Giáo sư: một lần phong tặng, danh hiệu cả đời
Với cách phong tặng chức danh giáo sư như hiện nay, theo nguyên giáo sư Bùi Trọng Liễu (Đại học Paris
, Pháp) thì chưa có giáo sư nào của Việt Nam thực sự là một giáo sư
đúng nghĩa. Bởi, đơn giản cách phong tặng của Hội đồng chức danh giáo
sư Nhà nước chỉ xem giáo sư như là chức danh. Trong khi giáo sư theo
cách hiểu của các trường đại học nước ngoài là một chức vụ. Chức danh
và chức vụ là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, nên rất nhiều giáo sư của
Việt Nam đứng hẳn ra ngoài chuẩn cơ bản của một giáo sư đại học đúng
nghĩa được các trường đại học trên thế giới công nhận.
Theo
ông Liễu thì có nhiều người đang cố tình hiểu sai vai trò của một giáo
sư đại học. “Giáo sư là một chức vụ gắn liền với một cơ sở đại học, gồm
nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu và điều hành các
công việc khoa học liên quan đến chuyên môn của một ngành, một bộ môn”,
ông Liễu khẳng định.
|
GS-TSKH Đỗ Trần Cát. |
Trong
một xã hội trên đà phát triển, nhu cầu cần giải đáp, hoặc để dự đoán
trước các vấn đề nảy sinh, buộc phải có việc nghiên cứu và “đào tạo qua
nghiên cứu”. Cũng vì thế mà giáo sư đại học phải đồng thời là nhà
nghiên cứu. Chức vụ là như vậy, nó gắn với nhu cầu của xã hội. “Cho nên
quan niệm giáo sư đại học như là một “hàm” hay một “danh hiệu” cao quí
mà Nhà nước phong thưởng cho những cá nhân xuất sắc vì những công trình
cá nhân của họ, là một quan niệm không có cơ sở khoa học”, nguyên giáo
sư Bùi Trọng Liễu khẳng khái.
GS-TSKH
Đỗ Trần Cát, Thường trực Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước thì cho
biết thêm, việc phong tặng chức danh giáo sư của ta cần được hiểu vừa
là chức danh vừa là chức vụ. Tuy nhiên trên thực tế giáo sư của ta chủ
yếu vẫn là danh, vì các lý do như sau: Thứ nhất việc bổ nhiệm chức danh
không diễn ra đều đặn, năm có năm không. Thứ hai, bổ nhiệm xong không
giao nhiệm vụ cụ thể cho người được bổ nhiệm, lại càng không kiểm tra,
theo dõi các công việc của người đó sau khi bổ nhiệm. Đặc biệt là quyền
lợi của người sau khi được bổ nhiệm không có, bởi những người đó chưa
là giáo sư thì cũng đã là giảng viên cao cấp, ngạch lương cũng tương
đương nhau. “Nếu việc bổ nhiệm mà không gắn kèm với quyền lợi cụ thể
thì việc bổ nhiệm sẽ trở thành hình thức”, GS-TSKH Đỗ Trần Cát nói.
Cũng
theo GS-TSKH Đỗ Trần Cát, cách phong tặng giáo sư của chúng ta là đếm
đủ các thành tích để phong danh, trong khi các nước khác xem thành tích
của nhà giáo nhằm kiểm tra họ có đủ khả năng đáp ứng được nhiệm vụ sau
khi được bổ nhiệm hay không. Vì chỉ là phong danh, nên những ai đã được
bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ được “thụ hưởng” chức danh
đó đến suốt đời. Sẽ không ai trong số đó phải thôi chức danh hoặc bị
miễn nhiệm chức danh, cho dù người đó kể từ sau khi được bổ nhiệm chức
danh chẳng có đóng góp nào trong nghiên cứu khoa học, học thuật của
mình.
Theo
thống kê cuối năm 2004 đầu 2005 của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà
nước, từ năm 1980 đến nay đã công nhận chức danh GS cho 1.271 nhà giáo
và chức danh PGS cho 6.421 nhà giáo.
Hiện tại chỉ còn chưa đầy một nửa trong số đó còn làm việc, và hầu hết số này đang ở độ tuổi từ 55 trở lên. |
Điều
nghịch lý nhất là bên cạnh việc phong tặng chức danh giáo sư, giáo viên
đại học còn được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân
dân. Phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân là Việt Nam
học theo cách của Nga, nhưng trong khi Nga chỉ phong tặng danh hiệu
trên cho giáo viên phổ thông thì Việt Nam “ôm” luôn danh hiệu này cho
bậc đại học. Nghĩa là, một giáo viên đại học “nhiều thành tích tốt” sẽ
sưu tập được các danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến đến nhà
giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, rồi phó giáo sư, giáo sư. Nhưng, dù có
nhiều danh hiệu bao nhiêu đi nữa thì mức thu nhập của họ trung bình chỉ
khoảng 3,6 triệu đồng/tháng - mức thu nhập quá thấp cho một nhà giáo ở
học hàm giáo sư!
