Thứ Sáu, 2024-03-29, 12:03 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tám » 25 » Ngành NH: 'Có luật, nhưng ít ai theo'
6:43 AM
Ngành NH: 'Có luật, nhưng ít ai theo'

Viễn cảnh ngành ngân hàng Việt Nam đã có vẻ bớt u ám sau khi sàn chứng khoán đã có những dấu hiệu phục hồi ngày 24/8.

Tuy nhiên những tai tiếng đến từ việc lạm dụng sở hữu chéo để thao túng ngành ngân hàng vẫn tiếp tục lan tỏa.

BBC ngày 24/8 đã có cuộc phỏng vấn tiến sỹ David Koh, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore để tìm hiểu sâu về vấn đề.

BBC: Ông có bình luận gì về hệ lụy của việc sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đang là nguyên nhân chính cho những tai tiếng ngành ngân hàng Việt Nam trong những ngày qua ?

David Koh: Thực ra việc sở hữu chéo là một điều vốn dĩ rất bình thường, phổ biến trong thế giới tài chính.

Điều này là bởi vì các công ty muốn đa dạng hóa cổ phần mình nắm giữ cũng như muốn nắm những cổ phần mang tính chiến lược qua các công ty khác hoặc trong các công ty đối thủ.

Thế nên thực ra vấn đề ở đây không phải là ở việc sở hữu chéo, mà vấn đề ở đây là phản ứng liên đới bị làm dữ dội bởi sở hữu chéo.

Điều quan trọng là các ngân hàng cần phải dựng một vách ngăn để tránh không cho mình bị ảnh hưởng.

Cách thực hiện điều này, là luật ngân hàng cần xác định tỷ lệ sở hữu chéo cổ phần tại các ngân hàng khác đến bao nhiêu phần trăm thì là an toàn. Ví dụ như 5% hay 10%? Điều này giúp khi một ngân hàng bị sụp đổ, các ngân hàng khác sẽ không bị liên lụy nhiều.

BBC: Ngân hàng Nhà nước đã có biện pháp hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng Việt Nam trong những ngày qua, ông đánh giá thế nào về điều này?

David Koh: Tôi không nghĩ là Ngân hàng Việt Nam còn có biện pháp nào khác.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phát triển và hiện đại hóa, ngành ngân hàng là một trong những trụ cột chủ chốt của tăng trưởng; thế nên bất kỳ nước nào cũng cần bảo vệ hệ thống ngân hàng của mình.

"Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước nên tập trung bảo vệ các ngân hàng lớn, và để các ngân hàng nhỏ không đủ sức và không đủ lực sát nhập vào những ngân hàng lớn hơn."

David Koh

Thế nên tôi nghĩ rằng việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên có điều khi nhiều ngân hàng cùng sụp đổ một lúc vì việc sở hữu chéo và vì phản ứng liên đới, liệu Ngân hàng Nhà nước có đủ sức để cứu trợ cho tất cả các ngân hàng khác?

Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước nên tập trung bảo vệ các ngân hàng lớn, và để các ngân hàng nhỏ không đủ sức và không đủ lực sát nhập vào những ngân hàng lớn hơn.

BBC: Những giải pháp cải cách nào trong thời gian sắp tới mà ông nghĩ Việt Nam cần phải tiến hành để ổn định khó khăn với ngành tài chính, thưa ông?

David Koh: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là sự giám sát chặt chẽ cũng như sự cảnh cáo kịp thời, tức khắc đối với sai phạm.

Tôi cho rằng tại Việt Nam trong quá trình cải cách kinh tế, các bộ luật kinh tế là không hề thiếu.

Tuy nhiên việc không tuân theo và không xử sự đúng luật đã trở thành văn hóa ở đây và gây nên sự rắc rối, cụ thể như vụ ông Kiên và ảnh hưởng qua vai trò gián tiếp của ông này trong những vụ chuyển khoản nhất định.

Tôi cho rằng đây có thể là lý do cho những cáo buộc với ông này.

Nói chung, trong tương lai, sự giám sát chặt chẽ, các biện pháp cảnh cáo kịp thời cần được thiết lập.

Sự bảo vệ hệ thống ngân hàng cũng cần trở nên một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhà nước Việt Nam vì tôi nghĩ hiện tại, đây vẫn là một vấn đề bị xem nhẹ.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 559 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0