|
|
Hội thảo nhìn lại vai trò mở nước của các vua chúa Nguyễn |
Việt Nam sẽ mở hội thảo quan trọng đánh giá lại triều Nguyễn, mở lối cho cách nhìn đa dạng hơn về triều
đại từng bị giới học giả miền Bắc phê phán nặng.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nhiều vấn đề của Việt Nam thế kỷ 18-19 như giao thương hàng hải, xung khắc
tôn giáo nay đang lại có tính thời sự.
Việc định "công và tội" của các nhân vật lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa và giai cấp một chiều đang
bị thách thức.
Theo
chính lời Giáo sư Phan Huy Lê, vị sử quan hàng đầu của hệ
thống chính trị Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa, nay thì ngay
cả sự kiện Nguyễn Ánh đưa quân Xiêm về đánh Tây Sơn cũng cần
xem xét 'một cách công minh'.
Thậm chí
vua Minh Mạng cũng được coi như người có 'tầm nhìn chiến
lược', theo lời trả lời phỏng vấn đăng trên VietnamNet hôm 16/10
về hội thảo tổ chức 18-19/10 tại Thanh Hoá, đất phát tích
của các chúa Nguyễn.
Trong 91 báo cáo khoa học có tám bản của các học giả từ nước ngoài tham gia và một số luận điểm thực ra đã
được nêu ra từ lâu trên thế giới, nhưng với Việt Nam lại là mới.
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, số học giả nước ngoài đến từ Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga...
Cũ và mới
Các học giả miền Nam trước 1975 và nhiều nhà nghiên cứu bên ngoài đã nêu bật vai trò mở nước của các chúa
Nguyễn và các vua Nguyễn từ Gia Long.
Sách của Tạ Chí Đại Trường từng bị cấm tại Việt Nam dù nay cũng được đăng.
|
Tự Đức và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước.
GS Phan Huy Lê
|
Nay thì quan điểm này được nêu ra chính thức tại Việt Nam, bác bỏ quan điểm phê phán nhà Nguyễn, đã trở thành
chính thống trong thập niên 1960 tại Hà Nội.
Cũng giới sử gia không bị ràng buộc bởi ý thức hệ cộng sản đã nêu ra nhiều quan điểm nhìn phong trào Tây
Sơn khác với cách nhìn sử thi anh hùng trong nước.
Chẳng
hạn trong bài viết ‘Rethinking the Tây Sơn Era’ (Nghĩ lại về thời
Tây Sơn), giáo sư George Dutton, từ California hồi 2005 không đồng ý
với cách nhìn của triều Nguyễn coi Tây Sơn là giặc hay nguỵ triều và
đánh giá của các sử gia xã hội chủ nghĩa muốn lý tưởng hóa anh em nhà
Tây Sơn.
Hiện chưa rõ việc mở hội thảo này có nhằm mục tiêu xác tín lại vai trò của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trong
bối cảnh chính trị mới hay không nhưng với giới nghiên cứu thì đây là sự kiện quan trọng.
Tính thời sự của bài học nhà Nguyễn phải đối phó với Phương Tây và Công giáo có lẽ cũng gợi ra nhiều câu
hỏi cho giới quan sát.
Thậm chí, ý tưởng phát triển tàu thuyền và hướng ra biển của vua Minh Mạng và ý thức thống nhất về biển
và hải đảo của triều Nguyễn nay cũng được nhắc đến.
Trong năm 2007, ban lãnh đạo Việt Nam cũng đưa ra chiến lược biển để đối phó với các thách thức thời sự.
Ngoài ra, hội thảo cũng nêu bật vấn đề vai trò của các vua chúa Nguyễn trong việc khai khẩn và Việt hóa đồng
bằng Nam Bộ cũng như nhìn lại vị trí của Phú Xuân-Huế về mặt văn hóa.
|