Thứ Sáu, 2024-03-29, 8:30 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Năm » 23 » Việt Nam từng lật đổ chế độ sát nhân Khmer Đỏ bằng vũ lực, mong đợi thay đổi Bắc Hàn bằng hoà bình là điên rồ
8:43 PM
Việt Nam từng lật đổ chế độ sát nhân Khmer Đỏ bằng vũ lực, mong đợi thay đổi Bắc Hàn bằng hoà bình là điên rồ
Nguồn: Donald Kirk, Los Angeles Times

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

20.05.2010

Tin từ PHNOM PENH, Cambodia - Phải chăng chế độ của Kim Jong Il là loại tàn ác nhất mà thế giới từng nhìn thấy kể từ Adolf Hitler ở Đức hoặc Josef Stalin ở Liên Xô ? Đối với cả thế giới đã từng được nghe nói về Bắc Triều Tiên và nỗi đau khổ của dân tộc ấy, câu trả lời là không. Đặc điểm đáng ngờ của sự tàn ác có lẽ phải thuộc về chế độ Pol Pot của Khmer Đỏ. Chế độ đã chiếm đoạt Campuchia vào năm 1975 và cai trị Phnom Penh từng một thời bình yên cho đến khi bị quân đội Cộng sản Việt Nam đánh đuổi vào tháng mười hai năm 1978. Ước tính có đến khoảng 2 triệu người đã chết dưới bàn tay của Khmer Đỏ, vì bệnh tật, đói khát, bị hành quyết và tra tấn.

Nỗi đau khổ dưới thời Khmer Đỏ cộng hưởng với khổ nạn Bắc Triều Tiên có thể còn kéo dài nhiều năm nữa. Tuy rằng ngày nay Phnom Penh nhộn nhịp sức sống với các cửa hàng buôn bán một loạt các hàng hóa khó tin của những lụa là, tượng điêu khắc, sản vật bằng bạc và quà lưu niệm. Các nhà hàng ăn uống phục vụ bất cứ món ăn gì. Đường phố nhung nhúc các dòng giao thông với các xe hai bánh lượn như phi tiêu quanh các loại xe lớn hơn chở khách và các sản phẩm thương mại. Những chiếc xe gắn máy kéo theo sau một loại giống như toa xe nhỏ, cũ, phục vụ dịch vụ taxi. Các quán cà phê Internet phát triển mạnh trong mọi khu chợ búa. Sòng bạc và hộp đêm thu hút những người tìm kiếm các niềm vui đắt tiền và viện Bảo tàng Quốc gia chào mời một nền văn minh Khmer nhung gấm và phong phú của một di sản 2.000 năm trước.

Vậy thì đối với Bắc Triều Tiên và cả thế giới, bài học gì ở đấy trong sự chuyển đổi của Campuchia từ một chế độ độc tài đáng sợ thành một xã hội hối hả vốn không chính xác là một xã hội dân chủ? Việc khám phá được vai trò của Bắc Triều Tiên trong vụ phá hoại con tàu hải quân của Hàn Quốc hồi tháng Ba, với cái chết của 46 mạng người, cho thấy lý do tại sao cần phải thay đổi giới cai trị ở miền Bắc là điều cấp bách như đã từng phải thực hiện để chấm dứt sự cai trị của Khmer Đỏ ở Campuchia gần 22 năm trước .

Chế độ hiện hành của Campuchia mà Hun Sen đã cai trị trong vai trò thủ tướng, với sự hỗ trợ của Việt Nam gần như liên tục trong 25 năm qua hoàn toàn không phải là một chế độ lý tưởng. Đa số người dân của đất nước 15 triệu người này còn tiếp tục chịu khó khăn về kinh tế. Và cũng đúng để thấy rằng các vụ tra tấn và giết người còn tiếp diễn, mặc dù không ở trên một quy mô lớn.

