Main » 2008 » Tháng Tám » 17 » Mua hết lúa cho dân: nói vậy chưa phải vậy
7:07 PM Mua hết lúa cho dân: nói vậy chưa phải vậy |
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA 2008-08-16
Chính phủ chỉ đạo mua hết lúa hàng hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long với giá bảo đảm cho nông dân có lời 40% tức từ 5 ngàn đồng/kg trở lên trong điều kiện chi phí đầu vào hiện nay. Doanh nghiệp đưa ra nhiều vướng mắc khó khăn để lý giải tình trạng trầm lắng suốt hơn tháng qua.
AFP PHOTO
Vất vả làm ra hạt lúa, người nông dân Việt Nam lại còn bị chèn ép đủ đường.
Theo tin các báo chính phủ đã đáp ứng một số kiến nghị như tạm ngưng chưa thu thuế gạo xuất khẩu ngân hàng cho vay vốn không hạn chế để mua lúa cho dân. Thực tế ở vựa lúa miền tây hiện nay ra sao Đọc Báo trên mạng tuần này chúng tôi trình bày đề tài này. “Nông dân bây giờ khổ lắm...”
Nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long phấn khởi khi các báo đài đưa tin Hội nghị trực tuyến về lúa gạo tổ chức ở Hà Nội ngày 9/8. Người trồng lúa yên lòng với cam kết của chính phủ rằng sẽ mua hết 4 triệu tấn lúa của nông dân với giá bảo đảm 5.000đ/kg từ nay tới cuối năm. Chúng tôi trao đổi nhanh với 1 nông dân vùng ĐBSCL vào ngày 14/8 để cập nhật thông tin:
“Nói thì nói vậy chứ giá lúa hiện nay có 4.200-4.300đ/kg không có ghe mua hiện tại không có ghe mua ghe mua ít lắm mà lúa bây giờ thì nhiều rồi. Chính phủ nói mua lúa cho dân nhưng doanh nghiệp không chịu mua thì làm sao?
Tình hình trước mắt giá khoảng 4.500đ/ là chúng tôi không có lời. Có người bán lúa 4.000đ/kg có người 4.200đ/kg bán được 4.500đ là ít lắm chưa có chuyển động gì hết. Vấn đề kho trữ chưa biết tính làm sao hiện tại trước mắt cứ mua bao trữ đậy lại che để ngoài nắng vậy đó mình đâu có chuẩn bị việc này hồi nào giờ thu hoạch xong là bán..
Khi mưa thì mình dùng cao su đậy lúa bao và chờ theo tôi nghĩ chắc cũng chờ một thời gian rồi dù giá mấy cũng phải bán. Đa số 100% nông dân mắc nợ ngân hàng anh không bán thì phải chịu tiền lãi mà lãi suất bây giờ cao chứ không như năm ngoái nữa. "
Nông dân giờ khó khăn lắm giá lúa thì không lên mà giá phân bón vật tư anh ngủ một giấc thức dậy nó lên 30% 40% mà giá lúa cứ nằm ngậm một chỗ nông dân bây giờ khổ lắm.
nông dân ĐBSCL
Nông dân giờ khó khăn lắm giá lúa thì không lên mà giá phân bón vật tư anh ngủ một giấc thức dậy nó lên 30% 40% mà giá lúa cứ nằm ngậm một chỗ nông dân bây giờ khổ lắm.”
Saigon Tiếp Thị bản tin trên mạng ngày 13/8 đưa tin trước ngày 10/8 nông dân Tiền Giang còn năn nỉ bán lúa với giá 3.900/ kg. Vậy mà hai hôm nay tức 11 và 12/8 nông dân kêu giá 5 ngàn đồng với bán nên thương lái rất nhiều người đã chọn giải pháp neo ghe ngừng thu mua.
Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh Viện Trưởng Viện Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vấn đề bảo đảm giá lúa là bài toán khó ông nói:
“Chính phủ hứa hẹn là 5.000đ/kg nhưng mà không ai đảm bảo là 5.000đ được cả. Không bán dưới 5.000đ thì người ta không mua. Ví dụ hiện nay có cái khó như là cá tra cá basa chính phủ hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng để các doanh nghiệp thu mua cho dân nhưng tới giờ này doanh nghiệp giải ngân đâu có bao nhiêu.
Thành ra cái lúa này cũng tương tự không có đầu ra các doanh nghiệp không thấy được hiệu quả giá không lời họ không mua ai cần thiết bán giá thấp thì họ mua như thế người dân bị thiệt.” Khủng hoảng thị trường lúa gạo
Trở lại bài viết trên Saigon Tiếp Thị Online tờ báo mô tả rằng đi vào các cánh đồng lúa của huyện Cái Bè nông dân vẫn chất lúa đầy nhà nhưng không còn cảnh mặt ủ mày chau vì kêu bán lúa giá rẻ mà không ai mua.
Vẫn theo nhà báo ông Trần Văn Phước nông dân ở xã Hậu Mỹ Phú theo sát thời sự và phát biểu chính phủ đã yêu cầu doanh nghiệp phải thu mua hết lúa hàng hoá của nông dân với giá đảm bảo có lời 40%.
Nông dân tính toán vụ hè thu chi phí sản xuất khoảng 3.600 đồng/kg nên bán lúa với giá 5.000 đ-5.500 đ/kg là hợp lý. Theo SGTT dù điều kiện trữ lúa rất khó khăn một số nông dân vẫn cố gắng giữ lúa hy vọng giá sẽ lên sau khi đã có chỉ đạo của chính phủ.
