Thứ Ba, 2024-12-24, 8:29 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 19 » Cải cách Việt Nam trước ngã ba đường
12:45 PM
Cải cách Việt Nam trước ngã ba đường
Long S LeNguyên Hân chuyển ngữ

Cải cách Việt Nam trước ngã ba đường.


Vào cuối năm 1997, một số đông nông dân bị dời chỗ ở vì bị nhà nước lấy đất đã đứng lên chống lại qua những cuộc biểu tình rầm rộ làm lung lay Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Những cuộc biểu tình đã đặt vấn đề về sự cam kết cải thiện đời sống đại chúng ở nông thôn của đảng cộng sản và đã thúc đẩy một sự tự vấn lương tâm trong hàng ngũ đảng nhằm tìm kiếm những phương thức làm cho nhà nước có trách nhiệm hơn đối với người dân.

Những nhà kỹ trị nổi bật được phép góp ý chỉ trong thời gian ngắn ngủi những phương cách về chính sách có tính khả thi để đáp lại với sự chuyển biến nhanh chóng từ nền kinh tế tập trung qua nền kinh tế thị trường. Nhà toán học Phan Đình Diệu đã nói lên những ý kiến vốn gây nhiều tranh luận của ông về những hạn chế của đảng trong lãnh vực quản trị kinh tế và ông lý luận rằng nếu không có sự khai phóng về phương diện chính trị và tư hữu hóa, thì những cuộc biểu tình của nông dân và những vấn đề kinh tế khác rất có thể tăng lên bội lần.

Ông Diệu bị trục xuất ra khỏi đảng sau đó vì những quan điểm đối nghịch này, nhưng những tiên đoán kinh tế và chính trị của ông giờ như là những lời tiên tri. Những điều này cũng được báo trước bởi cuộc nghiên cứu sơ khởi do hai chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam là ông James Reidel và ông William Turley, là người đã tiên đoán trong năm 1999 rằng chương trình cải cách của Việt Nam chung cuộc sẽ đưa đến “vấn đề khả năng thích hợp của lãnh đạo chính trị và cơ cấu điều hành của nhà nước Việt Nam.” Cuộc nghiên cứu kêu gọi sự kiểm soát mạnh hơn nữa trong lãnh vực tài chánh, tiền tệ và thu nhập, minh bạch và tính trách nhiệm rõ ràng hơn, và tiên đoán rằng sự cân bằng của những khó khăn trả nợ, nạn lạm phát tăng tốc và sự thu nhập giảm sẽ gây nên những khủng hoảng.

Trả lời phỏng vấn của RFA ngày 4 tháng Ba năm 2006, Giáo sư Phan Đình Diệu nói nhân dịp ông góp ý cho bản dự thảo báo cáo chính trị Đại hội 10 của đảng CSVN: “Hiện nay, nếu người ta lấy thị trường và dân chủ là hai mục tiêu chủ yếu của đổi mới thì mục tiêu thứ nhất là phát triển kinh tế thị trường. Con đường kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta chắc không thể nào lùi lại được nữa và nó sẽ tiếp tục đi thôi. Chính vì vậy cho nên lần này đại hội của đảng bàn về vấn đề đổi mới thì tôi nghĩ là bây giờ là lúc phải bàn đến vế thứ hai là cải cách chính trị và đổi mới về chính trị, tức là phải dân chủ hóa xã hội.” Nguồn: RFA
Những điều đó giờ đã xảy ra ở Việt Nam. Những tai ương kinh tế đang tăng, bao gồm tỉ lệ lạm phát hằng năm tăng 27% trong tháng Bảy và sự mất cân bằng cán cân mậu dịch được ước tính khoảng 15 tỉ đô-la trong bảy tháng đầu tiên trong năm, đã xói mòn niềm tin vào khả năng quản trị nền kinh tế của đảng từ giới công nhân hãng xưởng và giới trung lưu.

