Thứ Năm, 2024-12-12, 4:00 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 21 » Cả chủ lẫn thợ VN đều lo lắng cho nền kinh tế.
12:50 PM
Cả chủ lẫn thợ VN đều lo lắng cho nền kinh tế.
DCVOnline

Cả chủ lẫn thợ đều lấy làm lo lắng sự suy sụp của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng lên minh

VAN LAM - Tiếng máy may chạy vo vo nghe khắp hành lang của một nhà máy may mặc xuất khẩu của Việt Nam; ở đó, thợ cũng như chủ đều hy vọng một cách tuyệt vọng là máy vẫn quay đều một khi sự suy sụp kinh tế trên toàn cầu lan đến Việt Nam.

Hằng dãy thợ, đa số là phụ nữ, đang bận làm ví xách tay, túi mang trên vai và cặp đựng giấp tờ cho khách hàng phương xa từ Đức, Hungary và Mễ Tây Cô (Mexico) ở nhà máy này, nằm giữa những cánh đồng lúa ở vùng ngoại ô Hà Nội.

Họ là cái xương sống cho chuyện thành công của Việt Nam thời hậu chiến, một phần của đội quân lao động gía rẽ, là người đã chuyển nền kinh tế tập trung vốn nghèo nàn, tê liệt của một Việt Nam Cộng sản trong thập niên 1980 trở thành một kiểu mẫu Á châu trong vấn đề phát triển mặt hàng xuất khẩu.

Hơn cả mười năm rồi, hàng dệt và may mặc xuất cảng đã giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển trên 7.5 phần trăm – đã tạo điều kiện làm giàu cho những công ty may mặc, như hãng Lododa chẳng hạn, đã tăng số nhân công từ 15 lên tới 400 người trong 16 năm qua.

Nhưng giờ đây, tình trạng kinh tế khủng hoảng đang xảy ra ở Hoa Kỳ, châu Âu cũng như nhiều thị trường tiêu thụ hàng xuất cảng khác của Việt Nam đã làm cho công nhân Việt Nam lấy làm lo lắng cho tương lai trước mặt của họ.

Ngay cả trước khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sụp đổ, số lượng hàng đặt từ những khách nước ngoài đã bắt đầu giảm mấy tháng trước đó. Cộng với những khó khăn kinh tế trong nước, như nạn lạm phát tăng thành hai con số và tiền vay ngân hàng đắt đỏ, đã làm tăng áp lực lên những công ty này.

“Hôm tháng Sáu, khách hàng ở Czech chỉ đặt 2.000 đến 3.000 túi mang trên vai. Họ thường đặt hàng mỗi lần 5.000 cái.” Theo ông Đinh Tuấn Anh, phó giám đốc điều hành nhà máy này nói với phóng viên AFP.

“Một khách hàng ở Mỹ trước đây đặt hàng túi mang trên vai, gía trị 300.000 đồng (18 đô-la) một cái. Nay họ yêu cầu phải giảm gía thành xuống 60.000 đồng. Họ yêu cầu chúng tôi phải bỏ bớt những chi tiết râu ria để làm giảm gía và như thế làm cho mặt hàng rẽ hơn cho người tiêu thụ.”

Ông Adam Sitkoff, chủ tịch Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ ở Hà Nội, cho rằng sự việc có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nó đi lên lại.

“Rõ ràng, sự phát triển toàn cầu bị chậm lại,” ông Sitkoff nói, “Kinh tế không phát triển, thương mãi không gia tăng, gía trị tài sản bị giảm gía. Người tiêu thụ sẽ lấy làm lo sợ hơn và ít tiền để tiêu xài hơn. Điều đó sẽ ảnh hưởng thị trường xuất cảng.”

Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn đang xảy ra trên toàn cầu

Việt Nam, trong cơn khủng hoảng kinh tế Á châu trong những năm 1997-1998 đã thoát ra được và ít bị ảnh hưởng xấu như những nước khác trong vùng là nhờ vào cái thế tương đối cách ly trong dạo đó, nhưng giờ Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và năm rồi đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

“Thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ. Gần 45 phần trăm hàng xuất cảng này của Việt Nam qua Hoa Kỳ là áo quần và giày dép. Khó mà không tin rằng Việt Nam sẽ không bị tác động xấu bởi những gì đang xảy ra trên thế giới. Việt Nam không trách khỏi những khó khăn đang xảy ra trên toàn cầu,” theo ông Sitkoff.

Đây là một sự hăm dọa mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận khi ông cảnh cáo đại biểu Quốc hội ngày thứ Năm tuần rồi là “sự suy sụp của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế Việt Nam, làm khó cho sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và duy trì sự phát triển.”

Qũy Tiền tệ Thế giới (IMF) ở Hà Nội giờ đang nghiên cứu những chấn động này sẽ tác động như thế nào đây lên một đất nước với 86 triệu người dân.

“Nhìn vào những tác động của nền kinh tế khủng hoảng toàn cầu, mình cần nhìn vào điều mà những nhà sản xuất hàng xuất cảng và người đầu tư cảm nhận và bắt mạch để đoán ý những người liên quan đến chuyện chuyển tiền,” đại diện cho IMF ở Việt Nam ông Benedict Bingham nói.

Theo ông Bingham, không những hàng sản xuất bị anh hưởng mà ngay cả những mặt hàng trong thị trường tiêu thụ.

“Điều này sẽ là một sự thay đổi lớn cho Việt Nam. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã có hai mặt tốt: lượng hàng hóa xuất cảng gia tăng và gía bán cũng tăng mạnh mẽ. Trong năm 2009 này, hai yếu đó có thể thể đi ngược lại.”

Ông Bingham cho rằng sự phát triển tốt đẹp về mặt hàng xuất cảng và số tiền đầu tư từ ngoại quốc (FDI) vẫn đổ vào đã giúp cho “con tàu kinh tế Việt Nam chạy xuôi chèo mát mái” tối thiểu là cho đến nay.

“Vấn đề là,” ông Bingham nói, “nếu chúng ta đi qua sự khủng hoảng tài chánh hiện đang ảnh hưởng đến những kế hoạch làm ăn, thì liệu điều đó sẽ ảnh hưởng đến FDI, hay sự lôi cuốn dài lâu của Việt Nam như một nơi đầu tư, và cái điều có thật là Việt Nam vẫn còn là một khách hàng thế giới còn tương đối nhỏ, có giúp cho Việt Nam vượt qua được những khó khăn này?”

© DCVOnline

Nguồn:

(1) On Vietnam factory floor, worries grow about global downturn. AFP, 20 October 2008
Category: Kinh tế | Views: 913 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0