Thời
gian gần đây ngày càng có nhiều ý kiến, nhất là từ các viên chức trong
ngành, mạnh mẽ kêu gọi cải cách và mới đây thì vấn đề chất lượng đào
tạo cấp đại học lại được nêu lên. Thanh Quang tình bày vấn đề và ghi
nhận một số ý kiến.
Photo: RFA
Tình trạng bùng nổ đại học
Chất lượng đào tạo đại học thấp kém
Hồi cuối tháng
rồi, khi lên tiếng tọng một hội nghị ở Hà Nội nhằm đánh giá hoạt động đào tạo
của đại học và cao đẳng trong 10 năm qua, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Giáo
Dục & Đào Tạo Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân, không khỏi nêu lên nghi vấn
rằng tại sao phải thành lập nhiều trường đại học như vậy. Theo ông, nếu không
trả lời được câu hỏi này thì sẽ không thể giải toả được những băn
khoăn, những lo lắng về chất lượng đào tạo đại học - cao đẳng và lấy được
niềm tin của xã hội.
Theo số liệu
thống kê của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Việt Nam, trong 10 năm qua số trường đại
học và cao đẳng được thành lập và nâng cấp đã tăng mạnh mẽ trong khắp nước bằng
tổng số trường được thành lập trong 50 năm trước đó.
Báo điện tử Tiền
Phong trích dẫn lời Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định rằng Bộ sẽ có
chế tài để một giảng viên đại học trong thời gian nhất định phải nâng cao trình
độ, nếu không thì sẽ phải ra khỏi trường.
chất lượng đội ngũ giảng viên giảm đi rõ rệt, vừa thiếu trình
độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế
Bấo điện tử Dân
Trí vào cuối tháng rồi có bài tựa đề "Còn nhiều điều bất cập về giáo dục
đại học" mở đầu rằng chất lượng đào tạo đại học ở nước ta vốn đã thấp kém
vì chương trình và cách thức tổ chức đào tạo còn nhiều bất cập, qua quá trình
đổi mới chưa thấy nâng lên, mà ngược lại còn sa sút hơn. Điều đó có nguyên nhân
quan trọng, trước hết là sự bùng nổ của các trường đại học và cao đẳng kéo
theo sự tăng nhanh số lượng sinh viên không thể đáp ứng đủ về cơ sở vật chất
cần thiết, nhất là chất lượng đội ngũ giảng viên giảm đi rõ rệt, vừa thiếu trình
độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế. Vẫn theo bài báo, phương pháp đào
tạo, giảng dạy vẫn theo kiểu lý thuyết suông, đơn giản chỉ viết lý thuyết lên
bảng mà không có thực hành.
Giảng viên thiếu trình độ chuyên môn cũng
như kinh nghiệm
Về vấn đề
gọi là lý thuyết suông, Giáo sư Phạm Duy Hiển ở Bộ Khoa Học & Công Nghệ Việt
Nam nhận xét như sau:
Giáo sư
Phạm Duy Hiển : Tất
nhiên đấy là một vấn đề rất là lớn của nền giáo dục của mình, đặc biệt đau khổ
nhất là nó lại tồn tại ở đại học là cái lời mà lý ra không được như thế.
Thế nhưng mà bây giờ thì mình vẫn cứ như thế là bởi vì sao? Phải nói trắng một
cái điều rằng đội ngũ giáo viên đại học của mình chưa được đào tạo kỹ
và chưa tạo ra được cho họ một cái môi trường để họ có thể vừa giảng dạy mà
lại vừa nâng cao trình độ của mình lên, đặc biệt là qua nghiên cứu khoa học,
thì cái đó lại không làm được. Phần đông dạy theo cái kiểu như cũ tức là cái
kiểu "đọc và chép", thậm chí có thể nói là ngay bây giờ sách giáo
khoa ở trường phổ thông thì rất là nhiều và có kế hoạch xuất bản của các nhà
xuất bản giáo dục. Sách giáo khoa cho đại học lại rất hiếm.
