Ngày
28/8/08 vừa qua, CSVN đã bắt giam 6 giáo dân giáo xứ Thái Hà trong
chiến dịch leo thang đàn áp phong trào đòi chế độ trả lại tài sản trong
khi giáo xứ thiếu cơ sở phục vụ nhu cầu mục vụ.
Cho
tới ngày hôm nay, một mặt bắt thêm người, một mặt nhà cầm quyền CSVN
vẫn sử dụng hệ thống thông tin tuyên truyền để đe dọa, vu khống giáo
dân và các vị chủ chăn ở giáo xứ và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Dù
vậy, bất chấp bị khủng bố và đàn áp, hàng ngàn giáo dân vẫn từ các nơi
đổ về Thái Hà cầu nguyện hiệp thông và có những nơi giáo dân không thể
về được vì guồng máy đàn áp của công an CSVN.
“Linh
mục đoàn thuộc tỉnh Hà Nam cùng với giáo dân, dẫn đầu là linh mục quản
hạt, đến Thái Hà dâng lễ để tỏ sự hiệp thông với anh chị em giáo xứ
Thái Hà trong việc tìm kiếm công lý, sự thật, nhất là để cầu nguyện cho
những anh chị em bị tù tội vì dám nói lên quyền tự do tín ngưỡng của
mình và dám bảo vệ cho lẽ phải trong vụ việc Thái Hà.” Một bản tin ngày
Thứ Hai trên VietCatholic News viết. “Một linh mục của đoàn cho biết,
lẽ ra sáng nay còn có đông giáo dân của ngài trở về đây hiệp thông với
giáo xứ Thái Hà, nhưng lực lượng công an địa phương đã ngăn chặn họ. Có
nơi công an nhảy cả lên xe, giựt chìa khóa, ép tài xế và đuổi giáo dân
xuống khỏi xe.”
Hôm
Thứ bảy, một bản tin trước đó trên VietCatholic News mô tả cả một chiến
dịch qui mô đàn áp giáo dân Công giáo dưới nhiều dạng khác nhau.
“Tại
giáo xứ Thái Hà và các giáo xứ lân cận trong thành phố Hà Nội, giáo dân
vẫn chịu đủ mọi hình thức chèn ép. Nếu người nào đang làm việc trong
các cơ quan nhà nước, đã bị nhắc nhở một hai lần mà vẫn đến linh địa
cầu nguyện, thì người đó mất việc như chơi.” Bản tin ngày Thứ Bảy
6/9/2008 của VietCatholic News viết. “Thực tế, tối nay tôi đã được gặp
gỡ và trò chuyện với ba người (một nam, hai nữ) bị đuổi việc chỉ vì đã
đi cầu nguyện ở Thái Hà. Những giáo dân ngoại tỉnh đang kiếm sống ở Hà
Nội cũng bị đe dọa không cho đăng ký tạm trú nếu vẫn “cố tình” đến Thái
Hà cầu nguyện.”
Ðó
là các áp lực từng được công an CSVN áp dụng đối với những người tham
gia đòi tự do tôn giáo, đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước. Những ai
viết bài phổ biến trên Internet, trả lời phỏng vấn các báo, đài ở ngoại
quốc với quan điểm độc lập và không phải là tuyên truyền cho chế độ độc
tài đảng trị tại Việt Nam đều bị công an CSVN bắt thẩm vấn, đe dọa, và
dẫn đến tù tội.
LM Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, LS Lê Thị Công Nhân và hang chục người khác đang bị bỏ tù là các dẫn chứng điển hình.
Ông
Ðỗ Nam Hải ở Sài Gòn, ông Vi Ðức Hồi ở Lạng Sơn, ông Vũ Hùng ở Hà Tây
là các thí dụ điển hình khác, tuy không bị tù nhưng mất việc làm hay bị
đuổi ra khỏi cơ quan chỉ vì ý kiến chính trị không cùng chiều với chủ
trương của đảng CSVN.
Không
những với người lớn thì như vậy, theo bản tin của VietCatholic News,
nhà cầm quyền CSVN còn có các hành động đàn áp, khủng bối với cả trẻ em
công giáo. Bản tin VietCatholic News viết: “Ngay cả các em học sinh
công giáo khi đi học cũng bị khủng bố, đe dọa. Một trường học đã may áo
đồng phục cho các em học sinh công giáo với ký hiệu riêng. Ở một trường
khác, các em bị gọi đứng lên trước lớp để các bạn khác biết rõ mặt và
sau đó là những trò trêu chọc, đàm tiếu. Ở một số trường khác nữa, các
em bị các thầy cô hỏi cung: ‘Em có thường xuyên đi cầu nguyện ở Thái Hà
không?’ ‘Bố mẹ em có đi cầu nguyện và có phá tường của nhà nước
không?’... Sau những chất vấn, các em được khuyên can đủ điều. Hỡi ôi,
quyền tự do tín ngưỡng của người dân là thế đấy!”