Gía gạo tăng 72.7 phần trăm hôm tháng Bảy, theo Văn phòng Thống kê Nhà nước, và lạm phát vào cuối năm nay được tiên đoán là từ 25 đến 30 phần trăm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo với Quốc Hội hôm tháng Năm rằng con số gia đình “đang bị đói” đã gấp hai từ năm ngoái. Lạm phát cao cũng đang được cân nhắc cẩn thận với sự phát triển: Ngân hàng Phát triển Á châu ước đoán tỉ lệ phát triển của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm từ 7% từ năm ngoái xuống còn 6.5% trong năm 2008, trong lúc những nhà phân tích tư nhân cho rằng con số tăng trưởng trưởng này có thể xuống thấp ở 5%.

Một số người hy vọng rằng những tai ương về kinh tế này sẽ làm bùng lên cuộc tranh cãi ngấm ngầm về sự cần thiết cho một sự cởi mở chính trị thông thoáng hơn để đạt được những năng suất kinh tế thị trường tốt đẹp hơn. Cái quan điểm đang được phổ biến trong đảng là sự phát triển của GDP sẽ từ từ đưa đến sự cởi mở hơn, nhưng hiện đang bị đặt vấn đề xét lại khi sự tăng trưởng kinh tế trong nước bắt đầu chậm lại và những bất ổn xã hội có chiều hướng gia tăng. Cái ý tưởng khai phóng chính trị là cần thiết để bảo đảm sự quản trị kinh tế tốt đẹp vẫn là một điều nguy hiểm giữa đa số giới đảng viên, bao gồm phe bảo thủ vì nỗi lo sợ rằng cho dẫu chỉ một sự cởi mở chính trị nhỏ nhoi nhất cũng có khả năng trở thành một loại quyền lực nhân dân chống lại sự cai trị độc đảng.

Những đột biến kinh tế trước đây đã làm phấn khởi những phong trào đổi mới mạnh mẽ ở Việt Nam, bao gồm chương trình đổi mới kinh tế năm 1986. Trong lúc sự đồng ý cải cách thường đưa đến những chính sách ưu tiên cho lợi ích của tầng lớp đảng viên chóp bu, thì không phải khi nào nó cũng đưa đến những kết qủa với hiệu suất cao, và những khó khăn kinh tế Việt Nam hiện đang gặp phải như là bằng chứng rõ ràng. Một tầng lớp đảng viên mới có đầu óc làm ăn và biết lợi dụng vai trò của mình trong chức năng viên chức nhà nước đã làm giàu cho chính họ từ sự phát triển nhanh của Việt Nam, thường được trả gía bằng mồ hôi nước mắt của người dân.

Lời khuyên của ngoại quốc

Câu hỏi bây giờ là liệu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đáp ứng một cách khác biệt để đối phó với sự khủng hoảng kinh tế đang nổi cộm hay thay vào đó là chọn lựa những biện pháp nữa vời và duy trì sự thống trị kinh tế và chính trị của đảng? Theo ông Jonathan Pincus, một kinh tế gia hiện làm việc cho Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, “không thiếu người ở Việt Nam, những người hiểu nguyên nhân của sự bất ổn định kinh tế hiện nay và những bước cần thiết để dập tắt sự tăng gía cả và hồi phục sự ổn định cho thị trường,” nhưng “những người này là không nằm trong những vai trò để khả dĩ làm được gì nhiều.”

Cho đến nay chính phủ Việt Nam lựa chọn sự lắng nghe những người bạn ngoại quốc hơn là những lời khuyên có tính chỉ trích từ trong nước. Thủ tướng Dũng hôm giữa tháng Bảy đã đồng ý tạo một ủy ban cố vấn kinh tế ngoại quốc từ những học viện lừng danh của phương Tây để đưa ra những góp ý có tính chính sách nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, người ta hy vọng những chuyên gia thế giới này có những góp ý đa phần là về những phương cách đáp ứng trong lãnh vực tài chánh và kinh tế, và tránh xa chuyện kêu gọi cho một sự đa nguyên hơn trong lãnh vực chính trị.

