Thứ Năm, 2024-03-28, 2:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 14 » USCIRF lên án việc đe dọa Lê Thị Công Nhân và kêu gọi chính phủ Obama đưa Việt Nam vào CPC
5:57 PM
USCIRF lên án việc đe dọa Lê Thị Công Nhân và kêu gọi chính phủ Obama đưa Việt Nam vào CPC

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 12 tháng Ba, 2010

Việt Nam: USCIRF lên án việc đe dọa Lê Thị Công Nhân và kêu gọi chính phủ Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước gây Quan ngại Đặc biệt về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo (CPC)

Washington DC – Hôm nay, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tuyên bố Việt Nam lại tiếp tục tái phạm về nhân quyền và tự do tôn giáo bằng việc tạm giữ Lê Thị Công Nhân hôm thứ Tư 10/03 vì đã trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế.

Lê Thị Công Nhân, một nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật về nhân quyền và tự do tôn giáo, được ra tù hôm thứ Bảy tuần trước, mãn hạn ba năm tù giam về tội "tuyên truyền chống nhà nước". Nhưng cô lại bị tạm giữ tại một đồn công an ở Hà Nội hôm thứ Tư vì đã trả lời với các ký giả về thời gian trong tù của mình, khẳng định "niềm tin" của cô vào cuộc đấu tranh ôn hòa "vì nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam".

Ông Leonard Leo, Chủ tịch USCIRF cho biết: "USCIRF lên án công an quấy rối và tạm giam Lê Thị Công Nhân bằng ngôn từ mạnh nhất có thể. Cô trình bày tương lai tốt nhất của Việt Nam và không phải là mối đe dọa đối với chính quyền. Cộng đồng quốc tế cần phải hành động để đảm bảo rằng cô không bị trao đổi từ nhà tù này sang nhà tù khác. USCIRF cũng kêu gọi phóng thích vô điều kiện Lê Thị Công Nhân và những người ủng hộ cách ôn hòa về nhân quyền và tự do tôn giáo, bao gồm cả Cha Nguyễn Văn Lý và Nguyễn Văn Đài. Chúng tôi thúc giục Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lặp lại lời kêu gọi này và gặp gỡ Lê Thị Công Nhân".

Cô Lê Thị Công Nhân đã bị giam cầm vào năm 2007 đồng thời với nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và Cha Nguyễn Văn Lý. Trong chuyến thăm Việt Nam của USCIRF vào năm 2007 và năm 2009, chính quyền Việt Nam đã chấp thuận cho đoàn đại biểu USCIRF tiếp cận bất thường cả ba tù nhân. Tất cả thể hiện một cam kết vững chắc vào sự tiến bộ về tự do tôn giáo và pháp quyền ở Việt Nam, cho rằng hành động đó là cần thiết cho tương lai của Việt Nam và tốt hơn mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam.

USCIRF đã vận động chính quyền Việt Nam phóng thích các tù nhân và những người khác bị giam giữ hoặc sách nhiễu vì hoạt động tôn giáo hoặc bênh vực cho tự do tôn giáo, bao gồm cả việc phóng thích mang tính nhân đạo cha Cha Lý, người bị suy nhược vì đột quỵ vào tháng Mười năm 2009. Ngài vẫn còn trong tình trạng bị biệt giam.

Ông Leo cũng cho hay: "USCIRF đã đệ trình cho chính phủ Obama và Quốc Hội Hoa Kỳ những bằng chứng thuyết phục về các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo đang diễn ra tại Việt Nam, lý do xác đáng để tái chỉ định Việt Nam như là một Quốc gia gây Quan ngại Đặc biệt (CPC)".

Chỉ định vào CPC sẽ đánh dấu Việt Nam là một trong những quốc gia vi phạm nhất thế giới về quyền tự do tôn giáo.

Trong một buổi điều trần của Ủy ban Đối ngoại cuối tuần qua, Trợ lý Bộ trưởng Kurt Campbell thừa nhận rằng Việt Nam đã "tái phạm" về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Ông Campbell hiện đang thực hiện chuyến đi Đông Nam Á vào thời điểm này, nhưng Việt Nam không nằm trong lộ trình của ông.

Phúc trình Nhân Quyền 2009 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố hôm 11/3 cho hay: "Hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam vẫn có vấn đề. Chính quyền gia tăng đàn áp bất đồng chính kiến, bắt giam và kết án tù một số nhà hoạt động chính trị... Chính quyền lợi dụng hoặc dung nạp việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với một tu viện Phật giáo ở Lâm Đồng và các nhóm Công Giáo với tuyên bố tài sản không được giải quyết. Công nhân không được tự do tổ chức công đoàn độc lập, và các nhà hoạt động lao động độc lập phải đối mặt với bắt bớ và sách nhiễu".

USCIRF cũng đã kêu gọi thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc hội với tin tưởng rằng biện pháp này sẽ mang lại những cải thiện xác thực cho người dân Việt Nam và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ vào việc thúc đẩy nhân quyền và các giá trị dân chủ ở nước ngoài.

Ông Leo cho biết thêm: "Những tuyên bố công khai quan ngại không còn đủ mạnh, chúng tôi tin rằng chính phủ Obama nên phối hợp hành động để cổ vũ cải thiện cụ thể. Khi được sử dụng trong quá khứ, chỉ định CPC đã không cản trở tiến triển về lợi ích song phương khác, nhưng đã dẫn đến những cải thiện xác thực về một số chỉ trích những quan ngại nhân quyền. Chính sách và đường lối ngoại giao Hoa Kỳ phải bênh vực rõ ràng cho cả những quyền phổ quát và gia tăng thương mại, vì thế nên gửi một tín hiệu rõ ràng rằng những lợi ích này không thể tiến hành một cách riêng biệt".

USCIRF là một ủy ban độc lập, lưỡng đảng của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Các Ủy viên USCIRF được bổ nhiệm bởi Tổng thống và lãnh đạo của cả hai đảng chính trị tại Thượng viện và Hạ viện. Trách nhiệm chính của USCIRF là xem xét các dữ kiện và hoàn cảnh của các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo quốc tế và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng và Quốc Hội.

Để phỏng vấn một Ủy viên USCIRF, liên hệ với Tom Carter, Giám đốc Truyền thông tại email: tcarter@uscirf.gov, hoặc (202) 523-3257.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã được thành lập bởi Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 để theo dõi tình hình tự do tư tưởng, lương tâm, và tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở nước ngoài, như được định nghĩa trong Tuyên ngôn nhân quyền và các văn kiện quốc tế liên quan, và để đưa ra các khuyến nghị chính sách độc lập cho Tổng thống, Ngoại Trưởng và Quốc hội.

Ghé thăm trang web của chúng tôi tại www.uscirf.gov

Leonard A. Leo, Chủ tịch • Michael Cromartie, Phó Chủ tịch • Elizabeth H. Prodromou, Phó chủ tịch

Don Argue • Imam Talal Eid Y. • Felice D. Gaer • Richard D. Land

Nina Shea • Jackie Wolcott, Giám đốc điều hành

800 NORTH CAPITOL STREET, NW Suite 790 | Washington, DC 20002 | 202-523-3240 | 202-523-5020 (FAX)
Trung Thiên
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 517 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0