ sử dụng đất đầy đủ. Trước đây, khu đất của họ trồng bạch đàn, nhưng sau đó cây này bán không có giá nữa, nên chuyển sang trồng khoai sắn, chăn nuôi. Hoạt động này cũng theo khuyến khích của tỉnh và địa phương đưa cây trồng, vật nuôi mới vào phục vụ sản xuất, xoá đói giảm nghèo.
Một số người dân tại khu vực Lộc Hải còn cho hay đây là vùng đất nghèo khó. Trước đây chính quyền địa phương thu hồi đất ruộng của họ để làm dự án. Nhưng rồi chỉ có một con đường được đắp lên, còn phần còn lại bị bỏ hoang cho đến nay, vì khi đắp đường rồi, không có nước để làm ruộng nữa. Nông dân không còn ruộng nên họ đành phải ra Đầm Lập An để hút vỏ hàu bán để sinh sống lâu nay. Tuy nhiên sắp đến, hoạt động này cũng sẽ bị cấm ngặt. Một phụ nữ ở địa phương cho biết:
Họ lấy đất rồi đền bù, có hộ có có hộ không. Ai gặp thì được đền bù chục, mười lăm triệu. Như chúng tôi đâu có được đền bù, giờ không có ruộng để làm, không có nước về, khi mưa xuống nước không thoát.

Người làm nông chúng tôi ở đây không có ai tháo gỡ được hết. Chúng tôi làm để xoá đói giảm nghèo.Theo như họ nói hay như thế, nhưng rồi dân nghèo họ cho nghèo luôn, ra ở ven núi ven đồi làm lều trại, thê thảm lắm…

Làm hàu họ cũng cấm lên, cấm xuống, cấm cách đây năm bảy năm rồi. Nếu cấm hàu phải tạo công ăn việc làm cho dân, vì tất cả mọi chi dùng trong gia đình, cho con cái ăn học đều nhờ vào hàu đó. Do vậy họ cấm không được. Tuy nhiên chắc sang năm họ sẽ cấm lại.

Đàn áp đánh đập người dân
Đàn áp đánh đập người dân. Courtesy Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Lăng Cô
Khu nương rẫy có những nhà trại bị cưỡng chế hôm ngày 22 tháng 9 vừa qua nằm gần cụm du lịch Chân Mây- Lăng Cô. Đây là lý do giải thích cho việc chính  quyền địa phương không cho người dân xây những nhà trại tại rẫy của họ, bởi thuộc khu qui hoạch. Tuy nhiên theo dân chúng địa phương thì nhiều khu qui hoạch từ năm 1996 đến nay vẫn treo, trong khi dân chúng không có đất để trồng trọt, chăn nuôi.
Họ nói vùng này qui hoạch, mà đến năm 2008 mới cho biết chỗ nào cụ thể. Chỗ nào họ cũng nói đất qui hoạch, mà treo đến cả chục năm. Trên rừng kiểm lâm trồng cây. Dân chúng bán trâu bò hết. Làm đâu họ đuổi đó. Người làm nông chúng tôi ở đây không có ai tháo gỡ được hết. Chúng tôi làm để xoá đói giảm nghèo.Theo như họ nói hay như thế, nhưng rồi dân nghèo họ cho nghèo luôn, ra ở ven núi ven đồi làm lều trại, thê thảm lắm…

Dân nghèo còn chịu khổ đến bao giờ

Tình trạng qui hoạch treo tại khu vực xã Lộc Hải cũng tương tự như nhiều nơi khác tại Việt Nam. Chính quyền thu hồi đất rồi để đó, trong khi dân mất nguồn sinh kế.
Tại thôn Lập An, xã Lộc Hải khi chính quyền đến cưỡng chế, tháo dỡ nhà trại trên rẫy của dân đã xảy ra xô xát. Một số người dân bị thương.
Sau đó quá bức xúc, một số người đã cố tìm cách lên tỉnh để gặp cơ quan chức năng trình bày sự việc. Dù bị công an địa phương cản trở không cho họ do bắt xe lên tỉnh, nhưng cuối cùng họ cũng đến được phòng tiếp dân ở Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tại đó họ cũng chỉ nhận được những lời hứa mà thôi.

Nếu nay đất rẫy bị qui hoạch và đầm nước cũng không được xuống hút hàu nữa; trong khi địa phương không tạo ra được công ăn việc làm cho họ và con cháu họ; họ như bị dồn vào bước đường cùng.
Chúng tôi liên lạc nhiều lần với Uỷ ban Nhân dân Thị Trấn Lăng Cô, xã Lộc Hải, Công an Huyện Phú Lộc, và công an thị trấn để tìm hiểu sự việc từ phiá cơ quan chức năng. Trong số những cơ quan này có Công an Thị Trấn Lăng cô bắt máy; nhưng rồi từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại:
Anh phải về gặp trực tiếp, chúng tôi mới cung cấp thông tin…
Khu Lộc Hải không nằm gần biển, người dân chủ yếu là ruộng, làm rẫy. Và theo như trình bày của dân chúng địa phương, từ năm 1975 đến nay, họ dần dần mất đất ruộng vì cơ quan chức năng thu hồi để làm dự án. Từ khi không còn ruộng họ phải dựa vào đồi núi để làm rẫy, xuống đầm đển hút hàu đi bán. Nếu nay đất rẫy bị qui hoạch và đầm nước cũng không được xuống hút hàu nữa; trong khi địa phương không tạo ra được công ăn việc làm cho họ và con cháu họ; họ như bị dồn vào bước đường cùng.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 511 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0