Quyết định ngạc nhiên của nhà nước hôm 21 tháng Bảy khi cắt giảm phụ cấp và gia tăng gía xăng dầu bán lẽ 31% là tinh thần của những phương cách tự do-mới chính thống mà nhiều kinh tế gia phương Tây ưa chuộng, mặc dù quyết định này chắc chắn sẽ làm lạm phát gia tăng nhanh hơn. Bị áp lực vận động từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, những nhà hoạch định chính sách giờ đây đang cân nhắc suy nghĩ có nên bỏ gía ấn định cho điện vào cuối năm nay, là một nghiệm pháp cải cách theo tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường.

Đằng sau những con số lạm phát, Việt Nam đang đối diện với khủng hoảng nợ ngày càng tăng, với nền kinh tế bị ghì lại bởi nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước. Thêm vào những khó khăn nợ nần kia là những công ty và những diễn viên kinh tế phe cánh và toa rập với đảng cộng sản được phép thành lập ngân hàng riêng của chính họ và đã đầu tư tuy không rõ nhưng ước tính hằng triệu đô-la từ vốn của những công ty này vào những dịch vụ làm ăn khác nằm ngoài lãnh vực chính của mình, bao gồm chứng khoán và địa ốc mà cả hai đều bị mất gía trong thời gian gần đây.

Vốn đầu tư ngoại quốc cũng đã không được đầu tư cho hiệu qủa vào những dự án có thật, điều mà một số chuyên gia giải thích tại sao nguồn vốn đổ vào Việt Nam tăng hơn 80 phần trăm trong lúc sự sản xuất thật sự chỉ tăng 17 phần trăm kể từ năm 2004 đến năm 2006, theo kinh tế gia David Dapice. Ông ta phỏng đoán rằng cái khoảng cách to lớn giữa số tiền tiêu ra nhằm tích lũy tài sản, hơn là tiền đầu tư vào vật liệu xây dựng và máy móc sản xuất năm rồi bị tăng thêm và đã đóng góp vào chuyện lạm phát níu không được gần đây.

Nhà nước giờ cuống cuồng lo cân bằng giữa chống lạm phát cùng lúc giữ những doanh nghiệp nhà nước nợ nần như chúa chổm và có mối liên hệ chính trị với họ sống còn, hơn là có những nghiệm pháp cải cách dứt khoát và quyết liệt hơn đối với sự quản trị kinh tế. Những dấu hiệu cho thấy là thay vì siết chặt chính sách tiền tệ, chính phủ sẵn sàng chấp nhận tỉ lệ lạm phát cao ở mức 25% trong năm nay. Nó còn có những dấu hiệu cho thấy chính phủ dự định cắt giảm tiền lời ở các ngân hàng thương nghiệp hiện đang ở 14%, trong một nỗ lực bơm thêm tiền vào những lãnh vực thương mãi đang gặp khó khăn.

Doanh nghiệp nhà nước, những công ty của nhà nước và những cơ sở thương mãi khác có đảng đứng sau lưng đã vịn cớ và rõ ràng đang thắng thế khi họ cho rằng một chính sách tiền tệ cứng rắn hơn sẽ không những làm họ phá sản, mà còn làm cho Việt Nam không đạt được tỉ lệ phát triển kinh tế đã hoạch định ở mức 7% cho năm này. Liệu ý định nhà nước nhằm giữ những doanh nghiệp này sống sót hơn là phục hồi sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô hứa hẹn sẽ đưa đến một sự hạ cánh nhẹ nhàng trong năm 2009 và phục hồi sự tin tưởng của người dân vào sự quản trị của nhà nước thì chẳng có gì làm chắc chắn.

