Thứ Sáu, 2024-03-29, 9:31 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Bảy » 22 » Nhân chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary Clinton: Những điều Tốt và Xấu của Việt Nam
8:21 PM
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary Clinton: Những điều Tốt và Xấu của Việt Nam

KD chuyển ngữ
Theo tờ Wall Street Journal, 21/7/10

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Clinton hiện đang ở Hà Nội trong một chuyến viếng thăm, cùng với những mục đích khác, đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hóa các quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Người ta có thể nhận thấy được trong khoảng thời gian này một sự phát triển rõ rệt trong lĩnh vực giao thương và đầu tư, âu cũng là chuyện tốt. Nhưng hồ sơ nhân quyền của Hà Nội vẫn còn rất hỗn tạp, bà Clinton giờ có một cơ hội để đề cập đến những thiếu sót đó trong chuyến viếng thăm này.

Mặc dù phía Hà Nội đã cố gắng khác thường để nới rộng tự do kinh tế, họ vẫn thắt chặt bàn tay độc tài với đề tài chính trị. Khoảng thời gian cởi mở ngắn ngủi trong lúc họ [Hà Nội] chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đầu năm 2007 đã được tiếp nối bằng một làn sóng đàn áp điều đặn gia tăng đối với các nhà bất đồng chính kiến. Làn sóng đàn áp này bao gồm việc bỏ tù các thành viên hàng đầu của phong trào tranh đấu thuộc Khối 8406 như LM Nguyễn Văn Lý; việc xét xử hai nhà báo Nguyền Việt Chiến và Nguyền Văn Hải, hai nhà báo đã viết bài tố cáo quan chức tham nhũng; và việckhởi tố blogger Nguyễn Hoàng Hải, người được biết đến với bút danh Điếu Cày, từng chỉ trích phản ứng của Hà Nội đối với đề tài tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh ở biển Đông.

Việc lợi dụng luật pháp trong các mục đích chính trị không chỉ đối với chuyện nội bộ mà thôi – nó còn là một vấn đề đang gia tăng trong lĩnh vực thương mại. Trong năm nay, hai ủy viên ban quản trị của hãng hàng không Quantas của Úc đã bị cản trở không được rời khỏi Việt Nam khoảng 6 tháng dài trong một vụ tranh chấp giao kèo mua bán xăng dầu. Hai người này sau cùng đã được ra khỏi Việt Nam vào đầu tháng này.

Và cũng gần đây, một tòa án TP HCM đã bác bỏ đơn thỉnh cầu của Lê Công Định, một luật gia đã bị kêu án 5 năm tù giam vào tháng Giêng vì đã họp mặt với các nhà đấu tranh dân chủ. Ông Định, một học viên của học bổng Fullbright đã học luật ở ĐH Tulane (Hoa Kỳ), đã được biết đến là một luật sư thương mại hàng đầu đã đại diện cho nhiều công ty ngoại quốc tại Việt Nam và đã thành công trong việc bào chữa cho phía Việt Nam trong vụ kiện Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong năm 2003. Các thương gia rất có thể đang thắc mắc tại sao luật sư đại diện của mình lại bị bỏ tù vì "tội” tranh đấu ôn hòa cho một chính quyền tự do hơn.

Bà Clinton có thể nêu lên câu hỏi này một cách hữu ích khi gặp gỡ các viên chức lãnh đạo của Việt Nam. Chuyến viếng thăm này là một cơ hội để thách thức Hà Nội về các vấn đề như việc họ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trên mạng Internet, bao gồm các qui định ngăn cản các bài viết đặt câu hỏi với chính quyền được xem là có tính chất "lật đổ” hoặc việc ngăn cản truy cập các trang mạng xã hội như Facebook. Bà Clinton cũng có thể nêu lên các trường hợp về những nhà bất đồng chính kiến cụ thể như ông Định, nhất là khi Hà Nội đang chuẩn bị danh sách các tù nhân sẽ được ân xá theo thông lệ hằng năm vào ngày Quốc Khánh đầu tháng 9.

Với danh dự của bà Clinton, người ta cho rằng bà Clinton nên bàn thảo về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ riêng các lãnh đạo của phía Việt Nam. Nhưng việc bà Bộ trưởng ngoại giao công khai nói về các vấn đề này cũng quan trọng không kém. Điều đó sẽ đem đến sự trợ lực tinh thần thiết thực đối với các nhà tranh đấu đang cố gắng đem tự do dân chủ đến cho đất nước của họ. Và việc làm này cũng khai thác sức bật lớn nhất của Hoa Kỳ: khả năng làm cho Hà Nội phải xấu hổ. Chế độ này muốn có quan hệ tốt với Hoa Kỳ, không chỉ để chống lại mức ảnh hưởng đang lan rộng của Trung Quốc trong vùng mà thôi. Cho nên những lời trách mắng công khai về các quyền tự do sẽ khiến [phía Hà Nội] day dứt. Điều này rất rõ ràng đối với tự do tôn giáo, vấn đề mà chỉ có Việt Nam là quốc gia duy nhất thương lượng sẽ giải tỏa hạn chế để có thể rút tên ra khỏi danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm vì vi phạm quyền tự do tôn giáo.

Giải tỏa lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao đã giúp mở đường cho sự phồn thịnh gia tăng tại Việt Nam. Nhưng những thiếu thốn về quyền tự do dân sự sẽ trì kéo quốc gia này, không cho họ nhận thức được khả năng đáng có của mình. Giờ đây, thay vì ngồi đó và mong mỏi mở cửa kinh tế sẽ dẫn đến tự do dân chủ một cách nhiệm màu, Hoa Thịnh Đốn có thể cố gắng giúp đỡ người Việt có được một chính quyền tự do mà họ nên có song song với sự phồn vinh mà họ mong muốn. Vài phát biểu mạnh mẽ công khai của bà Clinton sẽ là một bước tiến vững chắc theo đúng phương hướng.

WSJ

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 612 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0