Thứ Sáu, 2024-03-29, 1:04 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tám » 16 » GIẢI MÃ TÁI CẤU TRÚC NH & CẤP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA ÔNG THỐNG ĐỐC
11:01 PM
GIẢI MÃ TÁI CẤU TRÚC NH & CẤP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA ÔNG THỐNG ĐỐC


Quanlambao - Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chính là 'Thuốc bắc' và đã trở thành độc quyền của Thống Đốc Nguyễn Văn Bình. Việc ra quyết định cấp Tăng trưởng tín dụng cho các Ngân hàng tùy tiện của ông thống đốc thực chất chính là 'bùa chú' "Đô la ơi chảy vào túi ta!". "Tính đến cuối tháng 6/2012, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,51% so với cuối năm 2011, trong đó có tới 69 tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng âm; 57 tổ chức tín dụng tăng trưởng dương." Điều này nghĩa là gì, cần được giải mã như sau:
 
Thứ nhất, 57 tổ chức tín dụng tăng trưởng âm là những đối tượng đã được đưa vào danh sách 'CON MỒI' của Thống đốc Bình và nhóm thâu tóm. Chính vì vậy sẽ phải phong tỏa, bao vây bằng cách thanh tra, giám sát, bằng cách KHÔNG cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chắc chắn đẩ 'con mồi' đến chỗ  chết ngắc ngoải, ngay sau đó nhóm thâu tóm - những kẻ đã chực chờ và ngã giá xong với Thống đốc và cô con gái rượu hoặc trực tiếp với Thủ Tướng sẽ nhảy vào nuốt chửng. Thực tế trong suốt gần một năm qua, ông Thống đốc đã trở thành tay sai đắc lực của các nhóm thâu tóm đang ngày dần lộ mặt: Đầu tiên là Nguyễn Đức Kiên - Trầm Bê - Nguyễn Thanh Phượng, kế tiếp đến  Nguyễn Quang Hiển (Bầu Hiển) - Đỗ Minh Phú và gần đây xuất hiện Hà Văn Thắm và Nguyễn Trọng Hiếu - Tên tay sai đắc lực của Nguyễn Văn Hưởng & Tô Lâm.
Thủ đoạn của Bình rất đơn giản: Làm cho tổ chức tín dụng mất thanh khoản bằng cách Xua thanh tra, giám sát đặc biệt của NHNN xuống những con mồi để 'đào bới',' bơi móc' trong khi cắt đứt mọi hoạt động kinh doah của những tổ chức tín dụng này không cho phép được huy động mới, mà cũng chẳng được cho vay mới, NHƯNG LẠI PHẢI TRẢ TIỀN NUÔI ĐOÀN THANH TRA CỦA NHNN. Có những ngân hàng yếu sức thì ngã gục, đầu hàng sớm như NH Tiền Phong, GP, HBB, có những NH khỏe mạnh bị bức tử thì sống dai hơn như WB, thanh tra 5 -7 lần, giám sát đặc biệt nửa năm nhưng mãi mà nó vẫn KHÔNG bị mất thanh khoản! Nhưng đây là 'con mồi chính trị' được xếp vào 'HÀNG QUAN TÂM ĐẶC BIỆT' nên dù không bị mất thanh khoản, không cần NHNN đổ tiền cứu như NH PHương Nam, như Techcombank, như Eximbank, song kiểu gì cũng phải đập cho nó bằng chết mới xong nhiệm vụ Thủ Tướng giao phó. Cuối cùng thì sau gần 01 năm kháng cự, đội ngũ cổ đông, cán bộ, nhân viên WB quá mệt mỏi và đành chấp nhận bán đi cho 'cá mập' đã được ông Thống đốc 'gật' cho phép vào nuốt chửng!
Như vậy danh sách các 'con mồi' đã được chỉ đạo bằng công điện của Thủ Tướng, ngài Thống đốc đã hoàn thành và có thể báo công với Thủ Tướng để chia phần được rồi!
Tất cả những vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng vừa qua 100% do chính ông thống đốc đưa 'các cá quỷ' vào thâu tóm. Chỉ những 'Cá quỷ' nào ông Thống đốc 'gật' thì mới được nhảy vào ăn thịt con mồi! Bằng hình thức này, ông Thống đốc đã buộc HBB sáp nhập vào SHB, buộc NH Tiền Phong rơi vào miệng 'cá quỷ' Đỗ Minh Phú, buộc GP rơi vào miệng của Nguyễn Văn Hưởng & Tô Lâm mà tên tay sai Nguyễn Trọng Hiếu là kẻ chường mặt ra đứng tên, buộc WB phải bán cho PVFC. Qua bằng đấy thương vụ ông Thống đốc đã kiếm bao nhiêu triệu Mỹ kim và ông đã chia cho các Thượng cấp bao nhiêu để bảo vệ cái ghế của ông ta?