Sự lạc hậu

Sự khủng hoảng kinh tế mà Việt Nam đang gặp phải cho thấy rằng sau hơn 20 năm cải cách theo nền kinh tế thị trường, thì nay những cải cách này đã đạt đến mức mà khả năng hệ thống chính trị độc đảng có thể kham nỗi. Một vài người lý luận rằng tỉ lệ phát triển cao hơn nữa có thể đạt được với sự thay đổi từ chủ nghĩa cộng sản qua chủ nghĩa tư bản như là sự căn bản của một nền kinh tế sinh động, chứ không phải chỉ có những sự cải thiện hiệu năng của đầu tư, năng suất lao động hay gia tăng tính cạnh tranh toàn quốc gia.

Cơ sở Thu thập Kinh tế (The Economist Intelligence Unit) vừa tiên đoán rằng sự phát triển kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống từ mức trung bình 7.9% trong những năm 2002-2007 xuống 5.1% cho thập niên tới từ năm 2011-2020 khi “quyền lợi chính trị lấn lướt cải cách, vì nó ngăn cản sự tái cấu trúc cần thiết cho một số doanh nghiệp nhà nước.” Phát triển chậm sẽ chắc chắn đưa đến thêm khó khăn trong việc tạo công ăn việc làm và hứa hẹn một sự bất ổn xã hội, một số người khác tiên đoán như thế.

"Sự khủng hoảng kinh tế mà Việt Nam đang gặp phải cho thấy rằng sau hơn 20 năm cải cách theo nền kinh tế thị trường, thì nay những cải cách này đã đạt đến mức mà khả năng hệ thống chính trị độc đảng có thể kham nỗi"
Nguồn: hobbiesplus.com.au
Những nhà phân tích và đầu tư ngoại quốc trước đây đã tiên đoán ông Dũng sẽ gia tăng tốc độ cải cách kinh tế, dựa vào điều ông đã kêu gọi một nền tảng làm ăn thông thoáng, pháp định và minh bạch hơn. Nhưng những điều trái ngược ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường do nhà nước lèo lái, bao gồm chuyện những doanh nghiệp nhà nước ăn chia với đảng chiếm hết 70% lượng tiền vay từ ngoại quốc trong lúc những doanh nghiệp này chỉ sản xuất 40% tổng số GDP, đang trở nên điều hiển nhiên không chối cãi được khi nền kinh tế đang phơi bày ra những manh mối này.

Tất nhiên là Việt Nam đang lao về phía trước với một cải cách thật sự. Giới lãnh đạo đảng giờ đang cố gắng đạt được sự đồng thuận mới giữa những nhà lãnh đạo cấp trung ương và cấp tỉnh, cũng như giữa giới bảo thủ và giới cấp tiến, để giải quyết vấn đề kinh tế ngày càng thoái hóa và tình huống xã hội đi kèm cùng lúc vẫn duy trì quyền lực trong tay.

Nhưng tán thành và thực thi điều mà nhà toán học Phan Đình Diệu đã kêu gọi hơn một thập niên trước đây cho một sự khai phóng chính trị thông thoáng hơn và tư hữu hóa nền kinh tế ắt hẳn sẽ giải quyết sớm việc khủng hoảng niềm tin mà đảng cộng sản Việt Nam giờ đang đối diện.

© DCVOnline



Nguồn:

(1) Vietnam at reform crossroads. Asia Times Online, by Long S Le, 7 August 2008
(2) Long S Le is the director of international initiatives for the Global Studies Program and also a lecturer of Vietnamese studies at the University of Houston in the United States.
(3) Giáo sư Phan Đình Diệu là một nhà toán học của Việt Nam. Ông là một trong những người được ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học tại Việt Nam. Ông cũng là một thành viên của Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước đây. Tuy nhiên, vì ông hoạt động trong phong trào dân chủ, đòi đổi mới chính trị (đa nguyên, đa đảng) để phát triển đất nước, do đó ông bị gạt bỏ khỏi danh sách đại biểu Quốc hội và bị khai trừ ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên tiếng nói của ông có tính khoa học cao, nên có sức thuyết phục lớn, đặc biệt là đối với giới khoa học tại Hà Nội. Nguồn: Wikipedia.org
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 5759 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0