Beth Thomas and Van Nguyen – Nguyên Hân chuyển ngữ
“Đường Mòn Gôn Hồ Chí Minh” gặm đất những cánh đồng lúa Việt Nam
Kế hoạch xây 123 sân gôn của Việt Nam đặt một nguy cơ cho vụ mùa thu hoạch lúa gạo cho đất nước này.
Chính quyền cấp địa phương đã chấp thuận một sự gia tăng gấp tám lần số
sân gôn sẽ được xây trong năm 2010, tạo nên một hiện tượng làm cho công
ty du lịch Việt Nam Exotissmo gọi là “Đường Mòn Gôn Hồ Chí Minh.”
Hôm 25 tháng Tám năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh duyệt
lại từ đây cho đến cuối năm để xem những dự án nào là cần thiết.
“Nó trở nên một vấn đề an ninh thực phẩm,” ông Robert Bicknell
nói, nguyên là ông bầu cho đội tuyển quốc gia và đang là người quản trị
sân gôn Kings’ Island Golf Club gần Hà Nội, là sân gôn đầu tiên được
xây ở Việt Nam kề từ khi cuộc chiến tranh chấm dứt. “Việt Nam bỗng thức giấc và nói, “Hãy xem đất canh tác của chúng ta còn lại bao nhiêu.”
| Có thể nào chăng, sân gôn càng nhiều thì chén cơm người nông dân càng bé lại! Nguồn: DCVOnline
|
Ba phần tư đất của Việt Nam, hay 24 triệu bảy héc-ta, được dùng để
trồng cây, trồng lúa, cà phê, hạt điều, tiêu và cao-su. Theo ông Trần
Thế Ngọc, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, Việt Nam là
nước xuất cảng gạo đứng thứ nhì trên thế giới sau Thái Lan đang mất
51.700 héc-ta đất trồng lúa mỗi năm.
Gia tăng số sân gôn từ 16 lên tới 139 sẽ lấy thêm 44.500 héc-ta đất
canh tác nữa, theo bản báo cáo hôm tháng Sáu bởi Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản đang cầm quyền đã gia tăng khu vực
thành thị 81 phần trăm kể từ năm 1990 trong giai đoạn chuyển qua nền
kinh tế thị trường, theo Văn phòng Thống kê của nhà nước. Dân số tăng
29 phần trăm kể từ năm 1990 đã làm cho nhà nước phải tạm thời cấm xuất
cảng gạo hôm đầu năm và đề nghị đánh thuế gạo xuất cảng.
“Món thể thao xa xỉ”
Việt Nam thành lập Hội Gôn Việt Nam (Vietnam Golf Association) năm rồi
để thúc đẩy, phát triển môn chơi này. Bảo Đại, vị vua cuối cùng của đất
nước này, đã chơi môn thể thao này trước khi thoái vị năm 1945. Những
cây gậy đánh gôn (golf clubs) của vua Bảo Đại vẫn đang còn được trưng
bày ở biệt thự của ông trước đây ở Đà Lạt.
Con số người chơi gôn ở Việt Nam hiện nay sẽ gia tăng lên tới 50.000
trong thập niên tới, từ con số 8.000 hiện nay, theo ông Nguyễn Ngọc
Chu, hội trưởng hội gôn.
“Chúng tôi thường nói ở Việt Nam rằng bất cứ cái gì qúa đắt đỏ cũng là xa xỉ, nhưng ngày nay người ta thay đổi cái nhìn,” ông Chu nói trong một cuộc phỏng vấn từ Hà Nội. “Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải làm tiền, và chúng tôi phải thưởng thức đồng tiền làm ra.”
Môn gôn thể thao này được đưa vào Việt Nam trong khoảng thập niên 1920
khi nhà kiến trúc người Pháp ông Ernest Hebrard thiết kế một sân gôn ở
vùng Cao nguyên Trung phần – là vùng nghỉ mát ở Đà Lạt, thủ phủ của
tỉnh Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng, là nơi sản xuất cà phê đứng hàng thứ hai của Việt Nam,
và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi nơi đều có giấp phép đã được chấp thuận
cho sáu sân gôn.
