Thứ Bảy, 2024-04-20, 4:06 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tư » 8 » Từ “DOC” đến “COC” , rồi còn gì nữa?
7:13 AM
Từ “DOC” đến “COC” , rồi còn gì nữa?

Đại tá Bùi Văn Bồng

-

Vấn đề an ninh cho Biển Đông không phải đến bây giờ mới dặt ra gay gắt. Nhìn lại, từ gần 40 năm qua, Biển Đông vẫn không ngừng dậy sóng – những cơn sóng từ bản chất đã mang tính cố hữu, nhiều khi bất thường và xô bồ về tranh chấp chủ quyền lãnh hải, thềm lục địa.

Tính từ đầu những năm 1990, sau vụ Trung Quốc (TQ) tấn công Trường Sa, tình hình Biển Đông bắt đầu căng thẳng trên một bình diện khác thường, ngày càng nhiều diễn biến phức tạp hơn. Các nước ASEAN đưa ra yêu cầu cần có biện pháp hữu hiệu để sớm ngăn chặn tình trạng an ninh bất ổn ở vùng này. Phải mất 10 năm khởi động, không ít tranh cãi, vận động, mãi đến ngày 4-11-2002, "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) mới được Trung Quốc ký với các nước ASEAN.

Hội Nghị ASEAN lần thứ 20 tại Phnom Penh (CPC)

Nhưng, thật trớ trêu trong suốt 10 năm qua, việc thực thi DOC xem ra vẫn không đem lại hiệu quả gì, mà trái lại, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng hơn, chủ yếu vẫn do phía TQ gây ra cho các nước trong khu vực, nhất4 nước có lãnh hải tiếp giáp với Trung Quốc, trong đó Việt Namở gần và trực tiếp nhất.

Vì "DOC” không được thực thi nghiêm chỉnh, lại nhiều vi phạm ở mức độ trầm trọng, từ đó phát sinh thêm nhu cầu phải có "COC” (Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông), như một sự bổ trợ, đốc thúc, để muốn có một ràng buộc pháp lý các bên liên quan nhằm thực hiện "DOC” tốt hơn. Nhưng, chỉ tính trong 20 năm qua, từ khi khởi động theo nhu cầu thực tế đặt ra cấp bách, trước động cơ (cả âm mưu) và thái độ của Trung Quốc trong ứng xử, giải quyết vấn đề Biển Đông, cam kết "DOC” hầu như vẫn chỉ nằm trên giấy. Và 10 năm, tuy "DOC” đã được tuyên bố khá hùng hồn, nhưng nay lại phải thêm "COC” liệu có mang đưa đến kết quả gì? Vậy, do mức độ phức tạp ngày càng trầm trọng khó gỡ trên Biển Đông, sau "DOC” nay cần phải thêm "COC”, rồi còn phải những gì nữa mới đem lại bình đẳng, yênnh cho Biển Đông?

Trở lại lịch sử một chút để nhìn vào bản chất vấn đề: Từ nhiều đời nay TQ vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định nhòm ngó cả vùng Đông Nam Á (ĐNÁ) bằng ánh mắt thèm thuồng của tham vọng bành trướng, bá quyền, mộng bá chủ thiên hạ. Qua nhiều đời "thiên mệnh triều chính”, cả nghìn năm xua quân đánh chiếm Việt Nam, dùng sức đông người và mọi thủ đoạn xảo quyệt xâm lược, áp đặt cai trị, TQ đã đặt dân tộc VN vào cảnh nghìn năm Bắc thuộc cơ nhục. TQ chỉ mong thu phục VN về lãnh thổ, như một tỉnh, một vùng dân tộc thiểu số phía Nam của TQ. Nhưng, lịch sử đã chứng minh, ý đồ nối đời này của TQ, dù đã "Nam chinh Bắc phạt” nhiều nơi, nhưng lại bị vấp ngay phải một dân tộc có ý chí mạnh mẽ do lòng yêu nước và chí anh hùng. Cả nghìn năm, với trăm phương nghìn kế, nhưng TQ vẫn không thể khuất phục được mảnh đất ở Đông Dương bé nhỏ này. Đến tận thế kỷ thứ 18-19, đời nhà Thanh (Thanh triều, đế quốc Mãn Châu, 1616-1912), TQ vẫn không từ bỏ dã tâm biến VN thành thuộc địa của TQ. Nhà Thanh bị Nguyễn Huệ đánh tơi bời, thua đau đớn vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789. Bị thất bại thảm hại và nhục nhã, giặc Thanh xâm lược càng tức tối cực độ, càng nuôi lớn tham vọng, rắp tâm trở lại xâm lược VN lần thứ 2.