Lương của giáo sư: thế cũng là… vừa (?!)
Đem
vấn đề thu nhập của giáo sư, phó giáo sư trao đổi với một số người
trong cuộc, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến
vẫn khẳng định mức thu nhập trung bình 3,6 triệu đồng của chức danh
giáo sư Việt Nam là quá thấp so với thế giới. Nhiều giáo sư đã ở tuổi
55 mà vẫn cứ phải canh cánh nỗi lo đồng tiền nên không có thời gian tập
trung cho chuyên môn.
Mỗi
năm chúng tôi đều nhận vài ba chục đơn nặc danh và chỉ dăm ba cái có kí
tên đóng dấu tố cáo những ứng viên đăng ký bổ nhiệm chức danh giáo sư,
phó giáo sư. 1/2 các đơn tố cáo qua kiểm tra đều là đúng, và hầu hết
rơi vào các trường hợp bị đánh trượt ngay từ khâu xét duyệt, rất ít
trường hợp được công nhận chức danh rồi mới bị trượt vì bị tố cáo.
Hiện
tại chúng ta cũng chưa có cơ chế miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo
sư ngoại trừ những trường hợp bị phát hiện tiêu cực, đây cũng là điều
cần được xem xét nghiêm túc trong vấn đề đổi mới hình thức bổ nhiệm
chức danh này trong thời gian tới. (GS-TSKH Đỗ Trần Cát) |
Tuy
nhiên, lại có ý kiến cho rằng thu nhập của giáo sư như thế cũng là vừa.
Bạn Nguyễn Minh Thi, một nghiên cứu sinh chuyên ngành về y khoa
ở Hà Nội nói: “Các doanh nghiệp trả lương theo kiểu, ai có tài, có khả
năng chuyên môn giỏi sẽ được hưởng lương cao. Nhưng giáo sư ở các
trường đại học của chúng ta thì chưa chắc đã là… người tài. Tôi biết có
những vị là phó giáo sư, giáo sư mà 10 năm liền chẳng có nổi một bài
báo khoa học cho ra hồn, có vị toàn xin đứng tên chung với công trình
khoa học của người khác”.
Một
thống kê chưa đầy đủ của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, có hơn
60% giáo sư, phó giáo sư không xài internet, hơn 45% không có nhu cầu
sử dụng máy tính và đặc biệt phần lớn trong số họ không sử dụng thành
thạo một ngoại ngữ.
“Tuổi
cao nên khả năng cập nhật kiến thức qua mạng internet không tốt như
những người trẻ, học ngoại ngữ lại càng khó khăn. Điều đó cũng không có
gì là đặc biệt, nhất là khi chúng ta không xem ngoại ngữ là một điều
kiện bắt buộc trong phong tặng chức danh giáo sư”, GS-TSKH Đỗ Trần Cát
cho biết. GS-TSKH Đỗ Trần Cát cũng cho rằng, với chủ trương giao quyền
trả lương cán bộ hoàn toàn cho hiệu trưởng quyết định thì về mặt lý
thuyết GS nào năng lực tốt sẽ có mức thu nhập khá.
Kể
từ năm 2005, nhiều thành viên trong Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước
đề nghị chuyển hình thức bổ nhiệm giáo sư từ cấp Nhà nước về cho mỗi cơ
sở đào tạo tự bổ nhiệm. Trường nào tự bổ nhiệm giáo sư trường đó và
cũng sẽ giao việc, kiểm tra chuyên môn của giáo sư trường mình sau khi
bổ nhiệm. Cách làm này sẽ giúp các trường đánh giá đúng năng lực thực
sự của mỗi ứng viên, tránh chuyện cả nể, cào bằng chức danh như hiện
nay. Cách làm này với Việt Nam vẫn là mới nhưng với thế giới thì đã là
chuyện “xưa như trái đất”.
Tuy
nhiên, hình thức bổ nhiệm này đến nay vẫn chưa được áp dụng, mà theo
GS-TSKH Đỗ Trần Cát thì có quá nhiều vấn đề phát sinh chưa giải quyết
được. Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước vừa có văn bản trình Bộ Giáo
dục - Đào tạo một số vấn đề cần đổi mới trong bổ nhiệm chức danh giáo
sư, phó giáo sư và dự kiến 2 tuần nữa sẽ được phê duyệt lần cuối.
Với
những đề xuất của văn bản, theo GS-TSKH Đỗ Trần Cát sẽ hướng đến mục
tiêu xây dựng hình ảnh những giáo sư “thực chất” hơn trong thời kỳ hội
nhập.