Thứ Ba, 2025-01-07, 2:10 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Mười » 24 » Sao không soi gương mà tự thẹn với chính mình?
1:59 PM
Sao không soi gương mà tự thẹn với chính mình?

Người quan sát


Nobel Hóa học Osamu Shimomura
Belinews - Lâu lắm rồi chúng ta vẫn thường nghe câu “thấy sang bắt quàng làm họ”, và câu châm biếm này không những đúng với từng con người đơn lẽ trong xã hội khi họ chỉ biết hưởng lợi từ thành quả của chính những người khác mà “không biết ngượng”.

Vừa qua, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học 2008 được trao cho nhà khoa học Mỹ Martin Chalfie, nhà khoa học người Mỹ “gốc Hoa” Tiền Vĩnh Kiện (tên Mỹ là Roger Tsien) và nhà khoa học Nhật Osamu Shimomura.

Thấy sang bắt quàng làm họ?


Bình luận về thông tin về giải Nobel Hóa học, báo “Thanh niên Trung Quốc” ngày 10/10 viết: Khoa học không có biên giới quốc gia nhưng nhà khoa học thì có quốc tịch. Vì năm nào cũng có trao giải Nobel mà năm nào giải này cũng không “bén duyên” với người Trung Quốc,, khiến cho công chúng và giới truyền thông Trung Quốc cảm thấy một nỗi đau buồn khó hiểu?.

Khi người Trung Quốc bỏ cặp kính râm xuống, rốt cuộc họ phát hiện: suy cho đến cùng giải Nobel vẫn là giải lớn cấp bậc cao nhất thế giới, đại diện cho trình độ mũi nhọn của khoa học thế giới. Bởi vậy khi người các nước láng giềng như Nhật Bản, Ấn Độ được trao giải Nobel, riêng Trung Quốc thì... vô duyên, điều ấy thể nào cũng khiến chúng ta cảm thấy có một nỗi bất bình gì đó?.

Lần này thì tốt rồi, cháu họ của Tiền Học Sâm là Tiền Vĩnh Kiện (Roger Y. Tsien) được tặng giải Nobel!

Chưa nói chuyện báo đài Trung Quốc trước đó đã đưa nhiều tin về việc Tiền Vĩnh Kiện có thể đoạt giải ấy, mà nhiều báo Trung Quốc hôm 9/10 vừa rồi đều đăng tải tin giật tít: “Cháu họ của Tiền Học Sâm gặt hái giải Nobel Hóa học” và đăng ảnh Tiền Vĩnh Kiện lên vị trí hàng đầu?.

Người ta quên mất cái tên Tiền Vĩnh Kiện, lại càng chẳng nói tới quốc tịch của ông ấy. Cái tạt vào mặt, nhồi nhé vào đầu người đọc là một kiểu ám thị mạnh mẽ: đây là niềm kiêu hãnh của họ Tiền, niềm kiêu hãnh của Trung Quốc?. (đau đớn)

Thật ra, nhiều năm trước đây các nhà khoa học gốc Hoa quốc tịch Mỹ như Dương Chấn Ninh, Lý Chính Đạo v.v... đã mang lại vinh quang cho người Trung Quốc rồi, lần này rốt cuộc lại có người kế tục, sao không phấn khởi chúc mừng nhỉ?

Ăn trái nhớ người trồng cây hay nhớ ông “họ hàng” của người trồng cây?


Xem xét lại niềm vinh hạnh “thỏ non” của một bộ phận người Trung Quốc, có thể giải thích điều này như thế nào?
Nobel Hóa học Tiền Vĩnh Kiện
(Roger Tsien)

Tiền Vĩnh Kiện sinh tại New York năm 1952, từ bé đã say mê môn hóa học; vì mắc chứng hen xuyễn nên không được ra ngoài, phải thường xuyên ở nhà; thế là cậu ta bày biện đủ thứ chai lọ dưới tầng hầm để làm thí nghiệm hóa học.