Nhưng ở vào thời đó, các nước đế quốc, tư bản phương Tây mở rộng thị trường và mưu chiếm thuộc địa sang Châu Á. Dù không muốn, nhưng vua Thanh buộc phải tiếp đón các thương gia, rồi chuyên gia người Anh. Từ ấy, nhà Thanh phải đối phó với Anh quốc, rồi Nga, Pháp, Nhật, dẫn tới suy yếu dần, mất cơ hội tấn công xâm lược VN. Cuối cùng, đang giữa lúc suy vong, do Cách mạng Tân Hợi mà Thanh triều bị sụp đổ với sự thoái vị của vua Phổ Nghi, kết thúc gần 300 năm tồn tại đế Đại Mãn Thanh nổi tiếng hung hãn, hùng khí một phương trời. Năm nay vừa đúng 100 năm ngày sụp đổ của vương triều nhà Thanh, thì lại xảy ra nhiều sự kiện, điểm nóng ở khu vựcm dậy sóng Biển Đông.

Từ đầu thế kỷ thứ 20, do bối cảnh của TQ và do xu thế cách mạng thực dân hóa trên toàn cầu trỗi lên mạnh mẽ, VN lại bị Pháp xâm chiếm, nên cho dù vẫn cháy bỏng ý đồ thôn tính VN,m bàn đạp chiếm Đông Dương và các nước ĐNA, thực hiện mưu đồ bành trướng phương Nam, nhà cầm quyền TQ cũng buộc phải gác lại vì bản thân TQ đang bị các nước siêu cường xâu xé. Cho đến năm 1955, sau khi bị thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ, quân Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève. Ngay sau đó, không bỏ lỡ cơ hội, năm 1956, TQ cho xua quân chiếm một số đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Nhưng ngay sau đó, Mỹ lại nhảy vào can thiệp Đông Dương, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam VN rồi đưa quân sang xâm lược VN. Tình thế ấy khiến TQ bị chưng hửng, không thể lấn sâu tham vọng, ý đồ của mình.

Khi còn đế quốc Mỹ ở miền Nam VN, dù TQ có muốn Biển Đông đến mấy cũng không thực hiện được ý đồ gì vì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới sự quản lý của chính quyền miền Nam, được Mỹ bảo trợ. Khi quân đội Mỹ bắt đầu rút khỏi VN tháng 1-1973 theo Hiệp định Paris, thì tháng 5 và tháng 7 năm đó, TQ đã nhiều lần cho tàu ngư chính và cả tàu hải quân trinh thám, thăm dò vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chúng đã bị hải quân Việt Nam Cộng hòa xua đuổi. Từ tháng 1-1974, lợi dụng khi VN đang dồn sức chuẩn bị Chiến dịch tổng tấn công đánh cho ngụy nhào để giải phóng dân tộc, TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam vừa giành được thắng lợi thống nhất đất nước, TQ đã dựng lên chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia, rồi cho Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Thổ Chú phía biển Tây Nam của VN, đưa bắt hết hơn 500 người dân đảo Thổ Chu về đảo Cô Tang giết sạch. Rồi chế độ diệt chủng Polpot bị VN dẹp tan.

Tàu đánh cá của ngư dân VN bị đánh đắm

Cay cú do bị VNm cho thất bại một âm mưu chiến lược lớn muốn diệt chủng người Khmer rồi chiếm Campuchia đưa người TQ vào thay thế, TQ đã nổi cơn hùng hổ "dạy cho VN một bài học” gây ra cuộc chiến xâm lược VN trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, một cuộc chiến tranh ngắn, nhưng khốc liệt và đầy tai tiếng về Chủ nghĩa xã hội (!?). Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế VN và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Sau khi bị thua ở biên giới phía Bắc, TQ quay ra chiếm các đảo.

Trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đao Trường Sa, chiếm giữ Đá Chữ Thập (31-1), Châu Viên (18-2), Ga Ven (26-2), Huy Gơ (28-2), Xu Bi (23-3). Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo Đá Tiên Nữ, Đá Lá, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, Núi Le, bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông kinh tuyến 1150.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa. Vì vậy, thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao…

Cũng từ tháng 1-1988, TQ mở chiến dịch đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, xây căn cứ trên đảo Chữ Thập, rồi từ đó liên tục có rất nhiều hoạt động quấy rối và xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN và các nước khác trong khu vực. Từ khi bị hải quân TQ chiếm đóng trái phép và xây dựng căn cứ ở Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa vào tháng 3-1995, Philippines đã nâng độ cảnh giác với TQ lên mức cao. Nhiều nước khác cũng buộc phải thay đổi cách nhìn về TQ. Trước những nguy cơ uy hiếp và xung đột bằng vũ lực thế nên, năm 1991, các nước ĐNÁ mới đặt ra yêu cầu cần có cam kết "DOC”, khởi động suốt 10 năm mãi đến năm 2002, do sức ép từ nhiều phía, TQ mới chịu ký Tuyên bố cam kết "DOC” mặc dù đây chỉmột văn kiện không có tính ràng buộc về pháp lý.

Tháng 11-2002, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 nhóm họp tại CPC, Trung Quốc cùng các bên trong khối ASEAN ra "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (viết tắtDOC). Đâyvăn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coibước đột phá quan trọng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ra tuyên bố "DOC” kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệtcủa bốn nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Ngư Chính 311 của TQ

Tính từ năm 2002 đến nay, mặc dù đã ký cam kết DOC, nhưng trong 10 năm qua, theo thống kê, TQ đã có gần 200 lượt tàu đánh cá, tàu ngư chính và cả tàu hải quân xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN. Tháng 12-2004, TQ bắt 80 ngư dân VN đang đánh cá trên vùng biển Bắc Bộ thuộc lãnh hải VN. Trắng trợn và liều lĩnh hơn, ngày 8-1-2005, hai tàu tuần dương Trung Quốc bao vây và bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Namm 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị TQ bắt. Và liên tục năm nào TQ cũng cho tàu các loại xâm phạm vùng lãnh hải VN và các nước có vùng biển tiếp giáp, với hành động ngày càng công khai, trắng trợn hơn, không hề tôn trọng DOC như đã cam kết.

Theo điều 1 trong Tuyên bố cam kết DOC, tháng 11-2002: "Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), với năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coiquy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước”. Điều 3 trong cam kết DOC nêu rõ: "Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Nam Trung Hoa như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”. Trong điều 5, quy định cam kết rõ hơn về ứng xử và hành động: "Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống…”.

Có thể nói rằng dù cho Tuyên bố cam kết DOC đã quy định rõ như vậy, nhưng ngay sau khi đã ký thì chính TQ đã không hề quan tâm thực hiện đúng cam kết, mà còn tiếp tục gây ra nhiều sự bất ổn định cho vùng biển này như đã nêu trên. Vì thế, nay các nước ASEAN lại phải bàn nhau, xét thấy cần sớm có một "COC”, tứcphải thêm những ràng buộc pháp lý để buộc TQ và các nước trong khu vực phải thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn đối với "DOC”. Nhưng, kể cả sau này TQ có ký "COC” đi chăng nữa, liệu có gì để "ràng buộc” được con rồng đang cố vũng vẫy để khuynh loát trên biển Đông hay không?

Ngay như dự thảo cho nội dung "COC” do báo Jakarta Post (Indonesia) dẫn ra 8 nội dung chính của văn bản dự kiến này, ai cũng thấy câu chữ còn chung chung, trùng lặp và thiếu tính pháp lý khó mà "ràng buộc” được ai. Thí dụ như các nội dung sau:

