Thứ Sáu, 2024-03-29, 7:59 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Chín » 25 » Ý kiến KS Đỗ Nam Hải (Phương Nam): Tại sao CSVN hoãn phiên tòa tại Hải Phòng và Hà Nội?
11:27 AM
Ý kiến KS Đỗ Nam Hải (Phương Nam): Tại sao CSVN hoãn phiên tòa tại Hải Phòng và Hà Nội?

Tp. Sài Gòn ngày 24/9/2009.

Kính gửi: Quý vị & các bạn,

 

Như tin đã đưa: theo kế họach thì hôm nay, ngày 24/9/2009, Tòa án nước CHXHCNVN sẽ đưa 8 người đấu tranh dân chủ ra xét xử tại Hải Phòng (6 người) & Hà Nội (2 người). Theo giải thích của công an Việt Nam & các nhân viên tòa án Việt Nam thì lý do hõan xử là do: “Ông Nguyễn Văn Tính (Hải Phòng) đang bị ốm & rất nhiều lý do khách quan khác”.

Theo tôi, việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN) phải hõan phiên xét xử 8 người đấu tranh dân chủ hôm nay là do 2 nguyên nhân chính:

1) Phái đòan của ông Nguyễn Minh Triết đang ở Liên Hiệp Quốc – New York – Hoa Kỳ.

2) Cũng hôm nay, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc  sẽ họp tại Geneva, Thụy Sỹ để thông qua bản Báo cáo quốc gia về nhân quyền của Việt Nam.

Rất có thể do Tòa án Việt Nam đã sơ ý quên hoặc do không biết trước 2 sự kiện quan trọng này, nên đã ấn định ngày xử án trùng với 2 sự kiện trên. Nay NCQ CSVN thấy bất lợi cho họ nếu đưa ra xử trong dịp này nên đã chỉ thị cho “Tòa án nước CHXHCNVN” tạm hõan phiên tòa đó lại. Lý do ông Nguyễn Văn Tính ốm chỉ là cái cớ không có sức thuyết phục. (ông Tính ốm và xử ở Hải Phòng. Còn 2 người: Nguyễn Vũ Hùng & Phạm Văn Trội không ốm và xử trên Hà Nội, thế nhưng vẫn hõan xử.).

Qua sự kiện này cũng cho thấy: NCQ CSVN đã ngày càng  lo sợ trước những áp lực mạnh mẽ của quốc tế. Những áp lực này đang hàng ngày hàng giờ tấn công vào những dinh lũy cuối cùng của các chế độ độc tài cộng sản tòan trị, vẫn còn sót lại trên thế gian này là: Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, Trung Quốc.

Đồng thời, nó cũng chứng tỏ rằng: công tác quốc tế vận của phong trào dân chủ Việt Nam, đặc biệt là của đồng bào ta ở hải ngọai đã và đang đi rất đúng hướng. Công tác này là một mặt rất quan trọng và rất cần thiết trong sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Nó đang ngày càng phát huy tác dụng rất tích cực.

Tôi xin gửi một số tin tức liên quan dưới đây để quý vị & các bạn đọc tham khảo.

Kính thư.

Đỗ Nam Hải (Phương Nam)

Tp. Sài Gòn – Việt Nam.

1) LHQ xem xét thông qua báo cáo nhân quyền của VN

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=338617&ChannelID=2

Thứ Năm, 24/09/2009, 07:50 (GMT+7)

LHQ xem xét thông qua báo cáo nhân quyền của VN

TT (Hà Nội) - Hôm nay 24-9, báo cáo quốc gia về nhân quyền của VN sẽ được xem xét thông qua chính thức tại phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tại phiên họp này, VN sẽ trả lời về các vấn đề mà các nước quan tâm.

Theo website của Bộ Ngoại giao VN, các khuyến nghị mà VN sẽ trả lời gồm khuyến nghị về việc cung cấp những quyền cơ bản về mặt pháp lý cho những người bị bắt theo luật an ninh; khuyến nghị về việc thông qua luật bảo vệ người tố cáo để những người tố cáo tham nhũng được bảo vệ, tránh khỏi bị truy tố hoặc quấy rối; đề nghị VN xóa bỏ, không thực hiện, công khai số liệu án tử hình và tham gia nghị định thư thứ hai về xóa bỏ án tử hình; khuyến nghị về giảm án tù cho các tội phi bạo lực, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và thờ cúng, mời nhóm làm việc về vấn đề giam giữ độc đoán vào thăm VN, thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập...

VN cũng có quyền đặt câu hỏi với phiên họp này.

