Thứ Tư, 2024-04-24, 5:57 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 3 » "Xả quỹ" để bình ổn xăng dầu: Trái khoáy với thị trường?
9:50 AM
"Xả quỹ" để bình ổn xăng dầu: Trái khoáy với thị trường?
02/04/2010 14:04:17
- Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng quỹ bình ổn giá xăng hiện nay ở nước ta lấy từ thu nhập của người dân, vì vậy việc xả quỹ bình ổn để bù lỗ cho doanh nghiệp là không nên.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, phương án "giải khó” cho doanh nghiệp xăng dầu trong bối cảnh phải kìm giá là sẽ xả 1/3 Quỹ bình ổn giá.
Các doanh nghiệp xăng dầu ngay lập tức phản ứng, đồng loạt kêu lên Bộ Tài chính phải có biện pháp "đính kèm” mệnh lệnh trên, như giảm thuế hoặc xả Quỹ bình ổn.
Cục Quản lý giá cũng dự kiến sẽ có 2 phương án, hoặc chỉ xả quỹ để bù lỗ và vẫn giữ giá bán lẻ hiện hành, hoặc vừa tăng giá ở mức độ nhất định, vừa xả quỹ để bù đắp một phần lỗ như Thông tư 159 qui định.
Giá mỗi lít xăng bị đội chi phí quá nhiều
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trong cơ chế thị trường thì người ta không bao giờ lấy tiền đóng góp của người dân để trích vào quỹ bình ổn giá xăng, cách làm đó là không đúng. Lẽ ra quỹ đó phải lấy từ lợi nhuận của doanh nghiệp, chứ không được lấy của người tiêu dùng để doanh nghiệp giữ và khi có vấn đề gì thì lấy quỹ đó xả ra để bù lỗ, giữ giá.
Có lẽ cách làm này, theo như bình luận của ông Long, là "không có nước nào làm như vậy".
Giá mỗi lít xăng phải đội thêm nhiều chi phí.

Trước kia nước ta cũng có nguồn quỹ bình ổn, theo nghị định 155 của Chính Phủ thì được lấy từ nguồn thu từ các nơi rồi tập trung về ngân sách, khi có vấn đề thì đem ra dùng. Tuy nhiên, sau một thời gian làm thấy có rất nhiều vấn đề tiêu cực nên đành phải bỏ.
Bây giờ lại tính vào giá mỗi lít xăng thêm 300 đồng để cho doanh nghiệp giữ lại, khi nào giá thế giới tăng lên mà không muốn ảnh hưởng đến giá cả trong nước thì xả quỹ ra.
Kinh doanh xăng dầu phải có lúc tăng lúc giảm, lúc lãi thì lãi phải cất đi đề phòng khi giá thế giới tăng. Còn định giá theo thị trường mà làm chuyện này là hoàn toàn trái khoáy đối với quy luật.
"Cái quỹ này cũng có rất nhiều vấn đề để bàn. Việc xả quỹ như Bộ Tài chính đưa ra có hợp lý hay không thì cũng đã trích rồi. Theo quy luật không bao giờ lấy tiền của người dân để làm", ông Long nói.
Giá mỗi lít xăng hiện nay đang bị thu quá nhiều, phí xăng dầu là 1.000 đồng, thuế nhập khẩu cũng cao rồi lại lấy thêm 300 đồng tiền đưa vào quỹ bình ổn này nữa. Ngoài ra, doanh nghiệp làm ăn quản lý yếu kém cũng làm cho chi phí đội lên cao khiến cho giá xăng trong nước cao hơn giá xăng thế giới. Trong khi đó thu nhập của người dân nước ta còn thấp, không bằng các nước phát triển, vì vậy không nên lấy tiền từ quỹ như vậy.
Lỗ hay lãi thì phải kiểm toán mới biết được
Nguyên tắc là không bao giờ lấy theo kiểu bắt dân phải đóng trước, trích ra một khoản cộng thêm vào giá xăng bán ra rồi lấy về đưa cho doanh nghiệp giữ. Như vậy là chiếm dụng từ giá của người tiêu dùng trước.
Đối với việc các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam thường xuyên kêu lỗ, ông Long cho biết: "Lỗ hay lãi là phải cơ quan kiểm toán nhà nước vào, chứ quản lý chung chung như vậy thì biết là lỗ hay lãi thực sự. Muốn biết chính xác phải kiểm tra, kiểm toán, chứ đừng chỉ nghe báo cáo”.
Thời gian giá xăng dầu tăng không phải là liên tục nên không thể kêu lỗ mãi. Muốn biết thực chất phải kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp xăng dầu xem lỗ hay lãi thực.
"Lấy tiền dân ra bình ổn, mà DN vẫn tăng giá thì phải xem xét"
Giá xăng trong nước phụ thuộc vào giá thế giới, nên khi giá thế giới tăng thì một là nâng giá, hai là hạ thuế nhập khẩu, ba là sử dụng nguồn dự trữ chính là cái quỹ bình ổn đưa ra.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long

Khi sử dụng quỹ bình ổn thì phải xem nguồn gốc thu quỹ bình ổn có đúng không. Nếu nguồn quỹ lấy từ thu nhập của người dân mà khi giá thế giới cao lại bắt người dân đóng vào nữa thì không ổn.
Thực chất giá xăng của nước ta hiện nay đang cao hơn so với các nước hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc đưa cái quỹ ấy ra để giữ giá chỉ là để mị dân.
Giá xăng phụ thuộc vào nguồn mua đầu vào. Hiện nay giá xăng không biến động nên tăng hay không thì nên xem giá thế giới hiện nay là bao nhiêu. Nếu nó không tăng mà bây giờ xả quỹ này ra để bình ổn thì phải xem xét.
Mặc dù kêu than ở những diễn đàn khác, nhưng khi được báo chí hỏi về vấn đề này các doanh nghiệp đều thoái thác trả lời. Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex thì từ chối biết thông tin đang hết sức nóng trong lĩnh vực của ông: "Tôi chưa nhận được thông tin gì về việc dùng quỹ bình ổn”. Còn ông Vương Đình Dung, Giám đốc Công ty Xăng dầu Quân đội, thì từ chối vì "Quá mệt với vấn đề này rồi".
Như Mai

-------------------------
Viettin: Với hình ảnh của môt bức tranh kinh tế cực kỳ u ám. Với sự cảnh giác của các chuyên gia thế giới về những chỉ dấu nguy hiểm trong kế hoạch kích cầu kinh tế VN. Với "nỗ lực" bơm vào 20 tỉ (tương đương 20% GDP) vẫn không vực dậy được suy thoái. Với những khuyến cáo của các tập đoàn đầu tư tại VN nên mua bảo hiểm để chống lại một cuộc vỡ nợ quốc gia. Với những tiên đoán của các tổ chức kinh tế thế giới: Việt Nam là 1 trong 10 nước có nguy cơ phá sản cao nhất trong năm 2010. Với sự đấu đá tranh giành quyền lực trước ngày Đại Hội Đảng...
Việt Nam phá sản là điều không thể tránh khỏi
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 563 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0