Hầu
ngăn chặn phần nào làn sóng giáo dân đổ về Thái Hà từ khắp nơi, nhà cầm
quyền CSVN đã đe dọa và ngăn cản họ ngay từ các địa phương.
“Tại
các tỉnh miền Bắc, hầu như mọi người công giáo đều bị răn đe, ngăn cản
khi có ý định đi cầu nguyện ở Thái Hà. Mà nếu ai vẫn ‘cố tình đi’ thì
ngay lập tức có những lực lượng ngầm bám theo họ.” VietCatholic News
viết.
Trong
khi đó, phía nhà cầm quyền CSVN, một bài viết phổ biến trên báo CAND
ngày Chủ Nhật vẫn đả kích áp lực đòi đất của giáo xứ Thái Hà, coi hành
động này “vi phạm” đủ mọi thứ luật lệ. Bài báo của tờ CAND nhắc lại một
bản nghị quyết của Quốc hội CSVN năm 2003 nói chế độ Hà Nội “không thừa
nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong
quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải
tạo XHCN lien quan đến nhà đất...” nếu những tài sản này đã bị CSVn
cướp đoạt bằng nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau trước ngày
1/7/1991.
Nói
khác, cái nghị quyết vừa kể chỉ là một hình thức hợp thức hóa các tài
sản, nhà đất của dân đã bị nhà nứơc tước đoạt, không muốn trả lại.
Nhằm
hậu thuẫn cho thái độ cương quyết không trả lại tài sản cho giáo xứ và
Dòng Chúa Cứu Thế, tin của tờ CAND cho hay nhà cầm quyền địa phương tổ
chức một phiên họp với “11 người có chức sắc và nhiều giáo dân giáo xứ
Thái Hà”.
Một bản thông báo của tu viện Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Xứ Thái Hà ngày 6/9/08 phủ nhận những người đó.
“Như
chúng tôi đã nhiều lần thông báo một cách rõ ràng với anh chị em, cho
đến nay, Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà không hề ủy nhiệm
cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào được đại diện cho cộng đoàn chúng ta
trong những công việc liên quan đến nhà-đất của Dòng Chúa Cứu Thế -
Giáo xứ Thái Hà. Thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà-đất
của Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, thuộc về các vị hữu trách
trong Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và trong Hội Thánh, đúng theo
những quy định của Bộ Giáo Luật.Trong những ngày vừa qua, một số người
đã tự nhận là “những giáo dân cốt cán, đại diện giáo dân giáo xứ Thái
Hà”, để tham gia những buổi gặp gỡ và làm việc, trong đó, họ đã phát
biểu những ý kiến không đúng sự thật, không phù hợp với công lý và đạo
lý; trái ngược với những ý kiến, chủ trương và quyết định của các linh
mục trong ban quản xứ giáo xứ Thái Hà; trái ngược với những ý kiến và
tâm tình hiệp thông của tất cả các linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Hà
Nội; trái ngược với nguyện vọng chung của toàn thể anh chị em giáo dân
giáo xứ Thái Hà và của anh chị em giáo dân khắp nơi thường xuyên đến
nhà thờ giáo xứ Thái Hà cầu nguyện.
Những
người nói trên không phải là đại diện giáo dân giáo xứ Thái Hà. Họ hoàn
toàn không đủ tư cách đại diện cho Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ
Thái Hà trong bất cứ công việc nào, tại bất cứ nơi đâu và vào bất cứ
thời điểm nào. Họ đang tự tách mình khỏi sự hiệp nhất với cộng đoàn
giáo xứ và với các vị chủ chăn trong Hội Thánh.”
Một
nguồn tin từ Hà Nội cho hay tình hình tại giáo xứ Thái Hà càng ngày
càng trở nên phức tạp. Một bên, nhà cầm quyền có dấu hiệu cương quyết
đàn áp vì sợ ảnh hưởng dây chuyền. Bên kia, giáo dân và giáo xứ Thái Hà
nói riêng và người công giáo Việt Nam
nói chung, nhất quyết đòi lại tài sản vì họ đã chịu đựng sự áp bức đã
nhiều chục năm qua, nay không còn muốn tiếp tục chịu nhịn cái ác.