Thứ Năm, 2024-03-28, 9:44 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Tư » 9 » Tại sao các nước khác không có chuyện Chính phủ phải đóng cửa?
10:30 PM
Tại sao các nước khác không có chuyện Chính phủ phải đóng cửa?


Joshua E. Keating/Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn X-CafeVN chuyển dịch Việt Ngữ

Với thời gian đang đến hạn ngày 8 tháng tư mà Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo quốc hội vẫn chưa giải quyết được mối tranh chấp về kinh phí tài trợ cho việc phá thai và những thay đổi trong Đạo luật Không khí sạch, có lẽ nhiều khả năng là chính phủ liên bang Hoa Kỳ đang đi dần đến việc phải đóng cửa ngưng hoạt động. Nếu việc đóng cửa tiếp tục kéo sang Thứ hai, hàng trăm ngàn công nhân viên chức liên bang, trong các ban ngành không cần thiết sẽ phải nghỉ việc. Các dịch vụ thiết yếu, như quốc phòng sẽ tiếp tục, nhưng các quân nhân có thể sẽ không được trả lương. Các dịch vụ quan trọng khác như phúc lợi ích cho cựu chiến binh và các thử nghiệm lâm sàng tại Viện Y tế quốc gia cũng sẽ có thể bị đình chỉ.

Có nước nào khác từng phải đối phó với điều này không ?

Chưa bao giờ có. Các nước số có thể có đảo chính, cách mạng và sụp đổ, nhưng một chính phủ bế tắc đến mức chỉ còn cách phải ngưng hoạt động dường như là một hiện tượng độc đáo chỉ có ở Hoa Kỳ. Một số đặc điểm của hệ thống chính trị Hoa Kỳ - nhánh hành pháp mạnh mẽ với quyền phủ quyết, những người gây trở ngại ở Thượng viện - đã tạo nên loại bế tắc mà chúng ta đang thấy hiện nay. Trong cơ chế nghị viện, từng được phần lớn các nền dân chủ ở châu Âu và châu Á sử dụng, tiến trình phê chuẩn ngân sách đều giống nhau như trên giấy tờ: Vị Thủ tướng chuẩn bị "ngân sách nhà nước" và trình lên cho quốc hội để biểu quyết. Nhưng nếu quốc hội bác bỏ ngân sách ấy, điều đó được xem như là một dấu hiệu cho thấy rằng chính phủ không còn được quốc hội tín nhiệm và buộc phải từ chức.

Đây đúng là điều đã xảy ra ở Bồ Đào Nha vào tháng trước, khi Thủ tướng Jose Socrates đã từ chức sau khi ngân sách mới gồm các biện pháp khắc nghiệt bị từ chối. Nước này hiện đang dưới sự lãnh đạo của một chính phủ lâm thời, cho đến khi cuộc bầu cử mới có thể được tổ chức và một chính phủ mới được hình thành - mà có lẽ sẽ cố gắng thông qua ngân sách bị cắt xén của họ. Tuy nhiên, chỉ vì một đất nước có một cơ chế nghị viện là "không có chính phủ" không có nghĩa là các công việc của chính phủ phải dừng lại. Nhờ các dịch vụ phi chính trị dân sự mạnh mẽ mà hầu hết các chính phủ đều có thể tiếp tục hoạt động bất chấp là ai đang cầm quyền. Bỉ đã từng không có một chính phủ kể từ tháng 6 năm 2010, nhưng, về tổng thể, các tàu lửa vẫn chạy đúng giờ, thùng rác vẫn được mang đổ và thậm chí ngân sách vẫn đưoọc thông qua.

Về mặt lý thuyết, đóng cửa kiểu Mỹ có thể xảy ra trong một cơ chế nghị viện nếu ngân sách bị từ chối và chính phủ không từ chức - nhưng thực tế không bao xảy ra như thế. Không lâu trước đây, đã có những nỗi lo sợ rằng nếu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan chứng tỏ không thể thông qua được một ngân sách vào khởi điểm của năm tài chính 2011 vào tháng Tư, việc trả lương cho công chức và một số dịch vụ hành chính của chính phủ có thể bị đình chỉ. Nhưng cuộc khủng hoảng cuối cùng đã được ngăn chặn lại khi ngân sách được thông qua trong bối cảnh của trận động đất thảm khốc hồi tháng trước. Những cuộc đấu tranh về các hóa đơn chi tiêu có liên quan trên vẫn chưa được thông qua.

Ngay cả các chính phủ có cấu trúc giống như Mỹ, với các ban ngành hành pháp mạnh mẽ, dường như không hề có tranh chấp về ngân sách nguy hiểm đến mức phải đóng cửa. Brazil đã bắt đầu năm 2008 mà không có ngân sách sau khi kế hoạch chi tiêu của cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã bị bác bỏ bởi Quốc hội, nhưng không hề có sự gián đoạn đến các dịch vụ của chính phủ. (Dịch cúm từng thành công trong việc đóng cửa hầu hết các dịch vụ công cộng của Mexico vào năm 2009.)

Trong thực tế, việc đóng cửa chính phủ chỉ từng là một đặc điềm của nền chính trị Mỹ mới trong 30 năm qua. Đạo luật chống suy giảm, ban đầu được ban hành vào năm 1884, nghiêm cấm các cơ quan liên bang không được hoạt động hoặc ký kết kết hợp đồng chưa được tài trợ đầy đủ của Quốc hội. Nhưng trong hầu hết lịch sử của đất nước, tin rằng luât định không cho phép đóng cửa ngưng hoạt động, các cơ quan liên bang vẫn đã vẫn tiếp tục hoạt động giữa các thời gian không được tài trợ trong khi cố gắng để giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

Tuy nhiên, vào năm 1980, Benjamin Civiletti, bộ trưởng tư pháp của Jimmy Carter đã đưa ra một quan điểm nhằm giải thích đạo luật hạn hẹp hơn để yêu cầu các cơ quan đình chỉ hoạt động cho đến khi một đạo luật thích hợp mới được Quốc hội thông qua. Kể từ đó, đã có năm lần đóng cửa: hai lần dưới thời Ronald Reagan chỉ kéo dài vài giờ, một lần dưới thời George H.W Bush vốn may mắn rơi vào kỳ nghỉ cuối tuần, và hai lần dưới thời Bill Clinton kéo dài 5 và 21 ngày - trong đó ước tính có 800.000 nhân viên liên bang đã phải nghỉ việc. Một số tắt máy chính quyền nhà nước cũng đã diễn ra. Năm 1990, Quốc hội đã thông qua pháp luật để đảm bảo rằng dịch vụ thiết yếu như thực thi pháp luật, quốc phòng tiếp tục hoạt động trong khoảng cách tài trợ.

Còn đối với cuộc khủng hoảng hiện nay, Quốc hội đã thường xuyên trì hoãn việc đóng cửa chính phủ bằng cách thông qua dự luật tài trợ tạm thời gọi tên là các giải pháp còn tiếp tục (continuing resolutions). Một số đề xuất cải cách đã được đề xuất để tạo việc tự động thông qua các nghị quyết này giữa các khoảng trống về kinh phí. Điều này có thể cứu được hàng ngàn công nhân viên liên bang và những người phụ thuộc vào dịch vụ của họ - nhưng đây sẽ là một thất bại thực sự đối với một công cụ chính trị "bên bờ vực thẳm" duy nhất độc đáo của Hoa Kỳ trong chính trị.

Foreign Policy

Category: Chính trị | Views: 526 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0