Thứ Năm, 2024-04-25, 10:36 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Chín » 2 » Thư kêu cứu của các em học sinh người dân tộc tại Tây nguyên
11:38 PM
Thư kêu cứu của các em học sinh người dân tộc tại Tây nguyên

Gửi vào ngày Thứ Tư, 02 Tháng 9, 2009.
Kính gửi các tổ chức giáo dục, các cơ quan ngôn luận, báo chí trên khắp thế giới!

Em viết lá thư này mang theo chút hy vọng cuối cùng mong các cơ quan, tổ chức trên khắp thế giới lên tiếng can thiệp giúp, để bộ giáo dục và đào tạo nước Việt Nam giữ đúng lời hứa, để em và hàng trăm bạn học sinh dân tộc tại Tây nguyên lại được cắp sách đến trường.

Kính thưa

Bản thân chúng em là những học sinh dân tộc thiểu số hiện đang theo học tại trường Cao Đẳng Nghề Thanh Niên Dân Tộc Tây Nguyên (TNDTTN), bỏ qua sự mặc cảm về dân tộc, em và rất nhiều các bạn cùng trang lứa khác đã cùng nhau đến trường để mong sau này có thể đem lại sự giàu đẹp cho quê hương làng bản. Tuy nhiên, những thay đổi bất thường của bộ giáo dục và đào tạo đã khiến em và hàng trăm bạn học sinh dân tộc thiểu số khác đang đứng trước nguy cơ bỏ học, quay về với núi rừng làng bản.

Trong khi học sinh cả nước tưng bừng chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới thì hàng trăm học sinh dân tộc tại Tây nguyên lặng lẽ rời xa mái trường…

Sau khi học xong bậc Trung Học Cơ Sở, theo quy định của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo lúc đó, chúng em được xét tuyển vào trường TNDTTN. Với mô hình đào tạo Trung Cấp Nghề trong 3 năm, chúng em được học văn hóa theo đúng chương trình Bổ Túc Trung Học Phổ Thông trong 2 năm đầu và học nghề trong năm còn lại. Như vậy, sau 3 năm chúng em sẽ có một nghề mới và được dự thi lấy bằng THPT để tiếp tục thi lên cao đẳng, đại học. Tuy nhiên vào đầu năm học 2009 – 2010, Bộ GD&ĐT ra quyết định chỉ cấp bằng học nghề chứ không cho phép dự thi THPT, Cao Đẳng và Đại Học!  Với quyết định này, hy vọng được học lên cao của tất cả các học sinh tan thành mây khói. Quá thất vọng vì những thay đổi bất thường của Bộ GD&ĐT, nhiều bạn đã không cầm được nước mắt, 3 năm phấn đấu học tập bỗng nhiên trở thành vô ích.

Để có thể thi lấy bằng tốt nghiệp và tiếp tục học lên cao, mỗi buổi tối chúng em cần phải đến các trung tâm giáo dục thường xuyên để học lại các kiến thức phổ thông trong 3 năm (mặc dù các kiến thức này đã được học đầy đủ trước đó). Tuy nhiên, chỉ một số ít bạn mới có đủ tiền để theo học tại các trung tâm đó, còn đa số các bạn chỉ còn biết nhìn thời gian trôi qua và quay về với làng bản, núi rừng.

Năm học mới đã đến trên cả nước nhưng tại trường TNDTTN thì bao trùm một không khí hoang mang, học sinh ủ rũ, giáo viên cũng chỉ biết an ủi trong vô vọng. Những học sinh mới nộp hồ sơ thì vội vàng rút lại. Những học sinh đang học dở một số đã ra về, số còn lại chỉ biết chờ đợi nhưng cũng chẳng biết bản thân mình đang chờ đợi điều gì…

Bộ GD&ĐT thì liên tục chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung, cải cách nền giáo dục nhưng chính Bộ GD&ĐT lại không nhận thấy mình cũng cần phải thay đổi, hoặc ít nhất cũng phải giữ đúng lời hứa, chịu trách nhiệm trước những việc mình đã làm trước đó. Quy định mới đưa ra thì cũng cần xem xét đúng hay sai, khi nào thì nên áp dụng để không làm ảnh hưởng đến toàn xã hội và nhất là những người còn nghèo khó, không có tiếng nói trong xã hội.

Kết thúc lá thư này em mong sẽ được các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức giáo dục, các trung tâm truyền thông lên tiếng quan tâm giúp đỡ. Hàng trăm bạn học sinh dân tộc tại Tây nguyên đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống đều đang mong được tiếp tục đi học khi ngày mùng 5 tháng 9 đã đến gần.

ĐăkLăk, ngày 01 tháng 9 năm 2009
Y Trick NiÊ

Ảnh: Niềm vui được cắp sách đến trường đã chuyển thành những giọt nước mắt khi bắt đầu năm học mới!



Không được dự thi ĐH là sai luật 
Về mặt pháp lý, không có gì ngăn cản người tốt nghiệp trung cấp nghề dự thi ĐH. Tại Khoản 1, 2 Điều 38 của Luật GD quy định:

1. Đào tạo trình độ CĐ được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành".

2. Đào tạo trình độ ĐH được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp CĐ cùng chuyên ngành".
Và tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Dạy nghề quy định: "Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương quy định việc thực hiện liên thông giữa trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề với trình độ ĐH cùng ngành nghề đào tạo".
Hơn nữa, đầu vào của bậc trung cấp nghề và bậc TCCN có 2 dạng đối tượng: Một là những người đã tốt nghiệp THPT; đối tượng này đương nhiên được dự thi vào ĐH-CĐ khi họ tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc TCCN.
Hai là những người đã tốt nghiệp THCS; đối tượng này phải học thêm chương trình văn hóa THPT trong quá trình học nghề để đảm bảo nền tảng văn hóa tương xứng với trình độ trung cấp và có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn (chương trình văn hóa này do chính Bộ GD-ĐT ban hành), và phải được kiểm tra công nhận trình độ văn hóa.
Việc thí sinh dự thi vào ĐH - CĐ được tổ chức chặt chẽ, có độ chọn lọc cao, chắc chắn những người không đủ trình độ sẽ không thể trúng tuyển (kể cả những người tốt nghiệp THPT chính quy). Do đó, sự phân biệt những người tốt nghiệp trung cấp nghề và những người tốt nghiệp các loại trung cấp khác khi dự thi vào ĐH - CĐ là không đúng luật.
(Ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TP.HCM

Thực tế HS trung cấp nghề vẫn đủ khả năng đậu ĐH 

Nói HS tốt nghiệp trung cấp nghề không đủ năng lực để thi ĐH là một nhận xét chủ quan, không chính xác. Bộ GD-ĐT còn mâu thuẫn với chính mình, khi trong điều 4 Quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ-ĐH (kèm theo quyết định số 06/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 13.2.2008) sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ LĐ-TB-XH tại văn bản số 2094 có quy định: Đối tượng đào tạo liên thông là những người đã có bằng tốt nghiệp TC hoặc bằng tốt nghiệp CĐ có nhu cầu học tập lên trình độ CĐ hoặc ĐH.
Như vậy, tại sao người tốt nghiệp trung cấp nghề lại không thể dự thi ĐH? Không cho họ thi thì làm sao biết họ không đủ năng lực.
Thực tế cho thấy HS tốt nghiệp THPT nếu không đủ năng lực vẫn rớt ĐH, nhưng có nhiều em HS tốt nghiệp trung cấp nghề vẫn đủ khả năng để đậu ĐH như thường.
(Tiến sĩ Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng trường CĐ Nghề TP.HCM)
Mỹ Quyên (ghi)
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 874 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0