Nếu Tiền Vĩnh Kiện từ nhỏ đều sống ở “Trung Hoa đại lục Cộng sản” thì sẽ thế nào? Dưới sức ép căng thẳng của kiểu giáo dục thi cử, của các luật lệ mang “đậm bản sắc cộng sản” e rằng những sở thích nho nhỏ và thiên tài sáng tạo của anh ta sẽ sớm bị chết yểu.

Khỏi phải nói gia đình không khoan dung mà ngay các trường đại học cũng chưa chắc đã dung nạp nổi một học trò kém sức khỏe như cậu.

Còn như Toshihide Maskawa (giải Nobel Vật lý) thì lại còn kém về môn ngoại ngữ. Nếu ông này ở Trung Quốc hiện nay – nơi chỉ đề cao Anh ngữ – thì thật là không thể tưởng tượng.

Nói cho tới cùng, thực ra là sự khác biệt về nền tảng xã hội, của những luật lệ mà ở đó con người được nói đến “quyền con người”. Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc Dương Thúc Tử, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung từng vạch ra: nền giáo dục Trung Quốc đang theo đuổi cái tài giỏi mất linh hồn – trọng danh lợi thị trường, coi nhẹ ngành học, coi nhẹ giảng dạy, coi nhẹ sáng tạo ban đầu, coi nhẹ sự bồi dưỡng nhân cách đạo đức của học sinh, quên mất rằng những cái đó mới là linh hồn của nền đại học.

Sự suy ngẫm nói trên của báo Thanh niên Trung Quốc số ra ngày 10/10 rõ ràng đã đánh trúng "vấn nạn" giáo dục ở Trung Quốc hiện nay. Đây không những là sai sót của các trường đại học cũng như của các hiệu trưởng trường đại học mà là cơ chế giáo dục và cơ chế đánh giá còn tồn tại những thiếu sót chết người.

Hãy thử một phép thử, nếu một công dân “cộng sản” chánh tông, có đầy đủ tinh thần “yêu nước” và một tư duy “cộng sản” sang Mỹ học hành ở một trường danh tiếng, để cho anh ta tiếp nhận đầy đủ “chỉ một mền giáo dục Mỹ” và sau đó mang kiến thức về lại Trung Quốc để làm “khoa học” thì khả năng anh ta có thể đem lại vinh quang cho Trung Quốc?

Vậy thành công rạng rỡ của người có “gốc Hoa” và bà con họ hàng với một nhà khoa học Trung Quốc không phải vì anh ta sinh ra ở Mỹ, được nuôi nấng ở Mỹ và hưởng được “quyền con người” ở Mỹ hay sao? Có ngượng hay không khi gom hết thành quả của người khác chỉ vì chử “gốc”?

Đẳng cấp người Nhật với sự khiêm nhường.

Ngược lại, người Nhật tỏ ra tự kiềm chế. Người Nhật tự nhắc nhở mình là nền giáo dục nước họ hãy còn khiếm khuyết và mong rằng nhân dịp này nên uốn nắn thái độ “kính nhi viễn chi” của giới trẻ Nhật đối với các môn khoa học tự nhiên, nhằm tăng cường sức sống cho công tác nghiên cứu khoa học cơ bản nước họ.


Nobel Vật lý Toshihide Maskawa và Makoto Kobayashi

Năm nay ngoài Shimomura đoạt giải Nobel Hóa học còn có Yoichiro Nambu (sinh ở Nhật, sau vào quốc tịch Mỹ) và hai người Nhật là Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa nhận giải Nobel Vật lý. Trước nữa, từng có 3 người Nhật được trao giải Nobel Vật lý do thành tích trong nghiên cứu hạt cơ bản – điều đó chứng tỏ Nhật Bản có thực lực mạnh trên lĩnh vực nghiên cứu này.