Tuy nhiên, trong một thế giới không hoàn hảo, Campuchia đang cho thấy từng dáng vẻ của sự phục hồi lại được cái danh tiếng thủa xưa của mình như là một ốc đảo "của hòa bình." Đó là cách mô tả của Hoàng thân Norodom Sihanouk về vương quốc của mình khi ông dẫn dắt một tiến trình giả trá của nền trung lập khi người Mỹ và lực lượng Nam Việt Nam đã chiến đấu với Bắc Việt cho đến khi chế độ được Mỹ ủng hộ đã xụp đổ ở Việt Nam hai tuần sau cuộc thất bại của Campuchia vào năm 1975. Đó là một sự đánh giá tinh tế lạ thường của Sihanouk rằng ông có thể quay trở lại Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ, mặc dù một số con cái của ông đã bị giết hại bởi các lực lượng từng cô lập ông tại các khu vực của mình.

Mặc dù không có thực quyền, nhưng bằng cách nào đó, Sihanouk đã vẫn sống sót. Ông gần như là một nhân vật được tôn kính, một thứ danh dự nhà vua, người có khả năng xuất hiện bên trên các quyền lực chính trị lòe loẹt ngắn hạn vốn đã rung chuyển giới ưu tú sáu năm sau khi Norodom Sihamoni, người con trai ông lớn nhất còn sống sót của ông được trao vương miện như người kế nhiệm ông.

Chế độ Pol Pot đã phải thất bại, và những con người đi theo ông ta - những kẻ chịu trách nhiệm về các hình thức tra tấn tương đương với bộ máy an ninh Bắc Triều Tiên của "Lãnh tụ kính yêu" Kim Jong Il - đã phải bỏ trốn, bị giết hoặc bị bắt giữ. Họ đã phải biến đi vĩnh viễn. Điều đó không thể không ảnh hưỡng đến người Hàn Quốc hoặc người đồng minh Mỹ của họ trong sự cân nhắc của việc những nỗ lực hòa giải hoặc "thương thuyết” với Bắc Triều Tiên có thể đi đến giới hạn nào. Người có trách nhiệm sẽ phải đối diện với câu hỏi: Ở thời điểm nào thì sự can thiệp trở nên cần thiết?

Trong sự cân nhắc đó, những giả định so sánh với Khmer Đỏ vẫn còn có tính thích đáng lớn lao. Câu hỏi là làm thế nào mà các lực lượng của một quốc gia cộng sản - chống lại người Mỹ và miền Nam Việt Nam từng được hỗ trợ bởi hai sư đoàn của Nam Triều Tiên, đã chiến đấu cho cả một thế hệ - đã hoàn thành được một thành công tuyệt đẹp như thế vì lợi ích vĩnh cửu của nhân dân Campuchia? Câu trả lời một phần là vì Việt Nam, sau chiến thắng của cộng sản vào năm 1975, đã chưa bao giờ một chế độ độc tài khủng khiếp. Khi các nhà lãnh đạo của Việt Nam trải qua các thay đổi chính sách quanh co riêng của mình, thị trường tư bản đã bắt đầu phát triển. Việt Nam đạt được một mức độ tự do về văn hóa và kinh tế vốn tưởng như không thể có được vào năm 1975. Hơn nữa, Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chế độ cộng sản của Việt Nam cho đến khi mất vào năm 1969, chưa bao giờ có các tiếng tăm về sự đối xử tàn ác với người dân của mình, ngay cả khi ông phải đàn áp các đối thủ một cách tàn nhẫn.

Thật khó để mà so sánh các xã hội và văn hóa đó khác nhau ấy như những thể loại ở Campuchia và Bắc Triều Tiên, nhưng bài học thì rõ ràng. Không thể có được thỏa hiệp thực sự với chế độ của Kim. Lịch sử của những chế độ như của Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ là họ không sẵn lòng nhượng bộ, không đột nhiên áp dụng các chính sách nhân đạo và không chịu từ bỏ các chống đỡ từ quyền cai trị của mình, nhất là các khí giới của họ. Thật đúng là suy nghĩ mơ ước không tưởng để mà mong đợi Bắc Triều Tiên thay đổi chính sách và tôn trọng bất cứ thoả ước gì, kể cả chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Phải cần đến một biến động để mang lại sự giải thoát cho nỗi đau khổ tại Campuchia, và sẽ phải cần đến một biến động có quy mô tương tự như thế để thay đổi Bắc Triều Tiên.

Category: Chính trị | Views: 585 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0