Thứ Bảy, 2024-04-20, 3:09 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tám » 20 » Hết rồi thời giật gấu vá vai. Cái quần cũng không còn làm sao giật gấu ???
2:33 PM
Hết rồi thời giật gấu vá vai. Cái quần cũng không còn làm sao giật gấu ???


Chau Xuan Nguyen
Tôi theo dõi kinh tế VN gần 4 năm nay. Ngay từ đầu năm 2009, tôi đã nghi rằng ĐCS chỉ bán tài nguyên, nhận viện trợ, tham nhũng, làm công trình không phục vụ kinh tế để đổi lấy con số tăng trưởng cao hàng năm.Đó là những nguyên tắc hoàn toàn phản lại cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường là bất cứ thành phần kinh tế nào, từ nhỏ là một em bé bán cà rem cho tới những cty niêm yết đa quốc gia, cho tới những nền kinh tế quốc gia…tất cả đều phải sản xuất, và tiêu thụ. Sản xuất phải cân bằng với tiêu thụ hay nhiều hơn thì mới không thâm thủng cán cân mậu dịch. Thâm thủng càng nhiều, càng lâu thì phải lấy hết dầu, hết bauxite, hết than, còn bao nhiêu quặng sắt thì bán lúa non v.v…mà vẫn không đủ trả nợ quốc tế.
Từ lúc Vinashin phơi bày là 30.06.2010, thất thoát 86 ngàn tỉ (bây giờ con số này thấy nhỏ bé lắm) chỉ 2 năm thôi…Nhiều độc giả buồn chán lúc ấy nói với tôi, chúng nó đanh bùn sang ao, để lâu c.. trâu hóa bùn. Tôi nói không đâu, nó không đi đâu được đâu và đúng y như lời tôi nói, nợ Vinashin đẩy qua cho Vinalines và Petrol VN, bây giờ 2 anh này nợ ngập đầu, hối thúc NH TM giải vây cho Tập đoàn Vinashin, bây giờ nợ xấu NH là 740 ngàn tỉ hay 37 tỉ usd (không phải 100 ngàn tỉ, 5 tỉ usd như họ từng bưng bít), nợ của Doanh nghiệp nhà nước Bùi quang Vinh công nhận hồi đầu tháng 7.2012 là hơn 1 triệu tỉ (50 tỉ usd), tôi thì nói là ít nhất 2.4 triệu tỉ.
3 Dũng trong mấy năm nay giật gấu vá vay, in thêm tiền, xin viện trợ thêm Nhật 400 triệu usd, Đức 400 triệu usd, Tàu 300 triệu (tổng số chỉ là muối bỏ biển với số nọ, bất tài, tham nhũng của bọn này lên tới 215 tỉ usd), bán trái phiếu, vay thêm NH TMCP v.v…
Cùng đường, dự tính thu phí đường bị phản đối, dự định thâu vàng miếng bị phản đối, thâu usd cạn hết của người dân. Màn cuối cùng là tăng tiền xăng, điện, quỹ bình ổn, gas v.v…DN phá sản 400 ngàn/600 ngàn nên thuế bị thất thu trầm trọng…
Đường xá thì nhà thầu bỏ bê vì không có tiền chung đủ tiến độ. Ngay cả WB và ADB như bài dưới đây, góp vốn đối ứng (thường chỉ là 5% hay 10% max) để có được 95% usd hay 90% usd còn không có đủ vốn đối ứng thì tình hình rất thê thảm. Bán trái phiếu thì lần nào cũng chỉ được 5%…
Con đường QL20 chở bauxite từ cảng về Tân cơ chỉ cần 178 tỉ vnd hay 9 triệu usd mà một cty như TKV "xoay” không nổi từ tháng 2.2012 mãi cho đến bây giờ vẫn chưa có tiền để tiếp tục xây để Tân đi vào sản xuất, nếu không chất hàng núi Alumina sao được. Nhà máy 600 triệu usd xong từ tháng 6.2012 bây giờ nắm phơi nắng, trả tiền nhân công, lãi suất cho 600 triệu usd là 120 triệu usd /nam.
Đây là tình trạng kiệt quệ của VN. Nợ công hơn 215 tỉ usd, mỗi năm trả lãi không là 5 tỉ usd cũng trả không nổi.
3 Dũng ngồi đó hay không CS cũng sẽ sụp kinh tế. Thà là sụp và bắt đầu lại càng sớm càng tốt, khỏi mượn nợ sau trả lãi trước như Nguyễn văn Mười Hai.
Đọc bài báo dưới thì thấy WB và ADB mỗi năm 1 tỉ usd thì như muối bỏ biển với món nợ lớn dần từ 215 tỉ usd.
Melbourne
20.08.2012

