Thứ Ba, 2024-04-16, 2:16 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Tám » 11 » Lo ngại đàn áp sẽ tiếp diễn khi Thủ tướng Việt Nam bước vào nhiệm kỳ mới
0:06 AM
Lo ngại đàn áp sẽ tiếp diễn khi Thủ tướng Việt Nam bước vào nhiệm kỳ mới

Ian Timberlake
Nguyên Ân chuyển ngữ
75283717-traotang.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng Huân chương Quân công hạng nhất cho Bộ trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh ngày 3/4/2011 vì thành tích đấu tranh chống "phản động"

Sau khi khéo léo dàn xếp quyền lực của mình, thủ tướng Việt Nam đã sẵn sàng thêm cho một nhiệm kỳ thứ hai trong chính phủ, và các nhà quan sát dự đoán sẽ có thêm các cuộc tấn công liên quan đến các quyền tự do cơ bản.

Nguyễn Tấn Dũng dự kiến ​​sẽ được lựa chọn cho một nhiệm kỳ năm năm nữa vào ngày 26/7 trong một cuộc bỏ phiếu mang tính biểu tượng trong Quốc hội do Đảng Cộng sản kiểm soát [khi dịch bài này thì Quốc hội đã thông qua với 94% phiếu "bầu”]. Điều này sẽ củng cố vị trí của ông Dũng, và đặt ông vào vị thế chính trị gia quyền lực nhất của đất nước.

Ông Dũng hiện 62 tuổi, một cựu viên chức có ảnh hưởng trong ngành an ninh, đã tái đắc cử trong tình hình đất nước ngày càng xấu đi và các nhà hoạt động chính trị dự đoán nhà nước một đảng sẽ cố gắng thắt chặt hơn nữa các quyền tự do, trong khi phải đối mặt với những lo lắng về mùa xuân Ả Rập cũng như tình trạng bất ổn và bất mãn về kinh tế.

Năm ngoái, cả Mỹ và Anh đều cho biết Internet và tự do ngôn luận ngày càng bị thắt chặt tại Việt Nam khi Đảng Cộng sản chuẩn bị các chi tiết cho Đại hội Đảng vào tháng 1/2011, qua đó xác định các vị trí lãnh đạo hàng đầu sẽ được Quốc hội ‘thông qua’ trong vài ngày tới.

Trong tháng 4/2011, Tổ chức Ân xá Quốc tế lên tiếng lo ngại về việc Nhà nước giam giữ hàng chục nhà phê bình chính trị và các nhà hoạt động bị bắt giam kể từ cuối năm 2009.

Một nhà ngoại giao châu Á giấu tên cho biết rằng ông Dũng hiện đang ở một vị trí mạnh mẽ sau khi ông được tái đắc cử vào Bộ Chính trị với sự hỗ trợ từ các đại biểu an ninh, quốc phòng và việc này đã giúp ông chống lại các thách thức từ những lãnh đạo khác trong Đảng.

Ông cũng cho biết chính phủ hiện nay đang rất lo ngại về cuộc nổi dậy mùa xuân Ả Rập chống lại các chính phủ độc tài ở Bắc Phi.

"Họ sẽ làm tất cả để tiêu diệt phong trào từ trong trứng nước. Tôi nghĩ rằng họ sẽ không cho phép một tia lửa nào bật sáng,” ông nói.

Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết ngành an ninh đã được "trao thêm quyền”.

"Tôi nghĩ rằng nó phản ánh mức độ thách thức mà Đảng nghĩ rằng họ phải đối mặt,” ông nói thêm.

Quốc hội tăng thêm số lượng cán bộ an ninh vào trong Bộ Chính trị từ một Ủy viên lên thành hai Ủy viên.

Bộ trưởng Bộ Công an là Đại tướng Lê Hồng Anh dự kiến ​​sẽ di chuyển lên chực vụ cao hơn trong hệ thống, và có thể sẽ trở thành người quyền lực thứ nhì trong Đảng.

Trung tướng Trần Đại Quang sẽ được đưa vào giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an, kiểm soát ngành an ninh, cũng như lực lượng công an.

Một người giấu tên cho biết thêm rằng ông Quang có "một đường lối cứng rắn” và ông sẽ không khoan dung với các nhà hoạt động chính trị trực tuyến hay các bloggers chỉ trích chính phủ.

"Chỉ sau cuộc họp quốc hội sắp tới, họ sẽ bắt đầu đàn áp. Tôi thấy tình hình ngày càng tuyệt vọng hơn,” một nhà hoạt động chính trị cho biết.

Hai cuộc biểu tình chống lại sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã buộc phải giải tán vào tháng Bảy vừa qua, mặc dù trước đó chính quyền đã ngầm cho phép cuộc biểu tình tương tự diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn.

Các phương tiện truyền thông chính thống, nơi mà tất cả đều có sự kiểm duyệt của nhà nước, đã hầu như không đưa bất kỳ một tin tức nào về các cuộc biểu tình hay hành động công an bắt và đánh người tham gia biểu tình, nhưng các trang blog độc lập đã đưa tin về những sự kiện này khá chi tiết.

Không có cách nào chính phủ hoàn toàn có thể "bịt miệng” các trang web, một nhà ngoại giao nói với AFP rằng ông dự đoán thời gian sắp tới sẽ "khó khăn hơn” cho những người bất đồng chính kiến.

Bất ổn kinh tế đã làm tăng thêm áp lực lên các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam.

Thay vì tập trung tăng trưởng dài hạn, chính phủ Việt Nam trong năm nay đã chuyển sang hướng ổn định nền kinh tế đang đối mặt với sự pha trộn phức tạp với nhiều thách thức, bao gồm tiền đồng mất giá và thâm hụt thương mại cũng như giá cả ngày càng tăng cao.

Chỉ số lạm phát của Việt Nam hiện nay thuộc nhóm cao nhất trên thế giới và ngay cả các phương tiện truyền thông chính thức cũng cho biết rằng số lượng các cuộc đình công bắt đầu tăng cao.

Việc thắt chặt tín dụng nhằm mục đích thuần hóa giá tăng tốc đã đẩy mạnh chi phí lãi vay, làm điêu đứng nhiề doanh nghiệp nhỏ.

Một nhà ngoại giao cho biết cộng đồng tại Việt Nam đang lo ngại "nền kinh tế bong bóng” đang bắt đầu sụp nổ. "Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ An ninh sẽ không muốn nghe bất kỳ tiếng nói bất đồng chính kiến nào ​​trong giai đoạn quan trọng này.”

Một nhà bất đồng chính kiến, với lý do an toàn nên AFP đã không đăng tên của ông, cho biết rằng các lãnh đạo Việt Nam sắp được ra mắt là "rất bảo thủ” và dự đoán phong trào dân chủ sẽ gặp thêm nhiều khó khăn và áp lực.

Ông gặp AFP trong một nhà hàng vắng vẻ khi công an mặc thường phục bước vào và ngồi xuống ở bàn bên cạnh. Họ không nói gì, và không cần phải nói gì thêm.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta nên dừng lại ở đây”, nhà bất đồng chính kiến nói với AFP.

Nguồn: AFP

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 551 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0