Thế nhưng báo Nhật Yomiuri Shimbun ngày 8/10 đăng xã luận viết: mấy năm nay có hiện tượng lớp trẻ Nhật “kính nhi viễn chi” (coi trọng nhưng lại xa lánh) với các ngành khoa học tự nhiên; trước tình hình đó nhà nước và các trường ĐH Nhật cần cải cách hệ thống đào tạo cán bộ nghiên cứu nhằm giúp thanh niên Nhật tăng cường ý chí tiến công khoa học.

Xã luận báo Mainichi Shimbun cũng thẳng thừng vạch rõ: chính sách khoa học kỹ thuật của Nhật nặng chú trọng lợi ích kinh tế, nhà nước coi khoa học kỹ thuật là chỗ dựa chính để kích hoạt nền kinh tế, công tác nghiên cứu của các trường đại học cũng theo đuổi hiệu quả lợi ích và ứng dụng.

Rõ ràng, các cơ quan truyền thông đại chúng Nhật có được sự tỉnh táo và lý trí hiếm thấy, các ý kiến của họ thật sự có tác dụng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho chính quyền Nhật.

Người Việt Nam nhìn lại có thẹn?

Giáo dục là nền tảng, tri thức là sức mạnh vô biên của con người, thế thì Việt Nam của hơn 80 triệu con người được học những gì?

Ngày đầu tiên bước vào giảng đường đại học, thậm chí trung học (trung cấp) chắc chắn không một sinh viên Việt Nam nào không được học môn triết học. Vậy triết học được học như thế nào trong hệ thống giáo dục Việt Nam?

Cái chung nhất của triết học trong các hệ thống giáo dục Việt Nam là độc quyền chủ nghĩa vô thần, những ai muốn được tiếp cận “tri thức Việt Nam” phải trãi qua sự học bắt buộc trở thành chủ nghĩa vô thần.

Sự dạy là một phía, học và tiếp cận là một phía. Thật đáng ngạc nhiên khi hầu hết người học về điều này điều không biết về bản chất của nó, nhiều sinh viên vào lớp chỉ để ngủ, chỉ để vượt qua sự “tra tấn” của một giảng viên “già cỗi” trên bụt giảng. Học để cho có, học để nhận đủ tín chỉ cho hành trình lấy bằng cấp.

Càng bất ngờ hơn nửa, triết học ở Việt Nam luôn nhắc đến các vấn đề chủ đạo của môn này là: Khách quan, thế giới quan….Trên lý thuyết thì vậy, nhưng thực tế, khách quan có lẽ chưa bào giờ được thực hiện.

Thế giới quan càng khó hiểu ở Việt Nam, vậy làm sao con người Việt Nam có thể quan sát ra thế giới bên ngoài, làm sao có thể học hỏi tiến bộ?

Việc quan sát ra thế giới bên ngoài bị “ngăn sông cấm chợ” thì chắc hẳn rằng giấc mơ “tri thức” của người Việt Nam càng xa vời. Xa rời tri thức thì làm sao có thể làm rạng danh một dân tộc?

Nói có sách, mách có chứng


Hàng ngày bật tivi, đài, báo chỉ thấy đa phần là các thông tin hoa hậu, bóng đá, giọng hát hay, nhà quản lý giỏi, nhà kinh doanh giỏi.

Một vài chứng chỉ nào đó được nhận, một mô hình kinh doanh “bé tí” nào đó được mở ra là được tung hô, là mẫu mực.

Một vài chương trình truyền hình với giấc mơ “đi tìm triệu phú với cái đầu rỗng” vẫn ngày ngày được đón nhận. Việt Nam Idol với những ‘thần tượng đất sét’ vẫn được tung hô bởi toàn giới trẻ.

Và những lời tung hô, tôn vinh cùng những khoản tiền thưởng khổng lồ .... Tôn vinh những “thành tích” đạt được để rồi xin hàng ngàn tỷ đồng (tiền Việt Nam) để thưởng?. Khen thưởng gì khi mà người dân ngày đêm chìm trong “cúp điện” liên miên của công ty độc quyền nhà nước.