H.GIANG

2) LHQ chuẩn bị thông qua Báo cáo nhân quyền của Việt Nam

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/09/870025/

 - Báo cáo quốc gia về nhân quyền của Việt Nam sẽ được xem xét thông qua chính thức tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) chiều mai 24/9 tại Geneva, Thụy Sỹ. VietNamNet trao đổi với Đại sứ Vũ Dũng, Đại diện thường trực của Việt nam tại LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác.  

Tiếp cận cởi mở

Thưa Đại sứ, tại phiên họp, Hội đồng Nhân quyền của LHQ sẽ xem xét Báo cáo của Việt Nam theo quy trình như thế nào?

Theo quy định về thủ tục của Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR), phiên họp này sẽ diễn ra trong 60 phút và được chia làm 3 phần dành cho quốc gia tiến hành kiểm điểm, các nước quan tâm và một số tổ chức phi chính phủ có quy chế tư vấn tại Hội đồng Kinh tế Xã hội của LHQ (ECOSOC) phát biểu ý kiến. Sau đó, Hội đồng Nhân quyền sẽ xem xét chính thức thông qua Báo cáo.

Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã tích cực làm việc với các thành viên của Hội đồng, với Ban Thư ký để chuẩn bị cả về nội dung và hậu cần cho phiên toàn thể. Chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác thông tin cả về thành tựu và khó khăn thách thức của Việt Nam trong lĩnh vực này, nhằm giúp bạn bè quốc tế thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình Việt Nam, từ đó có tiếng nói khách quan, ủng hộ Việt Nam.

Với tinh thần cầu thị, chúng tôi lắng nghe và tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên của Hội đồng. Có thể nói quá trình chuẩn bị cho phiên toàn thể tại Hội đồng đã hoàn tất, Việt Nam đã sẵn sàng cho phiên họp ngày mai.

Mô tả ảnh.

Đại sứ Vũ Dũng (ngoài cùng bên trái) tại phiên báo cáo về tình hình thực hiện quyền con người tại LHQ tháng 5/2009. Ảnh: VNN

Việt Nam đã tiếp thu như thế nào những ý kiến của cộng đồng quốc tế sau phiên báo cáo kiểm điểm hồi tháng 5 vừa qua để hoàn thiện bản báo cáo trình Hội đồng Nhân quyền LHQ, thưa Đại sứ?

Để chuẩn bị cho phiên họp, các cơ quan trong nước đã soạn thảo một tài liệu thông báo về tình hình thực hiện các khuyến nghị đưa ra đối với Việt Nam và gửi tới Ban Thư ký Hội đồng ngày 27/8 vừa qua, nêu rõ những chính sách, cơ chế và biện pháp đang được triển khai cũng như lộ trình thực hiện các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế trong thời gian tới.

Xin nhắc lại rằng Việt Nam đã chấp thuận trên 80% trong tổng số 123 khuyến nghị của các nước tại phiên kiểm điểm tháng 5/2009. Đây là tỷ lệ rất cao trong trong số gần 80 nước đã tiến hành kiểm điểm, thể hiện cách tiếp cận cởi mở, đối thoại xây dựng và có  trách nhiệm của phía Việt Nam. Đối với một số ít khuyến nghị Việt Nam không chấp nhận thì cũng đã có giải thích thỏa đáng.

Thiểu số đang thay đổi

Thực tiễn Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện quyền con người. Điều này cộng đồng quốc tế ghi nhận và chia sẻ ra sao?

Trong bối cảnh Việt Nam vẫn là một nước nghèo, hậu quả chiến tranh nặng nề, hạ tầng cơ sở thiếu thốn, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn thì những thành tựu về đảm bảo quyền con người của chúng ta là rất đáng tự hào.

Cộng đồng quốc tế nhìn chung có cách nhìn khách quan, đánh giá cao những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm những quyền cơ bản nhất của người dân ở Việt Nam.

Không ít nước phát biểu tại phiên kiểm điểm tháng 5/2009 đã coi Việt Nam là mô hình tốt cho các nước đang phát triển, đồng thời đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm này với bạn bè. Về phần mình, đương nhiên chúng ta hiểu rằng còn nhiều việc phải làm để bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và nhu cầu của người dân.

Thực tế, có những tiếng nói căn cứ vào những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền con người để diễn giải một bức tranh nhân quyền chưa hoàn thiện ở Việt Nam?

Việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người là một quá trình liên tục và lâu dài. Trong quá trình này, các vấn đề và thách thức mới luôn nảy sinh, đòi hỏi các quốc gia phải không ngừng nỗ lực cải thiện điều kiện và môi trường sống của con người. 

Mô tả ảnh.

Việt Nam muốn thực hiện cách tiếp cận cởi mở, đối thoại xây dựng và có  trách nhiệm trong vấn đề nhân quyền. Ảnh: VNN

Với sự giao lưu ngày càng tăng, đa số các nước có cách nhìn nhận ngày càng đúng đắn về tình hình Việt Nam. Có thể dễ dàng nhận ra điều đó qua kết quả các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo cấp cao nhiều nước, đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế và phát biểu của bạn bè bốn phương về Việt Nam. 

Tôi cho rằng phần lớn những đánh giá chưa phù hợp về tình hình Việt Nam chủ yếu do thiếu thông tin. Nhiều người chưa được cập nhật  về tình hình Việt Nam, chưa được tận mắt chứng kiến những thay đổi ở Việt Nam và vì vậy vẫn bị ảnh hưởng bởi một nhãn quan cũ.

Đương nhiên, cũng có những nhóm, những cá nhân vì nhiều lý do khác nhau như lợi ích riêng và thậm chí hận thù mà luôn luôn tìm cách bôi nhọ đất nước mình. Tôi xin miễn bình luận về bản chất của các hoạt động này song chỉ biết rằng đấy là thiểu số và thiểu số đó cũng đang thay đổi.

Đánh giá của Đại sứ về kênh đối thoại song phương hoặc khu vực với các nước trong cộng đồng quốc tế để làm rõ các vấn đề liên quan đến tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam? Nguyên tắc đối thoại của Việt Nam?

Đối thoại và hợp tác song phương với các quốc gia khác về những vấn đề quyền con người cùng quan tâm là một chủ trương lớn của Việt Nam, để giúp cộng đồng quốc tế hiểu biết sâu sắc hơn về những điều kiện đặc thù của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống luật pháp, chính sách, hoàn cảnh lịch sử, bản sắc văn hóa... với tinh thần chung là tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hạn chế khác biệt, nêu cao nguyên tắc khách quan, xây dựng.

  • Xuân Linh

3)                Chủ tịch nước lên đường dự phiên họp Thượng đỉnh HĐBA

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/09/869554/

 - Hôm nay (23/9), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên đường dự phiên họp thượng đỉnh của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 64, thăm chính thức Cuba và Chile.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay, từ  ngày 23 - 25/9, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự phiên họp thượng đỉnh của HĐBA LHQ với chủ đề “Không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân” và phiên thảo luận chung cấp cao khóa họp thường niên lần thứ 64 Đại hội đồng LHQ, diễn ra tại trụ sở LHQ, New York, Mỹ.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng LHQ khóa 64 cũng như tiến hành các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước bên lề phiên họp của Đại hội đồng LHQ.

Tại khóa họp lần thứ 64, Đại hội đồng LHQ sẽ xem xét hơn 160 đề mục, chia làm 9 lĩnh vực: hòa bình và an ninh quốc tế; tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; phát triển tại châu Phi; thúc đẩy quyền con người; cứu trợ nhân đạo và thiên tai; công lý và Luật quốc tế; các vấn đề về tổ chức và hành chính...

Phiên thảo luận chung cấp cao của khóa 64 Đại hội đồng LHQ dự kiến diễn ra từ 23 - 30/9 với chủ đề "Ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng toàn cầu: tăng cường chủ nghĩa đa phương đối thoại giữa các nền văn minh vì hòa bình, an ninh quốc tế và phát triển".

Phiên họp Thượng đỉnh của HĐBA và khóa họp 64 Đại hội đồng LHQ diễn ra trước khi Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên HĐBA lần thứ 2 vào tháng 10/2009. Với vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam tích cực đóng góp vào việc đề cao các nguyên tắc cơ bản nhất của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia; trách nhiệm, khách quan, quan tâm và bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các bên, thúc đẩy các giải pháp hòa bình.

Trong tháng làm Chủ tịch HĐBA lần 2, dự kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ chủ trì cuộc họp đầu tiên trong tháng của HĐBA về chủ đề "Phụ nữ, hòa bình và an ninh" ngày 5/10.

Cũng theo Bộ Ngoại giao, từ ngày 26/9 đến 1/10/2009, nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Raul Castro Ruz và Tổng thống Chile Michelle Bachelet, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Cuba và thăm Nhà nước nước Cộng hòa Chile. 

 

  • X.Linh
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 689 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0