Châu Xuân Nguyễn

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120818/bai-toan-oda.aspx
18/08/2012 3:15

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố vừa đạt được thỏa thuận với Việt Nam về một chiến lược cộng tác quốc gia (CPS) mới kéo dài từ năm 2013 – 2015. Trong giai đoạn này, ADB sẽ cho Việt Nam vay 2,6 tỉ USD từ nguồn vốn thông thường và 1,2 tỉ USD từ nguồn vốn ưu đãi, nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật có thể lên đến 8 triệu USD mỗi năm.

>> 3 dự án ODA bị cáo buộc gian lận: Bộ Công an chưa vào cuộc
>> ODA và niềm tin
>> Tăng cường điều phối, quản lý các dự án ODA

CPS trên tập trung vào 6 lĩnh vực: nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, giáo dục, năng lượng, tài chính, vận tải, nguồn cung cấp nước và cơ sở hạ tầng. Tất cả đều là những trọng tâm cần thiết để Việt Nam phát triển bền vững. Vì thế, thỏa thuận trên là một thông tin vui cho chúng ta.

Tuy nhiên, các khoản vay ưu đãi hay những chương trình hỗ trợ phát triển cũng tạo ra những thách thức không nhỏ, trong đó có vấn đề đặc biệt quan trọng là tốc độ giải ngân. Mới tháng trước, báo chí dẫn lời ông Januar Hakim, chuyên gia quản lý dự án cấp cao của ADB, đề nghị Việt Nam nên đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn ODA. Tỷ lệ giải ngân trung bình của Việt Nam trong thời gian qua chỉ đạt 16,14%, thấp hơn đáng kể so với mức 22,84% trong khu vực. Con số trên thua xa mức 76,79% của Lào.

ADB không phải là đối tác duy nhất đề nghị nước ta cần tăng tốc giải ngân ODA. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng trước, bà Pamela Cox, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cũng đưa ra ý kiến tương tự.

Việc chậm giải ngân các khoản vay ưu đãi đang là thực tế diễn ra tại Việt Nam. Hồi tháng 6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh từng chia sẻ rằng tiến độ giải ngân ODA đang bị cản trở. Ông cũng chỉ ra một trong những lý do quan trọng gây ra việc chậm giải ngân là vốn đối ứng chưa đảm bảo yêu cầu trong các dự án ODA. Đây cũng là nguyên nhân mà ông Hakim đã đề cập khi khuyến nghị Việt Nam cần tăng tốc giải ngân ODA.

Thực tế, như chúng ta đã biết, bên cạnh những khoản cho vay không tính lãi thì các khoản cho vay khác đều bị tính lãi và có thời hạn hoàn vốn cụ thể. Càng giải ngân nhanh chừng nào để các dự án sớm đi vào hoạt động thì chúng ta càng phát huy hiệu quả tốt hơn. Để giải quyết một khó khăn quan trọng là vốn đối ứng, Chính phủ đã bổ sung, ban hành mới các quy định nhằm cụ thể hóa về pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong Nghị quyết số 14 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có việc xây dựng cơ chế để khối doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được vốn ODA. Điều này rất có ý nghĩa khi khối tư nhân đang rất thiếu vốn, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả khai thác nguồn vốn ODA. Dù để có thể tiếp cận nguồn vốn này, doanh nghiệp tư nhân cần phải hoàn thiện khả năng quản lý, tăng cường minh bạch trong hoạt động, phát triển khả năng xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh dài hạn…

Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, chúng ta cần mạnh dạn cân nhắc khả năng thực tế trong việc tiếp nhận các nguồn vốn ODA. Đại diện ADB đã chỉ ra rằng Lào đã đạt hiệu quả giải ngân tốt khi chỉ có danh mục đầu tư ít. Vì thế, thay vì hồ hởi tiếp nhận, chúng ta cần chọn thái độ cẩn trọng suy xét khi tiếp cận nguồn vốn này.

Ngô Minh Trí

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 611 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0