  •   Việc thực hiện "DOC” cần tiến hành từng bước phù hợp với các điều khoản trong "DOC”. Chỗ này có phải chăngý của TQ cố trì kéo và phủ nhận "DOC” hay không? Đã có "DOC” nhưng 10 năm nay không thực hiện, nay tại sao lại "tiến hành từng bước” như một cách bàn lùi? Các bên tham gia "DOC” sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và tham vấn theo tinh thần của "DOC”gì ?.
  •   Trong nội dung dự thảo "COC” còn thể hiện: Việc tiến hành các hoạt động hoặc các dự án đã được quy định trong "DOC” cần được xác định rõ ràng.
  •   Việc tham gia các hoạt động hoặc các dự án cần được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Hai chữ "tự nguyện” này liệu có phải do TQ xen được ý vào nội dung cần dự thảo "COC”? Rồi tiếp theoCác hoạt động ban đầu được cam kết trong phạm vi "DOC” cần phảicác biện pháp "xây dựng lòng tin”. Quyết định thực hiện các biện pháp hoặc các hoạt động cụ thể của DOC cần dựa trên sự đồng thuận giữa các bên liên quan và tiến tới hiện thực hóa COC. Trong quá trình thực hiện các dự án đã được thỏa thuận, khi cần thiết, sẽ trưng cầu sự phục vụ của các chuyên gia, các nhân vật kiệt xuất nhằm cung cấp nguồn lực cụ thể đối với các dự án liên quan. Tiến trình thực hiện các hoạt động và các dự án đã được thỏa thuận trong "DOC” sẽ được thông báo hàng năm cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc…

Theo ông Vũ Mão, nội dung chính cho "COC” như vậy thì với những gì đạt được còn quá nhỏ so với mong đợi và nhu cầu cần thiết nhất. Nếu như đâymột dạng "thông tư hướng dẫn” dưới luật thì không hiểu ASEAN và Trung Quốc sẽ phải vận dụng ra sao để triển khai "DOC” trên thực tế, giải quyết được xung độ mỗi ngày đang ngày một gia tăng giữa các bên tranh chấp (TQ-Philippines, VN…) ở Biển Đông, khi những điểm đạt được rất mơ hồ và không đầy đủ. Rõ ràngvẫn chưa giải quyết những bất đồng vẫn còn đó, chưa được giải quyết một cách cơ bản.

Nếu nội dung chính của "COC” như vậy, chưa nói đến một cơ chế giải quyết xung đột, thậm chí, ngay cả quy định về phạm vi hiệu lực của "DOC” vẫn còn bị để ngỏ. Tóm lại, cả "DOC” và những nội dung như thế này của COC nêu trên xem ra vẫn không đủ hiệu lực để ngăn ngừa các hành vi cố tình gây rắc rốim phức tạp, căng thẳng tình hình của các bên trên Biển Đông vốn đã nhiều rất phức tạp và ngày càng phát sinh nhiều tình huống khó lường trước do chủ trương đẩy mạnh việc khẳng định lãnh hải của TQtheo hình chữ U vô căn cứ. Nếu như "DOC”, dù không đạt được yêu cầu của tính ràng buộc pháp lý, nhưngmột cam kết chính trị của các quốc gia liên quan, thì văn bản này, về thực chất, sẽ chỉ có tác dụng để viện dẫn khi cần thiết, nhằm chứng minh khả năng tự đối mặt và giải quyết vấn đề của mình, cho giữa Trung Quốc và ASEAN. Mà những viện đãn ấy cùng không đem lại gì đáng kể. Dù vậy, hành trình từ "DOC” đến "COC” có vẻ được xemmột nỗ lực mới theo tình thế của các nước ASEAN, còn hiệu quả thực chất của nó hẳn còn xa tít tắp.

Hải quân Trung Quốc bắt ngư dân Việt nam

Theo Hãng tin Reuters, ngay sau hôm vừa bế mạc Hội nghị ASEAN lần thứ 20 tại Phnom Pênh, trên Đài phát thanh Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Cương, phó giám đốc sở Du lịch tỉnh Hải Nam nói: "Kế hoạch tổng thể đang được soạn thảo và một kế hoạch cụ thể cũng đang được tiến hành; chúng tôi hy vọngtrong năm nay, chúng tôi có thể mở du lịch đường biển tới quần đảo Hoàng Sa”. Phát biểu trên đây của ông Đặng đã được nhiều cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng lại, kể cả Trung Quốc Tân Văn Xã, hãng thông tấn lớn thứ hai, sau Tân Hoa Xã. Báo chí Trung Quốc cho biếttrong tháng Ba vừa qua, một quan chức cấp cao, ông Vương Chí Phát, thứ trưởng, phó chủ nhiệm Cơ quan Du lịch Quốc gia Trung Quốc cũng đã tuyên bố: "Phát triển du lịch quần đảo Hoàng Sa sẽ giúp chúng ta bảo vệ biên giới và chứng tỏ sự hiện hữu về chủ quyền của chúng ta ở đây”.