đội ngũ giáo viên đại học của mình chưa được đào tạo kỹ
và chưa tạo ra được cho họ một cái môi trường để họ có thể vừa giảng dạy mà
lại vừa nâng cao trình độ của mình lên, đặc biệt là qua nghiên cứu khoa học,
thì cái đó lại không làm được
Giáo sư
Phạm Duy Hiển
Học sinh đại học
cũng như thầy giáo đại học rất không đủ những tài liệu giáo khoa để mà có thể
tham khảo thêm. Thì như vậy tức là có thể nói sự phát triển của đại học của
mình hiện nay rất là lệch và không có đồng bộ, không bảo đảm đủ các điều kiện
để cho nó phát triển bình thường. Mà nói đến cơ sở vật chất, ví dụ phòng thí
nghiệm hay các thứ càng kém.
Cách nay ít lâu,
qua báo Tuổi Trẻ, Tiến sĩ Phan Minh Ngọc thuộc Đại Học Kyushu (Nhật Bản) có
viết bài tựa đề "Nguy cơ từ chất lượng giáo dục kém" với đoạn nhận
xét rằng tình trạng phát triển tràn lan các trường đại học - cao đẳng trong
tương lai trong khi điều kiện vật chất và nhân lực không theo kịp là một trong
những biểu hiện rõ nét nhất của việc chạy theo thành tích mà đầu tư phong trào
trong ngành giáo dục Việt Nam.
Cách nay khoảng 2
tuần lễ, báo VietnamNet có đăng bài "Cần đoạn tuyệt với chủ nghĩa hình
thửc trong giáo dục" của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiện Ích từ Đức Quốc cho rằng
quá trình phát triển và kết quả của hệ thống giáo dục - đào tạo tại
Việt Nam trong nhiều thập niên qua, bên cạnh thành tích đạt được, đã và đang
bộc lộ nhiều khuyết điểm trầm trọng. Chúng ta từng trải qua mấy cuộc cải cách
giáo dục song chưa tìm ra được một mô hình thích hợp đảm bảo chất lượng bền
vững. Bộ máy giáo dục - đào tạo của Việt Nam đã và đang cung cấp cho đất nước
nhiều sản phẩm với chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, của
hội nhập.
Tình trạng bùng nổ đại học
Trước tình trạng
gọi là bùng nổ đại học và cao đẳng như vậy, Giáo sư lão thành
Hoàng Ngọc Hiến từ Hà Nội phân tích như sau.
Ở nước nào cũng
vậy thôi, số đông bao giờ nó cũng thượng vàng hạ cám.
Giáo sư
Hoàng Ngọc Hiến :
Trước khi trình bày quan niệm chung của tôi, quan niệm khái quát của tôi về sự
phát triển đại học thì các lãnh đạo của đại học nên tính đến mối quan hệ giữa
cái ở Việt Nam gọi là đạo tạo đại trà (tức số đông đấy ạ) và đào tạo đặc điểm
(tạm gọi là élite) thì nó có hai nhiệm vụ, đại học có 2 nhiệm vụ : một là đào
tạo đại trà tức là cho số đông, và thứ hai là đào tạo élite, thì ở Việt Nam
hiện nay cả hai cái ấy đều cần cả.
Đào tạo số đông
cũng cần mà đào tạo élite cũng cần, nhưng việc đào tạo số đông có thể chấp nhận
được một khi cột đào tạo élite vào, nghĩa là có đào tạo élite, còn nói chung
thì đào tạo đại trà nên cho thoải mái, nên là cứ cho mở các đại học như kiểu
đại học cộng đồng ở Mỹ. Tẩt nhiên là ở Việt Nam cái phát triển đại trà rất cần,
nhưng cái điều này chỉ có thể chấp nhận được một khi trong nước việc đào tạo
élite là tốt. Rất tiếc hiện nay việc đào tạo élite trong nước rất kém. Cho nên
tôi thấy rằng là bây giờ mình bác bỏ cái đào tạo đại trà cũng không đúng.
Ở nước nào cũng
vậy thôi, số đông bao giờ nó cũng thượng vàng hạ cám.
Vấn đề giáo dục
đại học ở Việt Nam lại được nêu lên khi hồi Tháng Tư năm nay nhiểu báo mạng
trong nước gần như liên tục đề cập tới nhu cầu cần phải cải cách giáo dục qua
những tự đề như "Các đại thụ ngành giáo dục lên tiếng đòi cải cách", "Phải
cải cách thay vì đổi mới giáo dục", "Giáo dục cần thay đổi tận
gốc", "Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo
dục".