Có ai từng đi sâu, đi sát với quần chúng nhân dân sẽ rõ, chỉ riêng nghành điện “độc quyền” của Việt Nam sẽ phải thốt lên: Người nông thôn thì tội gì phải gánh lấy hậu quả của sự độc quyền của công ty điện nhà nước? Cúp điện được cắt vô tội vạ (unlimited) ở khu vực nông thôn với những lý giải là nông thôn không quan trọng bằng đô thị?

Tiếp nối là sự bầu chọn, tôn vinh các vị “CIO” thiên tài của đất nước. Một đất nước có hơn 80 triệu dân mà trong đó chỉ có vài chục người “tụm” lại rồi bầu chọn, tung hô như thánh sống của ngành thông tin. Chẳng phải đó là công việc họ có trách nhiệm phải làm để ăn lương, để cho đúng với chức vụ của mình đã nhận? Những danh dự đó chẳng phải là “háo danh bé tí” hay sao? Có đủ để gọi là “khách quan” hay sao?

Các em học sinh đoạt giải quốc tế mang danh cho đất nước, cho dân tộc thì ngậm ngùi với những giải thưởng “teo héo” và những thông tin ngắn ngủi. Với một tư duy, nếp nghĩ như vậy, thì thế hệ trẻ làm gì có khát vọng, đất nước và dân tộc bao giờ mới có người tài. Ở Việt Nam sức ép thi cử, bằng cấp, điểm số vẫn vẫn là “con át chủ bài” của “tri thức rởm”.

Nếu như ở Mỹ có thể tìm thấy một cậu bé chừng 16 tuổi say mê nghiên cứu khoa học thì bằng tuổi đó ở Việt Nam, chắc chắn cậu ta đang ngồi trong một lớp học thêm, hay một nơi có thần tượng nào đó.. Việc đề cao khả năng tư duy, nhiều người vẫn coi trọng sự lặp đi lặp lại máy móc-và ở đó, điểm số là tất cả.

Thay vì như chàng trai Bill Gates bỏ học đại học để đi kinh doanh và trở thành người giàu có nhất hành tinh thì ngược lại ở Việt Nam bỏ “đại học củaViệt Nam” là một điều dại dột. Một số người hớm hỉnh cho rằng “ Dại dột vì phải đi học” ở Việt Nam.

Muốn kinh doanh dịch vụ Internet phải có người đạt “Chứng chỉ A” tin học mới hợp pháp? Có nhiều người bị sốc và hỏi một cách vô tư “Chứng chỉ A tin học là cái giống quái gì?”.

Lại có những “người học cao hiểu rộng” săn cho được những tấm bằng cấp treo đầy nhà, hỏi lại mới biết cái đầu trống rỗng. Anh ta muốn vươn tầm quốc tế nhưng tiếc thay sự ảo tưởng về bằng cấp đã không giúp anh ta vươn xa như sự mong đợi.

Bây giờ đi ngoài đường, ngồi quán café, trên xe buýt vẫn nghe thấy việc học thạc sĩ, tiến sĩ như ăn cơm hàng ngày. Hàng ngàn giáo sư tiến sĩ Việt Nam đang có đó, đến khi nào sẽ nhận được đề cử giải Nobel?. Nói chi đến việc nhận được giải thưởng.

Khi con người muốn bước ra thế giới bên ngoài, trước hết phải được quan sát thế giới bên ngoài thật đầy đủ. Chừng nào người Việt Nam chưa có thể quan sát thế giới bên ngoài một cách đầy đủ thì chừng ấy dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi lu mờ trong thế giới này.

Người Việt Nam hãy cố sống, cố gắng tự học hỏi để mưu cầu hạnh phúc, để giành được quyền tự do quan sát thế giới bên ngoài, được tự do hưởng thụ và được “quyền con người” một cách như là cả thế giới đã được hưởng thụ.

Người quan sát


Nguồn: Belinews
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 780 | Added by: danchu | Rating: 5.0/1
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 33
Khách: 33
Thành Viên: 0