Trước thềm Hội nghị Bác Ngao ở Hải Nam, Phó thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải đã gặp phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Một lần nữa Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh trả tự do "ngay lập tức và vô điều kiện” cho 21 ngư dân cùng hai tàu cá Việt Nam hiện đang bị phía Trung Quốc bắt giữ. Hà Nội cũng đòi Bắc Kinh hủy cuộc đua thuyền tại Hoàng Sa. Nhưng TQ vẫn chưa có một thái độ nào về những lời yêu cầu chính dáng của VN.

Vì vậy, suy rộng ra cho thấy rằng, trước những thái độ và hành động đó của TQ, dù có "DOC”, "COC” hay gì đi chăng nữa thì cũng khó ổn định được tình hình liên tục bất ổn và nhiều nguy cơ mất an ninh khu vực Biển Đông. Nếu như các nước ASEAN không đoàn kết, không có một lập trường chung, TQ có thể sẽ dùng các thế mạnh của mình, với chủ đích chỉ chấp nhận gặp gỡ, đối thoại song phương và dùng chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa” nhằm đạt được mục đích phân hóa, xé lẻ các nước ĐNA, "chia để trị” bằng sức mạnh mềm hoặc vũ lực, món truyền thống từ lâu đời của TQ.

Và nếu như lần này, sau khi đã cho tiền và hứa tăng cường đầu tư vào CPC, TQ đã "dắt mũi” được đương kim Chủ tịch ASEAN không đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị ASEAN-20. Nay nếu như mong muốn của TQ thành hiện thực, với sự tìm mọi lý do quanh co, chần chừ, đặt điều kiện, "Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông” (COC) cũng sẽ chẳng tiến bộ hơn được bao nhiêu so với "Tuyên bố cam kết ứng xử trên biển Đông” (DOC) hiện tại.

Dư luận cho rằng, khi đưa ra bàn thảo để ra được COC, chắc chắn TQ sẽ tránh các vấn đề, các câu chữ mang tính "quy tắc”, có giá trị ràng buộc, và có lẽ vì thế mà COC cũng bị tắc luôn (!?). Tranh chấp trên biển Đông vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng, hòa bình trên biển Đông vẫn sẽ mong manh. Do vậy, các nước ASEAN cần phải cùng nhau hành động. Một thực tế cần nhận rõ và luôn luôn thường trực trong ý thức cùng như hành động của các nước ĐNÁ rằng: Chừng nào TQ chưa thu phục được các nước ĐNA về dưới tầm ảnh hưởng và lệ thuộc vào mình như ý đồ từ lâu đời nay, thì các nước ĐNA chưa thể yên ổn được với TQ. Với thói quen nói mà khôngm, nói một đằngm một nẻo, nói ngoài miệng nhưng trong lòng rắp tâmm trái, dù đã ký nhưng không thực hiện, lại thiếu trung thực, thẳng thắn, không cởi mở như TQ thì mọi nỗ lực cách nào cũng không thể ràng buộc được pháp lý với TQđiều quá bi quan ?.

Các đại biểu tham dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20

Ngoài ra, việc tìm kiếm một tiếng nói chung cũngmột cơ hội để thúc đẩy sự tương hỗ và đoàn kết giữa các nước ASEAN. Hơn thế nữa nếu các nước trong khu vực ĐNA không đoàn kết lại, TQ sẽ gây áp lực hay tranh thủ các nước ASEAN khác đứng ngoài tranh chấp. Các nước này có thể không đứng về phía các nước ASEAN khác. Để khắc phục được điều này, các nước trong tranh chấp cần tính đến những bước đi chiến lược, vừa khôn khéo những cũng cần kiên quyết trong đối ngoại, đối thoại. Và tốt nhấtviệc soạn thảo đi đến thống nhất chất lượng nội dung cũng như đàm phán "COC” nên được đưa ra khuôn khổ Thượng đỉnh Đông Á, thay vì chỉ trong khuôn khổ ASEAN với Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: "Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đãm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Chúng ta đãm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Lập trường nhất quán của chúng taquần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng, chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương của chúng ta phù hợp với hiến chương của Liên Hợp Quốc; Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố cam kết DOC về ứng xử các bên trên Biển Đông”.

4/2012

Bùi Văn Bồng

Theo: Blog NLG

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 576 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0