Thứ hai, đây mới là điều quan trọng, sau khi đã giết chết bớt con mồi, không cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, còn lại những ngân hàng đã bị 'cá QUỶ' của Thủ Tướng thâu tóm xong và những NH do nhóm Mafia từ Nga về và Mafia gốc Tàu chi phối như: NH Đại Dương, NH Tiền Phong, NH Eximbank,Techcombank, Vietbank, ACB, Kiên Long Bank, Samcombank, Băc Á, SHB .... đã được ông thống đốc bơm DOPING liều mạnh bằng cách cấp tăng trưởng tín dụng cao. Một công đôi việc: Lấy chỉ tiêu tăng trưởng của các 'Con mồi' chuyển sang dồn cho nhóm 'cá quỷ' thì sẽ không những cứu sống chúng (đang bị mắc nghẹn vì miếng mồi và thiếu vốn) mà còn chắp cánh cho chúng lớn mạnh để đi ăn cướp tiếp.
Trong khi đó, chỉ cần đơn cử một ngân hàng như Eximbank hay Techcombank: các bố già chủ nhân Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Quang Anh & Hồ Hùng Anh (Cháu của Nguyễn Văn Hưởng) đã lợi dụng làm chủ và hối lộ NHNN để chiếm dụng tiền gởi của dân gấp ít từ 25.000 tỷ đến 50.000 tỷ, cao gấp 5-6 lần so với vi phạm tương tự tại các ngân hàng nhỏ khác bị ông Thống đốc bắt phải giao cho lũ 'cá quỷ' như Tiền Phong, như HBB, như WB...
Hoặc những ngân hàng Đại Dương, NH Phương Nam, Bắc Á, Kiên Long, Vietbank đều bị chủ nhân chiếm dụng không cần phải trả lãi thông qua trá hình dưới hình thức góp vốn đầu tư, kinh doanh chứng khoán ít nhất 12.000 đến 25.000 tỷ đồng thì nồng độ của sự vi phạm cũng gấp 2-3 lần so với những ngân hàng thực tế đã bị ông thống đốc buộc bức tử.

Chỉ cần cho thống đốc như Nguyễn Văn Bình 'ngồi chơi' và chỉ cần Ban nội chính tổ chức một đoàn thanh tra giám sát kiểm tra tất cả những điều Quan Làm Báo đã vạch ra sẽ thấy những ổ ung thư thối rữa và các TRUNG TÂM ĐÂU NÃO CỦA HỆ THỐNG THAM NHŨNG - LŨNG ĐOẠN KINH TÊ, CHÍNH TRỊ ĐÂT NƯỚC NỐI MẠCH TỪ CÁC BỐ GIÀ LÊN ĐẾN THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH & THỦ TƯỚNG CHÍNH LÀ CÁC NGÂN HÀNG:  Phương Nam, Eximbank, Techcombank, Bắc Á, Đại Dương, Kiên Long, Vietbank!
Tham khảo:
Giao thêm chỉ tiêu tín dụng: "Sẽ không gây áp lực lạm phát"


Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng toàn hệ thống năm 2012 không vượt quá mức tăng trưởng 8 - 10%.

Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo về tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.

Thông báo dẫn lại, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 3/1/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15-17%. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với 4 nhóm (nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8%, nhóm 4 không được tăng trưởng).

Tính đến cuối tháng 6/2012, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,51% so với cuối năm 2011, trong đó có tới 69 tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng âm; 57 tổ chức tín dụng tăng trưởng dương.

Tại hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm, xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm, trường hợp có kế hoạch tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu, báo cáo Ngân hàng Nhà nước để xem xét.

Tính đến nay, đã có 62 tổ chức tín dụng báo cáo về Ngân hàng Nhà nước, trong đó có 23 tổ chức tín dụng đề nghị mức tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu, có 29 tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch tăng trưởng bằng mức chỉ tiêu thông báo, có 10 tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng thấp hơn.

Trên cơ sở đề nghị của các tổ chức tín dụng, tình hình hoạt động, mức độ lành mạnh về tài chính và khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép 10 tổ chức tín dụng có tình hình tài chính lành mạnh, đã có tăng trưởng tín dụng đạt trên 50% chỉ tiêu thông báo của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm.

Số còn lại tiếp tục thực hiện theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước thông báo; trường hợp các tháng cuối năm 2012, các tổ chức tín dụng này có khả năng vượt chỉ tiêu thì báo cáo để xem xét trên cơ sở diễn biến tiền tệ và tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống.

Như vậy, có tổ chức tín dụng được tăng trưởng tín dụng cao hơn chỉ tiêu thông báo, có tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch thấp hơn chỉ tiêu thông báo, có tổ chức tín dụng giữ nguyên kế hoạch tăng trưởng tín dụng.

"Tính chung, nếu các tổ chức tín dụng tăng trưởng theo đúng kế hoạch đã điều chỉnh, thì tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2012 cũng không vượt 15%, vẫn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đặt ra từ đầu năm và theo đó không gây áp lực tăng lạm phát”, Ngân hàng Nhà nước tính toán.

Cơ quan này cũng nhận định rằng: "Việc các tổ chức tín dụng đạt được mức tăng trưởng theo đúng kế hoạch đã điều chỉnh là hết sức khó khăn, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giải phóng hàng tồn kho, mở rộng thị trường tiêu thụ, khơi thông dòng tiền, hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn...”.

Và theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, nếu các giải pháp trên phát huy hiệu quả, tín dụng toàn hệ thống năm 2012 cũng không vượt quá mức tăng trưởng 8 - 10%; do vậy, không thể gây áp lực tăng lạm phát từ phía tăng trưởng tín dụng được.

Theo VNEconomy
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 798 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0