Thứ Ba, 2024-03-19, 12:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Hai » 17 » Xu hướng bảo thủ đang lấn lướt tại Việt Nam trước Đại Hội Đảng?
9:38 AM
Xu hướng bảo thủ đang lấn lướt tại Việt Nam trước Đại Hội Đảng?

Trọng Nghĩa

Gần đây, những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam liên tiếp bị trấn áp bằng nhiều hình thức : từ việc bị đưa ra toà xét xử với những tội danh hình sự, bị tạm giam trong một thời gian ngắn để thẩm vấn, cho đến việc bị ngưng công tác, hay trang blog bị tin tặc quấy phá. Theo hãng AFP ngày 14/02/2010, giới chuyên gia quốc tế về Việt Nam cho rằng đà thắng thế hiện nay của xu hướng bảo thủ cứng rắn tại Việt Nam có thể là nguyên nhân.

Theo giới quan sát, chính quyền Việt Nam đã bắt đầu cứng rắn trở lại đối với những người bất đồng chính kiến từ cuối năm 2006, đầu năm 2007, sau khi tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC và được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Từ đó đến nay, các tòa án tại Việt Nam đã liên tục kết án một loạt những gương mặt đối lập khác nhau, từ những người chủ trương công đoàn độc lập, các luật sư ủng hộ dân chủ, cho đến các nhà văn, nhà báo chống tham nhũng. Chiến dịch trấn áp ly khai đặc biệt tăng tốc từ tháng 10 năm ngoái (2009) đến nay, với 16 người bị kết án tù.

Những tiếng nói bất đồng nhiều hơn và đa dạng hơn

Theo hãng AFP, thu hút mối quan tâm của công luận nhiều nhất là loạt phiên xử diễn ra trong tháng giêng vừa qua, với những bản án tù nhắm vào giới ly khai hay một số người viết blog.  Đáng chú ý là vụ các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long bị kết án từ 5 đến 16 năm tù với tội danh đã bị cải thành nặng nề từ ''tuyên truyền chống Nhà nước'' thành ''hoạt động nhằm lật đổ chính quyền''.

Một trong những lý do khiến 4 nhân vật nói trên bị án nặng đó là vì họ bị buộc tội tổ chức một phong trào bất bạo động trong nước, kết hợp với một đảng chính trị ở hải ngoại bị chính quyền Việt Nam liệt vào diện ''phản động''.

Trả lời AFP, một nhà ngoại giao phương Tây tại Hà Nội còn thấy rằng chính quyền Việt Nam cũng rất cứng rắn đối với những người sử dụng internet để nói lên quan điểm bất đồng. Nhà ngoại giao xin giấu tên này đặc biệt chú ý đến sự kiện: ''Từ một hai tháng nay, có ít nhất là 10 website bị tin tặc tấn công hay đánh sập''. Nạn nhân mới nhất là nhà báo Huy Đức, người chủ trương trang blog Osin nổi tiếng.

Giới phân tích đặc biệt ghi nhận tính chất đa dạng của những tiếng nói bắt đồng bị ngăn chặn. Ngoài những người yêu cầu đa nguyên, đa đảng như nói trên, còn có những nhân vật đấu tranh chống tham nhũng, chống lại nạn truất hữu đất đai mà không bồi thường thỏa đáng, hay là những người phản đối các hành động quá đáng của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Theo chuyên gia Úc Ben Kerkvliet, giáo sư danh dự tại Trường Đại Học Úc Australian National University, thực tế cho thấy là càng ngày càng có nhiều người can dự vào việc phê phán chính quyền, trong đó có cả những người dân bình thường không hề thấy rằng họ có hành động chính trị. Trong tình hình đó, theo giáo sư Kervliet, ''khi càng có nhiều người chỉ trích thì phản ứng đàn áp càng mạnh''.

Giới bảo thủ lấn lướt trước khi mở ra Đại hội Đảng

Giải thích về tình trạng đàn áp đặc biệt tăng mạnh trong một vài năm gần đây, giáo sư Kerkvliet cho rằng có thể đó là vì xu hướng ôn hoà trong chính quyền Việt Nam đang lùi bước, trong lúc phe cứng rắn lại thắng thế.

Theo AFP, một số nhà phân tích khác đã nhấn mạnh đến các khó khăn trong việc đưa ra một nguyên nhân duy nhất để giải thích những vụ trấn áp ly khai tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Giáo sư Stein Tonnesson, thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo PRIO ở Na Uy đã lồng tình hình này với công việc chuẩn bị Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam dự trù mở ra vào đầu năm tới.

Theo ông thì có thể là giới lãnh đạo Việt Nam thấy rằng không nên mềm yếu khi để cho người dân phát biểu ý kiến phản đối, do đó họ đã quyết định ''đàn áp để làm guơng''. Tuy nhiên, giáo sư Tonnesson nói tiếp : ''Cũng có thể đó là vì trước Đại hội Đảng, các thành phần bảo thủ đã mở cuộc tấn công trong lức những người khác thì lại sợ bị đánh giá là không trung thành với Đảng''. Trong tình hình đó, nhà nghiên cứu Na Uy cho rằng thành phần cải tổ tạm thời nép mình với hy vọng sẽ thay đổi được từ trong nội bộ.
Category: Chính trị | Views: 646 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Hai 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0