Thứ Sáu, 2024-04-19, 5:36 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Chín » 21 » Lấy ý kiến nhân dân » : một hình thức bớt vô lễ hơn.
7:57 AM
Lấy ý kiến nhân dân » : một hình thức bớt vô lễ hơn.
 

Đảng Cộng sản Việt nam (ĐCS VN) vừa công bố tới dân chúng toàn văn dự thảo các văn kiện của Đại hội XI sắp tới và lại kêu gọi dân chúng đóng góp ý kiến. Việc « lấy ý kiến nhân dân » cho các văn kiện của Đại hội XI được bắt đầu từ ngày 15/09 đến hết ngày 31/10/2010. Đây là một hoạt động được cho là một thay đổi có tính tiến bộ của ĐCS VN kể từ Đại hội X trước đây.


Song, việc người dân chỉ được biết trước hay đóng góp ý kiến cho các chính sách (đã được người khác dự kiến) có tầm ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống hiện thời cũng như tương lai của họ và con cháu của họ là không đủ và hoàn toàn trái ngược với vị thế của người công dân-người làm chủ vận mệnh bản thân và đất nước. Vì trong một chế độ dân chủ không ai có quyền tự quyết định cuộc sống của người khác. Huống chi đây còn là vấn đề quyết định đến vận mệnh của cả một quốc gia, một dân tộc. Một chính sách quốc gia trong một xã hội dân chủ bao giờ cuối cùng cũng phải được đệ trình tới người dân, hoặc trực tiếp (qua trưng cầu dân ý) hoặc gián tiếp (qua các cơ quan đại diện của dân), để chờ sự chấp thuận, phê chuẩn. Đó là thủ tục đệ trình bắt buộc và chính thức của một thẩm quyền cấp dưới đối với một thẩm quyền cấp trên để được duyệt xét chứ không phải là việc tỏ ra lắng nghe hay tham khảo ý kiến của một thẩm quyền cấp trên đối với một thẩm quyền cấp dưới.


So sánh với lịch sử chính trị thế giới, việc « lấy ý kiến » người dân của ĐCS VN hiện nay cũng có biểu hiện bề ngoài tương tự như việc vua (hoàng đế) của một số chính thể quân chủ châu Âu trong thế kỷ XVII, XVIII phải chia sẻ thông tin về chính sách cai trị đất nước với các thần dân hoặc tầng lớp quí tộc, mở đầu cho những cải cách chính trị có tính dân chủ tiếp theo. Nhưng điểm khác biệt căn bản giữa hai hiện tượng này là những thần dân hay tầng lớp quí tộc ở châu Âu lúc đó có những sức mạnh để buộc vua hay hoàng gia phải tôn trọng ý kiến của họ. Những sức mạnh đó là quyền sở hữu đất đai, là quyền được bày tỏ và lan truyền ý kiến độc lập trong xã hội với một giới hạn tự do và hợp pháp nhất định, là quyền tập hợp của các nhóm người tay không hoặc có vũ trang v.v Đáng tiếc cho Việt nam, các quyền như thế hiện vẫn đang bị ĐCS VN giữ chặt.


Vì vậy, mới xét qua thì việc ĐCS VN « lấy ý kiến nhân dân » về các văn kiện đại hội của họ là một bước tiến bộ, nhưng thực chất đó chỉ là một thay đổi bề ngoài của sự tiếm đoạt quyền của nhân dân từ hình thức vô lễ tuyệt đối bằng một hình thức bớt vô lễ hơn. Trong khi đó tính chủ động vẫn hoàn toàn thuộc về kẻ « lấy ý kiến »- ĐCS VN và tính thụ động cũng vẫn hoàn toàn thuộc về người được « lấy ý kiến »- người dân. Ý kiến được tiếp thu hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ĐCS VN. Ngay khẩu hiệu «lấy ý kiến nhân dân», nghe có vẻ lễ độ, nhưng đã ngụ ý hết thảy: Các người chỉ có quyền « góp ý » chứ không có quyền « yêu cầu » !

 

 Đối Thoại

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 572 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0