“Điểm hẹn Mới, Lạ kỳ”
“Một trong những lý do gôn ngày càng hấp dẫn ở nước ngoài ở chỗ là ngày càng có nhiều sân gôn được xây thêm,” ông George Ehrlich-Adam, tổng giám đốc điều hành của công ty Exotissimo ở thành phố Hồ Chí Minh nói. “Việt Nam là một điểm hẹn với sân gôn mới xây, đẹp lạ lùng.”
| Golf cart chở người chơi gôn chạy băng qua đồng lúa còn rơi rớt lại sau khi sân gôn được xây. Nguồn: cache.daily.com
|
Công ty Hàn Việt, một công ty hợp doanh giữa Đại Hàn và Việt Nam, hôm
tháng Mười Một vừa rồi đã có giấp phép xây một sân gôn và khu nghỉ mát
ở làng K’ren của người dân tộc thiểu số K’hor, khoảng 15 cây số phía
đông bắc của thành phố Đà Lạt.
“Những sân gôn tạo công ăn việc làm, mang thêm tiền đến cho người
địa phương, phát triển những dịch vụ và lôi cuốn khách du lịch ngoại
quốc loại có và chịu chi tiền,” ông Nguyễn Tạo, giám đốc Trung tâm Phát triển Đầu tư, Mậu dịch và Du lịch ở Đà Lạt nói. “Đồn điền cà phê không bảo đảm một nguồn lợi tức ổn định vì giá cả lên xuống thất thường.”
Dự án Hàn Việt sẽ sử dụng khoảng 80 héc-ta đất canh tác, ông Bon Nor
K’Do, trưởng làng, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 15 tháng Tám.
Khoảng chừng 700 dân làng tùy thuộc vào việc trồng cà phê, lúa, trái
cây, rau cải và hoa từ vùng đất đã được hoạch định làm sân gôn, ông
K’Do nói.
“Giết miếng ăn”
“Sân gôn sẽ cướp đi kế sinh nhai của người dân ở đây,” bà Bon Yok 43 tuổi nói, bà là mẹ của bảy đứa con tuổi từ hai cho đến 21. “Những
người làm sân gôn nói rằng họ sẽ tạo công ăn việc làm cho chúng tôi,
nhưng rồi chúng tôi sẽ có lẽ chỉ trồng cỏ hay làm việc như thợ xây dựng
trong vòng ba năm.”
| Bao nhiêu công việc cho nông dân sau khi đồng ruộng "hóa thân" thành sân gôn? Nguồn: Kevin German/Bloomberg and DCVOnline
|
Ông Nguyễn Việt Hoàng, nhân viên kế toán hãng Hàn Việt ở Đà Lạt, nói
rằng nhân viên quản trị hãng không có mặt để cho ý kiến của họ.
Việt Nam hiện giảm mục tiêu phát triển cho năm 2008 này xuống 7 phần
trăm tứ 9 phần trăm sau khi gia tăng lãi suất ba lần trong năm này để
làm giảm sự lạm phát tăng nhanh nhất vùng Á châu. Nền kinh tế gia tăng
8.5 phần trăm năm rồi, là mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong mười năm
qua.
“Xây dựng chậm lại”
“Qúy vị sẽ thấy nhiều sân gôn đang được xây dựng sẽ bi chậm lại,”
ông Peter Ryder, đặc trách đầu tư của hãng Indochina Capital Vietnam
Holdings nói, công tay này đã bỏ vốn 60 triệu đô-la cho một công trình
đầu tư Montgomerie Links gần khu bờ biển China Beach ở miền trung Việt
Nam.
“Chúng tôi đã dành riêng đất cho mục đích canh tác nên những dự án
xây sân gôn sẽ không ảnh hưởng đến sự sản xuất của chúng tôi,” ông Phan Văn Dũng, phó giám đốc ban đầu tư và kế hoạch của tỉnh Lâm Đồng nói trong cuộc phỏng vấn hôm 14 tháng Tám. “Những
nhà đầu tư luôn luôn muốn thêm một sân gôn trong khu vực nghỉ của họ
hay những dự án xây khách sạn để gia tăng gía trị đầu tư của họ.”
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không có kế hoạch chấp thuận thêm
cho những sân gôn mới cho đến lúc họ có thể duyệt lại sự hiệu qủa những
những dự án hiện đang được xây và sử dụng.
Đối với ông Chu, hội trưởng Hội Gôn Việt Nam, những lý lẽ này đơn giản: “Nước nào cũng có sân gôn và chúng ta cũng nên có những sân gôn này ở Việt Nam,” ông nói.
© DCVOnline
|