Vẫn theo tờ báo nhiều nông dân đã vay nóng bên ngoài với lãi suất 5%/ tháng lấy tiền trả ngân hàng sau đó làm thủ tục tái vay vốn sản xuất vừa dùng trả nợ bên ngoài cũng như mua vật tư nông nghiệp chuẩn bị vụ mùa tới.
Sự khủng hoảng của thị trường lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long trong lúc này chưa thực sự được giải quyết dù chính phủ có nhiều nỗ lực. Đáp câu hỏi của chúng tôi Tiến sĩ Nguyễn Quang A viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS ở Hà Nội phát biểu :
“Chuyện thiếu vốn để mua gạo chính phủ dành ra mấy nghìn tỷ để hỗ trợ chuyện đó. Tôi nghĩ rằng nếu dùng số tiền đó để hỗ trợ lãi suất thì có thể sẽ hiệu quả hơn nhiều. Nhưng cũng có cái khó nên phải cân nhắc mình đã cam kết với thế giới chuyện này chuyện kia mình làm không khéo có thể bị cộng đồng quốc tế nói rằng mình không tuân thủ cam kết.
Tôi cho rằng vấn đề dự báo của các cơ quan có thẩm quyền không thực sự là tốt lắm. Lẽ ra mình nghe nhiều ý kiến khác nhau lúc mà giá lúa cao nhất thì lại dừng xuất khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu.
Nhưng mà ngay khi đó GS Võ Tòng Xuân ở Đại Học An Giang đã cảnh báo ngay là không có chuyện thiếu lương thực an ninh lương thực rất đảm bảo lúc đó lẽ ra phải cứ để xuất khẩu gạo bình thường. Nếu có nhiều ý kiến như thế và được cân nhắc một cách kỹ lưỡng thì tình hình có thể là tốt hơn nhiều. “ Nguồn vốn
Đáp ứng kiến nghị của Hiệp Hội Lương Thực theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam ngày 13/8 Bộ Tài Chính đã có công văn loan báo tạm thời chưa đáng thuế xuất khẩu gạo đối với các hợp đồng ký bán dưới 800 đô la /tấn theo điều kiện FOB tức là giá gạo không bao gồm cước tàu hoặc phí bảo hiểm. Chính phủ chỉ đánh thuế đối với các hợp đồng bán từ mức 800 đô la tấn trở lên. "
Gạo thế giới lúc này còn ở mức cao nhưng mà cái lợi nhất nó đã qua rồi. Các doanh nghiệp chần chừ tới lúc bán được ra thì giá lại thấp ngoài thị trường thế giới.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh
Vấn đề nguồn vốn thì Ngân Hàng Nhà Nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tháo gỡ vấn đề cho vay để doanh nghiệp mua lúa tuy nhiên lãi suất cho vay dù có giảm xúông mức 18% một năm thì vẫn chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp mua lúa để trữ vì không những phải chịu tiền lời ngân hàng cao mà doanh nghiệp còn không có đủ kho để trữ lúa trong khi chưa có hợp đồng xuất khẩu.
Việc khai thông thị trường lúa gạo 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là một chuỗi liên hoàn. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh Viện trưởng viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Gạo thế giới lúc này còn ở mức cao nhưng mà cái lợi nhất nó đã qua rồi. Các doanh nghiệp chần chừ tới lúc bán được ra thì giá lại thấp ngoài thị trường thế giới.
Như vậy dự báo tiêu thụ gạo trên thế giới là một thứ hai đợi giá cả phù hợp thì mình phải có phương tiện tồn trữ đảm bảo về kho tàng về nguồn vốn dự trữ mạnh thì mới làm ăn được. Còn nếu mà như hiện nay kho tàng dự trữ mình yếu và nguồn vốn mình khó khăn các doanh nghiệp băn khoăn chính những cái đó là nhược điểm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam.”
Trong thực tế ở Việt Nam các doanh nghiệp thành viên Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam khó mà không thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chính phủ về việc mua lúa với giá 5.000 đ/kg cho dân. Tuy nhiên câu chuyện bảo đảm giá lúa nghe tưởng vậy mà không phải vậy.
Theo Vietnam Net các doanh nghiệp có nhiều cách để ép giá nông dân mua dưới giá đảm bảo. Giám đốc nhiều doanh nghiệp tuyên bố sẵn sàng mua lúa khô của nông dân vấn đề độ ẩm nay lại đặt ra trong khi lúa hè thu nhằm mùa mưa nên khó phơi và các cơ sở sấy lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long không đáp ứng đủ nhu cầu.
Chính phủ hứa hẹn thu mua 4 triệu tấn lúa hàng hoá với giá đảm bảo từ nay đến cuối năm là tin vui cho người trồng lúa. Nhưng thực hiện việc này ra sao lại là một vấn đề khác nhất là vụ hè thu và vụ 3 có sản lượng tổng cộng lên tới 10 triệu tấn lúa lượng lúa tồn trong dân sẽ rất nhiều. Các vụ mùa trước không có chuyện lúa ế nông dân chỉ bị ép giá nhiều hay ít mà thôi.
|
Category: Việt Nam ngày nay |
Views: 1150 |
Added by: danchu
| Rating: 0.0/0 |
|